Hướng dẫn soạn bài Những câu hát về tình cảm gia đình

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hungka
Xem chi tiết
ncjocsnoev
1 tháng 5 2016 lúc 12:34

* Trái Đất có 5 đới khí hậu : 2 ôn đới , 2 hàn đới , 1 nhiệt đới.

* Đặc điểm của các đới khí hậu :

- Nhiệt đới :

+ Giới hạn : Từ 23 độ 27 phút Bắc đến 23 độ 27 phút Nam .

+ Đặc điểm khí hậu :

Nhiệt độ : Nóng quanh năm

Lượng mưa : Từ 1000mm đến 2000mm

Gió : Tín Phong

- Ôn đới :

+ Giới hạn : Từ 23 độ 27 phút Bắc đến 66 độ 33 phút Bắc ; 23 độ 27 phút Nam đến 66 độ 33 phút Nam,

+ Đặc điểm khí hậu :

Nhiệt độ : Trung bình

Lượng mưa : Từ 500mm đến 1000mm

Gió : Tây ôn đới.

- Hàn đới :

+ Giới hạn : Từ 66 độ 33 phút Bắc , Nam về 2 cực

+ Đặc điểm khí hậu :

Nhiệt độ : Lạnh quanh năm

Lượng mưa : ↓ 500mmm

Gió : Đông Cực .

Câu 3 :

- Nhiệt đới :

+ Giới hạn : Từ 23 độ 27 phút Bắc đến 23 độ 27 phút Nam .

+ Đặc điểm khí hậu :

Nhiệt độ : Nóng quanh năm

Lượng mưa : Từ 1000mm đến 2000mm

Gió : Tín Phong.

Như Hoàng Tran
3 tháng 5 2017 lúc 22:04

câu c

nguyendung
18 tháng 5 2020 lúc 20:34

Việt Nam ta có một kho tàng ca dao tục ngữ phong phú. Mỗi một câu đều có ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, chứa đựng những tình cảm yêu thương tha thiết. Trong đó, tình yêu thương đồng bào, nhân loại, tình cảm giữa người với người luôn được cha ông ta đặt lên hàng đầu:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Chúng ta ai cũng biết cây bầu và cây bí là hai loại cây khác nhau. Chúng cho hoa và trái hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cả hai cùng chung một họ, đều là những cây thân leo. Vì thế nhân dân ta hay trồng bầu và bí chung một giàn, chăm sóc bón phân, tưới nước cho chúng như nhau. Do cả hai cùng sống chung trong một điều kiện môi trường nên nếu khi gặp mưa gió hay nắng hạn thì cả hai cùng chung cảnh ngộ. Có lẽ vì vậy mà bầu và bí trở nên gắn bó thân thiết như hai anh em. Nhắc đến bầu người ta luôn nghĩ đến bí và ngược lại.

Những hình ảnh của bầu và bí thật gần gũi, thân thương và giản dị. Mượn hình ảnh sống động ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu về tình yêu thương con người, đồng loại.

Đầu tiên, dễ thấy nhất đó là anh em trong một gia đình. Dù tính cách, vẻ bề ngoài mỗi người có khác nhau nhưng tất cả cùng chung một cha mẹ sinh ra, cùng lớn lên trong một mái nhà, sướng vui hay buồn khổ đều có nhau. Vì vậy, anh em phải thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau. Cho nên, ông cha ta cũng có câu:

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Tuy nhiên, nếu người ngoài là người hàng xóm, láng giếng của mình thì cũng là "chung một giàn". Những người hàng xóm với nhau, dù mỗi nhà mỗi cảnh nhưng lại sống chung trong một ngôi làng, cùng đi chung trên một con đường, thậm chí nhiều nhà còn dùng chung một giếng nước. Họ "tối lửa tắt đèn có nhau". Và lỡ như có kẻ bên ngoài nào xâm phạm hay gây mất trật tự, họ đoàn kết, bảo vệ nhau. Cho nên ông bà ta cũng thường khuyên bảo nhau rằng: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" để thấy sự cần thiết phải yêu thương nhau giữa những người hàng xóm, láng giềng.

