Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
tik tok chine
Xem chi tiết
dân chơi hệ lầy
13 tháng 12 2020 lúc 22:04

hiện tượng trên là ko được

1. xét về học sinh sử dụng

- gây ảnh hưởng đến việc học tập

- có thể bị thầy cô giáo thu gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình

- mất uy tín của thầy cô, cha mẹ 

2xét về những người xung quanh

- ảnh hưởng đến viêc học tập của những người xung quanh

Hoàng Hoa Tường Vy
27 tháng 4 2021 lúc 20:19

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động ngày càng trở thành một công cụ liên lạc giải trí không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Đối với độ tuổi từ 25 trở lên, thậm chí nhỏ tuổi hơn có thể nói rằng trung bình mỗi người sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay đang là một vấn đề mà cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy của nó là không hề nhỏ.

Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà chỉ tập trung nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và lượng kiến thức đạt được. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả của tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.Gần đây, nhiều em còn có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh “dìm” ở tư thế hớ hênh, khó coi của bạn rồi phát tán lên mạng xã hội. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi trên mạng xã hội. Nhiều em buổi tối ngồi học nhưng 3/4 thời gian tập trung để lướt trên điện thoại di động, nhiều em còn thẳng thắn thừa nhận rằng: không có điện thoại để lướt thì không thể tập trung học hành.
Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử dụng điện thoại có thể gây nghiện trong học sinh, nhiều học sinh mải mê dùng điện thoại lên facebook mà quên nhiệm vụ học hành, nhiều bạn học sinh lại thức đêm xơ xác đi không phải vì học hành mà để chơi game trên điện thoại, nhiều bạn lại nghiện nhắn tin chat chit yêu đương mà vướng vào việc yêu sớm… Bên cạnh đó, điện thoại là phương tiện đưa các em học sinh đến với những clip nóng, đồi trụy, bạo lực.
kết bài: khuyên + liên hệ ok

Mai Nguyễn
Xem chi tiết
Việt Anh Vũ
23 tháng 10 2021 lúc 16:35

đây nha mình tham khảo đừng quên like nha:

Sự tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ, bất hạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ. Những việc làm đó hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương. Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa sự tử tế đến toàn xã hội. Hành động tử tế, lối sống tử tế sẽ giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn bởi đó là hành động trao đi yêu thương. Thế nhưng, trong xã hội chạy theo những giá trị hão huyền như hiện nay, sự tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Chính vì vậy, khi làm việc tử tế, chúng ta cần xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và những người xung quanh.

Kinen
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Diệp
3 tháng 11 2023 lúc 5:18

tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay

Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học 

2. Thân bài

* Giải thích

Học lệch là học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác

* Biểu hiện

Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiềuCó bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiềuCó người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác

* Tác hại:

Hổng kiến thức cơ bảnKết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diệnKìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng

* Nguyên nhân

Chủ quan

Do sở thích của người họcDo năng khiếu của mỗi ngườiDo ngại học, ngại nghiên cứu

Khách quan

Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại họcDo cha mẹ định hướng

* Giải pháp

Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệchKiên quyết không học lệchVận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đềLiên hệ bản thân

Lê Vương
2 tháng 5 lúc 20:32

tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay

Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học 

2. Thân bài

* Giải thích

Học lệch là học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác

* Biểu hiện

Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiềuCó bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiềuCó người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác

* Tác hại:

Hổng kiến thức cơ bảnKết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diệnKìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng

* Nguyên nhân

Chủ quan

Do sở thích của người họcDo năng khiếu của mỗi ngườiDo ngại học, ngại nghiên cứu

Khách quan

Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại họcDo cha mẹ định hướng

* Giải pháp

Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệchKiên quyết không học lệchVận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đềLiên hệ bản thân

Minh Anh Hoàng
Xem chi tiết
ღn̸g̸ọc̸ n̸èღ
3 tháng 1 2021 lúc 21:31

ngày kia bn thi rồi à

 

ღn̸g̸ọc̸ n̸èღ
3 tháng 1 2021 lúc 21:32

vẫn chưa thi mà cứ thư giãn thui , ko sao cả nhé

 

Tomm x2
Xem chi tiết
Vu Minh Duong
Xem chi tiết
minamoto mimiko
8 tháng 5 2018 lúc 22:48

Như các bạn đã biết, điện thoại di động là một phương tiện liên lạc rất hữu ích giúp con người trao đổi thông tin với nhau. Ngày nay, mọi đối tượng đều có thể sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đề cập đến đối tượng là những bạn học sinh. Vậy lợi ích và tác hại của nó như thế nào? Tôi xin trình bày quan điểm của mình.

