Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Phan Bảo Như
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 9 2016 lúc 20:05

1)-Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình...

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

-Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị, và tươi tắn. Nghe có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Có thể nói về mặt tả cảnh , tả tình không có một hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao.
Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt, nhưng cũng có khi để nói về những cái xấu, nhưng không nói thẳng. Nhờ phương pháp hình tượng hoá, nên lời của ca dao tuy giản dị, mà rất hàm súc.
Người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, đã ví mình như hạt mưa:

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đỗ Việt Trung
22 tháng 9 2016 lúc 20:58

-Bài ca dao là lời chàng trai đối với cô gái.Dựa vào hai câu thơ đầu ở mỗi đoạn để biết điều đó.

-Hình thức trình bày:Hát đối đáp

=)) Thể hiển tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương.

-Ca dao,dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư tình cảm với đời sống nội tâm con người

-Ca dao,dân ca thường sử dụng các biện pháp ngheeh thuật:lặp kết cấu,lặp dòng thơ mở đầu,lặp hình ảnh,lặp ngôn ngữ để thể hiện nội dung trữ tình

huỳnh hướng
8 tháng 9 2017 lúc 20:08

đúng

An Bùi
Xem chi tiết
Lê Phan Bảo Như
Xem chi tiết
Thao Nguyen
16 tháng 9 2016 lúc 13:22

Trả lời:

a/ Bài ca dao là lời vấn đáp giữa chàng trai và cô gái, chàng trai hỏi, cô gái trả lời. Dựa vào "nàng ơi" và "chàng ơi".

b/ Bài ca dao nói lên tình yêu vẻ đẹp thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước thể hiện niềm trân trọng, tự hào, như một lời nhắn nhủ với thế hệ sau này phải biết bảo vệ, giữ gìn những sắc đẹp đó.

c/ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối đáp làm cho người đọc, người nghe càng hiểu thêm và thêm yêu quý, muốn bảo vệ cảnh đẹp quê hương mình.

d/ Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời với nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Và còn phân biệt giữa ca dao và dân ca: 

- Dân ca những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

* Chúc bạn học tốt (Vnen)

Ngô Thuỳ Trâm Anh
8 tháng 9 2019 lúc 20:03

ghi câu thơ sai nhé bạn:

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây nhé bạn

Shiratori Hime
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 10 2021 lúc 9:08

- Hình thức: Bài ca dao này được trình bày dưới dạng đối đáp. Toàn bài ca dao là những câu hỏi và trả lời của một đôi trai gái. → Giúp cho bài ca dao hấp dẫn, mới lạ.

- Kết cấu: Bài ca dao có 2 phần
+ Phần 1: câu hỏi của chàng traiCâu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế.
+ Phần 2: lời đáp của cô gái
→ Hình thức đố đáp. Đặt trong hoàn cảnh diễn xướng, câu ca dao này thuộc chặng hát đố của các cuộc hát đối đáp, trong cuộc đối đáp các chàng trai, cô gái có thể lấy những địa danh với những đặc điểm nổi bật để thử tài hiểu biết. 

⇒ Tác dụng: Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế.

Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 21:19

vào trang mik có bài này mik vừa làm xong

Thời Sênh
13 tháng 2 2019 lúc 11:47

1, bài ca dao trên là lời của một chàng trai nói với cô gái được thể hiện qua câu " chàng ơi và nàng ơi "

2. Hình thức : đối đáp

3. Để giao duyên, tìm hiểu về nhau cũng như quảng bá danh lam thắng cảnh của đất nước

4. Họ rất yêu, tự hào, am hiểu về quê hương, đất nước

An Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Mạnh Hiếu
Xem chi tiết

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bá Mạnh Hiếu
20 tháng 9 2021 lúc 21:06

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

Khách vãng lai đã xóa
Green sea lit named Wang...
20 tháng 9 2021 lúc 22:23

vì câu trả lời đang đợi được duyệt

Khách vãng lai đã xóa
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 20:58

1)Bài ca dao là lời ns của anh ns với em

2)Hình thức :Viét theo câu ca dao

3)Địa danh:xứ Thanh,thành Hà Nội,sông Lục Đầu,sông Thương,núi Đức Thánh Tản,đền Sòng,Lạng Sơn

4)Lời đối đáp của chàng trai, cô gái đã làm hiện lên một giang sơn gấm vóc, một đất nước có biết bao danh lam thắng cảnh, những huyền tích huyện thoại diệu kì. Ca dao dân ca đã sử dụng hình thức đối – đáp để nói lên tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc với bao rung động xao xuyến bồi hồi của những lứa đôi trên đồng quê và ruộng lúa thân thuộc xa xưa…

5)

Ai lên quỷnh cả hái chè

Hái dăm ba lá thì chạy đi chơi

Muốn ăn cơm trắng cá mè

Thì về làng Quỷnh hái chè cùng anh

{Muốn ăn cơm trắng cá rô

Thì lên đây đẩy xe bò cho anh!

Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắn, quả mơ non

Mơ chua mơ ngọt, biết còn thương chăng?

Ai về nhớ vải Đinh Hòa

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê

Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

Ai về Nhượng Bạn thì về

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

Erza Scarlet
31 tháng 8 2016 lúc 20:32

giúp !!!ohobucminhgianroiucche huhukhocroioe

Hà Quang Thắng
Xem chi tiết

Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có tục thờ cúng trời đất, tổ tiên. Dù giàu hay nghèo, trong mỗi nhà đều có một bàn thờ để con cháu quanh năm nhang khói cho ông bà, cha mẹ. Đây là một phong tục đẹp, phản ánh đạo lí: uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây… rất đáng trân trọng và gìn giữ.

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Phần lớn nông dân sống cuộc đời nghèo khó, quanh năm bát mồ hôi đổi Lấy bát cơm. Hình ảnh những mái nhà bạc phếch, dầu dãi nắng mưa là hình ảnh phổ biến của nông thôn thuở trước. Bao số phận cùng khổ bởi sưu cao thuế nặng, bởi áp bức bất công, bởi nỗi lo cơm áo hằng ngày. Biết lấy gì để báo đáp công lao trời biển của ông bà, cha mẹ? Cái thương, cái nhớ chất chứa trong lòng. Băn khoăn, day dứt lắm mà không làm sao được, chỉ biết buông tiếng thở dài chua xót :

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!

Câu ca dao mộc mạc, giản dị như cách suy nghĩ và biểu hiện tình cảm của người nông dân chất phác, thật thà. Nhớ và thương là những khái niệm trừu tượng đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh rất quen thuộc: nuộc lạt (nuộc: nút, môi) trên mái nhà. Khi lợp nhà bằng lá cọ, cỏ tranh hay rơm rạ, người ta thường dùng lạt giang hay lạt tre chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm để buộc chặt từng lá cọ, từng tấm tranh, tấm rạ vào rui, mè cho chắc chắn, gió không thể thổi bay. Một mái nhà như thế có bao nhiêu nuộc lạt? Chắc là phải tới con số vài ngàn.

Vào một buổi trưa hè nào đó hoặc lúc nông nhàn, chủ nhà nằm ngửa trên chiếc phản gỗ hoặc chiếc chõng tre kê giữa nhà, vắt tay lên trán mà ngẫm nghĩ sự đời rồi than thân trách phận sao cứ bị cái nghèo đeo đuổi mãi không tha. Đập vào mắt là cái mái nhà chi chít những nuộc lạt, cách bàn thờ tổ tiên, ông bà chỉ một tầm tay. Nhìn bàn thờ trống trơn, nhang tàn khói lạnh mà chạnh lòng thương nhớ, mà áy náy ân hận vì phận làm cháu, làm con chưa trọn. Dòng cảm xúc dâng đầy và nước mắt đã ứa quanh mi, đành chỉ biết tặc lưỡi thở dài, tủi cho người đã khuất và tủi cho người đang sống. Để bày tỏ lòng thành, còn gì hơn sự so sánh: Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!

Cách so sánh trên thường thấy trong ca dao: Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu; hoặc: Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu… Đây là cách biểu hiện tình cảm tự nhiên và chân thành của người lao động.

Chỉ hai câu ca dao mà gói ghém biết bao ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất và thấm thía nhất vẫn là lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Lòng biết ơn ấy là nền tảng của đạo lí, là cơ sở cho mọi điều tốt đẹp trên đời. Đọc câu ca dao, chúng ta càng thêm quý tâm hồn thuần hậu, trong sáng và hiếu nghĩa của người xưa.