Mở rộng ra cho cả tình thành, cả đất nước thì tất cả chúng ta cũng đều là những người cùng chung một cộng đồng dân tộc, cùng là người mang quốc tịch Việt Nam, cùng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nhiều máu lửa bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Vì vậy, càng phải đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau:

Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Như vậy, có thể nói rằng dù xét trong phạm vi nào, chúng ta cũng đều là những cá nhân gắn kết trong một tập thể. Chúng ta không thể tách rời khỏi tập thể, cộng đồng. Khi đã nhận thức được rằng mỗi cá nhân là một tế bào của gia đình, mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, chúng ta sẽ biết sống đoàn kết, yêu thương, bao bọc nhau hơn vì "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết".

Cuộc sống thực tế của chúng ta cho thấy chính sự thương yêu, đoàn kết đã giúp nhân dân ta vượt qua bao khó khăn, thử thách. Khi đất nước ta bị bọn ngoại lai xâm phạm, tất cả nhân dân ta cùng chung một nỗi đau mất nước. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc mà chúng ta mới chiến thắng được kẻ thù, đem ấm no, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Còn ngày nay, dù chiến tranh không còn, nhưng thiên tai, bão lũ xảy ra hàng năm cũng gây ra bao cảnh bi thương cho nhiều gia đình. Cùng với tinh thần tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách", cả nước cùng nhau hướng về một phía, cùng kêu gọi, quyên góp giúp đỡ cả về vật chất, lẫn tinh thần cho những gia đình bị thiệt hại, mất mát. Đã có bao nhiêu những mạnh thường quân, những nhà hảo tâm đã cùng nhau đóng góp, chia sẻ với nỗi đau của đồng bào, của dân tộc. Và không chỉ trong nước mà cả cộng đồng quốc tế, khi quốc gia nào bị thiên tai, nghèo đói, các nước khác đều cứu trợ thuốc men, lương thực, thực phẩm...để giúp họ vượt qua khó khăn.

Rõ ràng tình yêu thương nhân loại thời nào cũng cần, cũng quý. Câu ca dao là lời dạy sâu sắc, ấm áp tình người. Nó giúp ta từ bỏ những tị hiềm cá nhân mà sống yêu thương, gần gũi nhau hơn. Cuộc đời sẽ đẹp biết bao nếu mỗi người đều biết sống chia sẻ, yêu thương, đoàn kết cùng nhau.

TAM TAM NGỌC
Xem chi tiết
Cô Bé Bạch Dương
24 tháng 6 2016 lúc 8:38

-Nghĩa đen: Bầu và bí tuy khác nhau về tên gọi nhưng đều thuộc loại dây leo, cùng phát triển trưởng thành trên giàn.

-Nghĩa bóng: Bầu và bí tượng trưng cho những người cùng sống với nhau trên cùng một mảnh đất, cùng dân tộc và biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

=> Như vậy, thông qua hình ảnh bầu và bí tác giả dân gian muốn khuyên răn, nhắc nhở con cháu đời sau như chúng ta khi cùng sống chung trên một mảnh đất, ở cùng nhau dưới một bầu trời, hít cùng một bầu không khí thì cũng giống như anh chị em trong một đại gia đình chung sống  cùng nhau dưới một mái nhà nên phải biết yêu thương, giúp đỡ, che chở, đùm bọc lẫn nhau.

tiểu thư họ nguyễn
23 tháng 6 2016 lúc 15:02

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu. Tiếng đàn ngọt ngào và sâu lắng ấy đã diễn tả đời sống tâm tình của con người Việt Nam từ bao đời nay. Ca dao dân ca có sức mạnh lớn lao, nó cho ta bao bài học về tình thương, đạo lí. Trên chặng đường lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, ông cha ta luôn luôn nhắc nhở con cháu:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống những chung một giàn".

Bầu và bí là hai loại cây thân thuộc của mỗi vườn quê, của mỗi gia đình nông dân Việt Nam. Là loại cây leo, nhưng bầu và bí lại "khác giống". Hoa bí vàng, hoa bầu trắng nhạt. Quả bí thì dài, quả bầu thì tròn. Bầu chớ ngại bí nhám hơn bầu mà cách biệt nhau. Tuy "khác giống”, nhưng bí và bầu lại "chung giàn" nghĩa là chung cảnh ngộ, chung điều kiện sống, gần gũi bên nhau, chở che nhau để xanh tươi tồn tại, Khi trời ấm áp mùa xuân, mưa nắng thuận hòa mùa hạ, đất màu tươi tốt, thì bí, bầu chung hưởng, hoa trái trĩu cành. Gặp lúc nắng hạn bão tố, sâu bệnh, giàn đổ "lá gãy cành rơi" thì bí và bầu cùng chung hoạn nạn, cay đắng ngọt bùi có nhau. Cho nên thật tự nhiên và giản dị "Bầu ơi thương lấy bí cùng".