Đầu tiên, tôi cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của điện thoại di động. Như đã nói ở trên, đó là phương tiện liên lạc giúp các bạn trò chuyện, trao đổi với nhau. Thứ hai, bạn có thể sử dụng bởi một số tiện ích: báo thức, lưu số điện thoại, chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm…. Bên cạnh đó, những chiếc điện thoại được đánh giá là “xịn” các bạn có thể giải trí bằng cách nghe nhạc hay chơi game, đọc báo qua GPRS…Nó sẽ là như thế - sẽ là hữu ích với người biết sử dụng điện thoại một cách hợp lý. Tôi nghĩ đơn giản lợi ích của điện thoại chỉ có vậy.
 
Tôi cũng là học sinh như các bạn, cũng đang ở độ tuổi trưởng thành vì thế tôi hiểu nhu cầu thể hiện mình của các bạn trẻ ngày nay là rất lớn. Và để thể hiện phong cách cá tính của mình bạn không thể thiếu “chú dế yêu”? bạn sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua điện thoại theo mốt rồi trang trí cho nó, cài đặt cho nó những công dụng tốt nhất ? Có bạn thì được sự cho phép của gia đình nhưng cũng có nhiều bạn dùng giấu sau lưng bố mẹ.

Tôi tin chắc rằng, công việc học tập của bạn cũng sẽ một phần nào đó bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng điện thoại. Vì sao tôi nói vậy? Bởi vì trong số các bạn có rất nhiều người dùng điện thoại mà bỏ bê việc học. ở lứa tuổi này, các bạn sẽ ít gọi điện nói chuyện với nhau mà chỉ nhắn tin. Như thế lại mất càng nhiều thời gian. Tôi có thể đưa ra một ví dụ rất cụ thể. Khi bạn nhắn tin với ai đó bạn sẽ không nhắn chỉ một, hai tin mà phải đến cả chục tin nhắn phải không? Và nếu người kia trả lời tin nhắn của bạn muộn đi một tí thì bạn sẽ ngồi chờ đợi, đôi mắt chú ý vào màn hình điện thoại và trong đầu luôn nghĩ tại sao không nhận được tín hiệu trả lời. Thử hỏi như thế còn thời gian đâu mà học? Như thế bạn vừa mất thời gian vừa bị phân tâm tư tưởng, không tập trung chú ý với bài học của mình. Nhưng tôi mong các bạn biết rằng quỹ thời gian của tuổi học trò nói riêng và đời người nói chung là có hạn. Vì thế khi đang có nhiều thời gian bạn nên làm những việc hữu ích để sau này suy nghĩ lại không phải hối hận, luyến tiếc điều gì.

Có ai đó từng nói: “…”. Hiện nay rất nhiều mạng điện thoại thi nhau khuyến mãi để lôi kéo khách hàng. giá trị thẻ càng nhiều được khuyến mãi càng lớn. Vì thế có nhiều người bỏ ra nhiều tiền. Vậy là còn ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình. Trong lúc đó, bạn có thể mua một quyển sách hay một thứ gì khác có giá trị hơn nhiều. Với tôi, tôi cũng được sự cho phép của gia đình và đang sử dụng điện thoại. Trước kia tôi cũng đã từng có một thời gian ngắn dùng điện thoại một cách không hợp lý như trên đã nói. Bởi vậy tôi thực sự có kinh nghiệm. Sau khi nhận ra được những tác hại của việc sử dụng điện thoại không đúng mục đích tôi đã kịp thời cải thiện. Tôi không sử dụng nó những lúc không cần thiết, không liên lạc với người khác khi không có vấn đề gì quan trọng.

Có thể bạn cho rằng tôi không thật khi nói ra điều này (vì tôi cũng sử dụng điện thoại như bạn). Nhưng những gì tôi nói không phải là hoàn toàn phản đối việc sử dụng điện thoại ở lứa tuổi học sinh. Mà tôi chỉ muốn nói với bạn rằng: Trong cuộc sống, làm mọi việc đều cần phải có sự sắp xếp, phân cách thời gian hợp lý, như thế công việc mình làm mới đạt được hiệu qủa. Vậy nên tôi mong các bạn hãy đọc và suy ngẫm những gì tôi nói để có thể có một cách thức hợp lý trong việc dùng điện thoại mà không “lợi bất cập hại” bạn nhé.

Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
trang hoang dung
17 tháng 12 2015 lúc 10:33

Lên mạng coi

 

Hoàng Công Phúc
10 tháng 7 2016 lúc 13:23

Đánh câu hỏi dàn ý vào goodle biết ngay mà.

♚ ~ ๖ۣۜTHE DEVIL ~♛(◣_◢)
11 tháng 4 2018 lúc 12:28

I. Dàn ý nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn, xin lỗi.

1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời

- Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
- Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản...
- Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)
2. Thực trạng

- Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

- Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
- Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người.
- Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết văn hóa cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.
3. Liên hệ bản thân

- Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa?

- Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)
4. Đưa ra giải pháp

II. Bài văn nghị luận về văn hóa cảm ơn, xin lỗi

1. Bài tham khảo 1.

      Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.
      Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.
      Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?
      Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...

      Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Văn hóa cảm ơn đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.
      Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 9 2018 lúc 11:18

Viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. HS có thể lựa chọn những đồ dùng khác nhau như phấn, bảng, bút...Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay – thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích nghiện internet là gì? (2đ):

      + Là hiện tượng phổ biến, đáng báo động của giới trẻ ngày nay.

      + Nghiện là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. Nghiện internet là việc dành phần lớn thời gian để dùng internet đến mức không thể kiểm soát, tách rời hay sống thiếu nó được.

   - Phân tích – chứng minh (5d):

Biểu hiện:

      + Thờ ơ với mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào internet thời gian dài và liên tục.

      + Bần thần, thẫn thờ nếu không được sử dụng internet.

      + Sống không giao lưu với ai ngoài các thiết bị internet, xa cách cộng đồng.

Thực trạng:

      + Công nghệ thông tin phát triển, thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại, các quán net mọc lên như nấm, phục vụ 24/24.

      + Các trò chơi trên internet được sáng tạo ra ngày một nhiều hơn.

      + Số lượng người thường xuyên sử dụng internet vào mục đích giải trí đến mức say mê ngày một nhiều.

Nguyên nhân:

      + Thời đại công nghệ số, khoa học máy tính phát triển ở mức độ cao, nhiều trò chơi được tạo ra trên internet có sức hấp dẫn mạnh mẽ.

      + Cha mẹ buông lỏng quản lí con cái, không quan tâm đến con, để chúng làm theo ý thích.

      + Lối sống buông thả, ham chơi của một bộ phận giới trẻ.

Hệ quả:

      + Theo một nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm, tự kỉ...

      + Tốn thời gian, tiền bạc.

      + Ảnh hưởng đến công việc, học tập.

      + Sống ảo, thờ ơ với cuộc sống thực tại.

Giải pháp:

      + Tuyên truyền về sử dụng internet một cách khoa học.

      + Thắt chặt quản lí đối với các quán game online phục vụ 24/24.

      + Mở ra nhiều sân chơi bổ ích cho giới trẻ tham gia thay vì ngồi trước màn hình máy tính.

   - Bình luận (2đ):

      + Nghiện internet là thói quen xấu, cần loại bỏ.

      + Bài học nhận thức và hành động: chú tâm vào học tập, tham gia các câu lạc bộ/ hoạt động bổ ích cho sức khỏe; tuyên truyền với các bạn về tác hại của nghiện internet...

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại vấn đề: mọi người cần chung tay đẩy lùi hiên tượng nghiện internet, dành thời gian cho gia đình, công việc...

Nguyễn Thảo Minh
Xem chi tiết
Trần Khánh Hà
29 tháng 12 2021 lúc 7:26

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là việc hút thuốc lá ngày càng phổ biến.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có hơn tám triệu người chết vì hút thuốc lá. Trung bình cứ bốn giây lại có một người chết. Đất nước Việt Nam đang nằm trong số mười lăm nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Hai mươi sáu phần trăm thanh thiếu niên độ tuổi mười bốn đến hai mươi bốn đã làm quen với khói thuốc. Chúng ta rất dễ dàng để bắt gặp người hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi, mọi vùng miền kể cả ở nơi công cộng và cả ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân của vấn nạn này trước hết là do ý thức chủ quan của con người, người dân thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá nên hút, trong thuốc có chất nicotin dẫn đến gây nghiện và dần dần trở nên nghiện thuốc lá. Có nhiều thanh niên muốn thể hiện bản thân mình, muốn người khác thấy mình sành điệu, là dân chơi nên đua đòi hút thuốc. Nguyên nhân khách quan có thể nhắc đến chính là do tác động của các yếu tố bên ngoài, bị những người xung quanh, bạn bè rủ rê hút nên hút theo.

Việc nghiện thuốc lá sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Thuốc lá trước tiên ảnh hưởng đến người hút. Nó gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ ở nam khoảng 13,2 năm và ở phụ nữ khoảng 14,5 năm những bệnh gây ra do thuốc lá không những làm giảm tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó hạn chế các hoạt động vì khó thở, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi. Việc hút thuốc thụ động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi...

Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá hiện nay, trước hết mỗi cá nhân cần tự nhận thức đúng đắn được những tác hại to lớn của thuốc lá đồng thời không sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tuyên truyền đến những người xung quanh về tác hại của thuốc lá; gia đình cần phải giáo dục con em mình biết về tác hại của chúng để phòng tránh. Ngoài ra, nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và xử lí nghiêm những tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng. Mỗi con người một hành động nhỏ cùng chung tay thì sẽ hạn chế tối đa được vấn nạn thuốc lá.

Khách vãng lai đã xóa