Khách vãng lai đã xóa

Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời nay vẫn luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu và tốt đẹp như truyền thống yêu nước, chăm chỉ, đoàn kết…trong đó phải kể đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện ở tình yêu thương, hiếu nghĩa của con người đối với người thân, người lớn tuổi trong gia đình. Và được thể hiện trong thơ ca, hội họa, âm nhạc…, tất nhiên ca dao cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi nói đến vấn đề đạo hiếu trong kho tàng ca dao, chúng ta không thể không nhắc đến câu ca dao:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”

Từ “ngó” nghĩa là nhìn, ngắm. Còn “lạt” là dây làm từ tre, nứa dùng để buộc các thanh gỗ, tre làm mái nhà vào thời xưa. “Nuộc lạt” là các mối buộc của sợi lạt, để buộc chắc được các thanh gỗ, tre lại với nhau thì phải có rất nhiều nuộc lạt. Câu ca dao mượn hành động nhìn lên những nuộc lạt trên mái nhà, để gợi nhắc, thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương, kính trọng dành cho ông bà của mình. Đồng thời nhắc nhở con người ta phải biết yêu thương, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ trong gia đình.

Phân tích ca dao về tình cảm gia đình

Nhân vật trữ tình trong câu ca dao đã nhớ về ông bà của mình khi ngước đầu nhìn lên mái nhà - nơi cao nhất trong ngôi nhà. Điều này khẳng định vị trí cao lớn của người thân trong lòng nhân vật trữ tình. Đồng thời còn thể hiện sự kính trọng dành cho họ. Việc nhìn các “nuộc lạt”, mái nhà mà nhớ người thân là một hình ảnh rất dễ liên tưởng. Bởi ngày xưa, khi xây dựng mỗi ngôi nhà thì chủ nhân căn nhà ấy cũng ít nhiều có tham gia vào. Đặc biệt, là những việc đơn giản như chuốt lạt. Có lẽ bàn tay ông, bà của nhân vật trữ tình cũng đã từng đi bẻ tre, nứa về rồi ngồi chuốt từng sợi lạt. Ở đó, người cháu nhìn thấy được hình ảnh ông bà lúc sinh thời. Bởi vậy, ngôi nhà - nơi ông bà từng sinh sống suốt cả cuộc đời, nhìn đâu cũng là hình bóng họ, nhìn đâu cũng có thể gợi nhớ về họ được.

Câu ca dao có sử dụng hình ảnh so sánh một cách tinh tế, không trình bày theo cấu trúc thông thường. Nhân vật trữ tình ví nỗi nhớ sâu nặng dành cho ông bà của mình với số lượng nuộc lạt trên mái nhà. Mà trước giờ có ai đếm hay đếm xuể số lượng các nuộc lạt trên mái nhà được đâu. Và cũng bởi vậy, đã khiến cho nỗi nhớ tưởng như vô hình, vô lượng phần nào được hữu hình hóa. Trở nên dễ tưởng tượng hơn. Cùng với đó, trong câu ca dao còn sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Cặp quan hệ này giúp cho mức độ của nỗi nhớ càng thêm to lớn, dày đặc hơn. Mượn sự khổng lồ của số lượng nuộc lạt trên mái nhà, làm đòn bẩy để thể hiện nỗi nhớ da diết của mình.

Câu ca dao đã nói về đạo hiếu - một truyền thống đạo đức tốt đẹp, trân quý của dân tộc ta. Đạo hiếu không phải là những gì to tát, mà chỉ là những điều đơn giản. Là những lời quan tâm hằng ngày, là sự giúp đỡ những công việc gia đình, là tình yêu thương, thấu hiểu… Ngoài ra trong kho tàng ca dao của Việt Nam ta cũng có rất nhiều câu ca dao khác nói về đạo hiếu, như:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

hay “Đạo làm con chớ hững hờ

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đạo hiếu vẫn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi con người và gia đình. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ cá nhân chưa thực hiện tròn chữ hiếu. Như bỏ hỗn láo với bố mẹ, bỏ mặc bố mẹ, ông bà không quan tâm, chăm sóc… Đây là những trường hợp hết sức đau lòng và cần phải đẩy lùi. Và để làm được điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về tình cảm gia đình; thường xuyên tổ chức các hoạt động chung cho cả nhà… để thắt chặt tình cảm cho các thành viên.

Như vậy, câu ca dao:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”

đã thể hiện được một đức tính, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta đó là lòng hiếu thảo. Qua đó, chúng ta rút ra được bài học cho bản thân mình, đó là cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Luôn quan tâm, yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình.

Khách vãng lai đã xóa
đừng khóc nữa
Xem chi tiết