Bầu và bí là hai biểu tượng để nói về tình người và tình đời. Dưới hình thức ẩn dụ, nhân hóa và cảm thán, giọng thơ vang lên ngọt ngào, thấm thía, câu ca dao nêu lên một lời khuyên vừa nhẹ nhàng tế nhị vừa sâu sắc chân thành cho mỗi chúng ta.

Tám mươi triệu người Việt Nam tuy "khác giống", là Kinh, Thượng hay Mán, Mường, v.v…, là miền Bắc hay miền Nam, ở miền xuôi hay miền ngược, chúng ta có chung một Tổ quốc, một lịch sử, một nền văn hóa, một cơ đồ Việt Nam,… Chúng ta có thể khác nhau về gia đình, về cảnh ngộ, điều kiện sống, về trình độ văn hóa… nhưng lại đang tồn tại bên nhau, đang sống, học tập và làm ăn trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong cộng đồng người Việt, chúng ta có bao cái "chung" như bí và bầu "chung một giàn" vậy. Chung Tổ quốc, ấy là nghĩa đồng bào. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Chung làng xóm, phố phường, ấy là tình đồng hương. Chung trường, lớp, ấy là tình đồng học, bạn đồng môn. Ta còn có tình đồng nghiệp tình đồng cảnh cùng chung ước mơ, hoài bão, v.v… Những nét "chung" ấy đã gắn bó mọi tâm hồn Việt Nam, xây nên tình yêu thương nhân dân đất nước.

 

Tóm lại, câu ca dao đã nêu lên bài học tình thương, đạo lý nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu dài.

Tại sao phải biết sống trong tình yêu thương đùm bọc ? Vì sự tồn tại mà mỗi con người Việt nam luôn luôn đặt tình Tổ quốc, nghĩa đồng bào lên trên hết, trước hết, thiêng liêng, cao cả lắm. Vì cuộc sống mà mọi thành viên trong cộng đồng người Việt gắn bó với nhau, vinh nhục, đau khổ, khát khao lo toan, yêu thương, hận thù, cay đắng ngọt bùi cùng chung chịu và chia xẻ. Bị ngoại bang xâm lăng, nước mất nhà tan, sống trong cảnh trâu ngựa, mọi con người Việt Nam đoàn kết yêu thương, cùng quyết tâm đuổi giặc, cứu nước.

Không ai có thể sống trong cô độc mà được hạnh phúc ? Cuộc sống biến động, thiên tai địch họa triền miên, chỉ có tình thương yêu mới cho ta sức mạnh để vượt qua mọi thử thách và chiến thắng.

Tình thương yêu, chở che… còn cho ta niềm tin để "Đi tới và làm nên thắng trận", hướng tới một ngày mai ca hát: Còn non, còn nước, còn người..". Một nghìn năm Bắc thuộc, một thế kỉ bị thực dân Pháp thống trị, lịch sử đã cho ta bài học về tình thương yêu đoàn kết dân tộc.

Đạo lí dân tộc ta coi trọng tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. "Anh em như thể chân tay … Người trong một nước thì thương nhau cùng… Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ v.v… Bằng máu, mồ hôi và nước mắt, bằng kinh nghiệm sống qua bốn nghìn năm lao động và chiến đấu, nhân dân ta đã lấy tình thương để tạo nên bản sắc dân tộc, bản lĩnh giống nòi. Chúng ta tự hào về truyền thống nhân nghĩa, nhân ái cao đẹp đã hun đúc nên sức mạnh Việt Nam.

"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy tằng khác giống nhưng chung một giàn".

Tiếng gọi thiết tha của cha ông hay lời non nước ? Trên hành trình đi tới ngày mai, mỗi con người Việt Nam có nghĩa vụ xây đắp đạo lí tình thương vì một nước Việt Nam giàu đẹp

Lê Nhật Hào
25 tháng 8 2016 lúc 14:38

nghia la hai loai o chung se lam chuyen qua gioi han 

Tứ Diệp Thảo
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
22 tháng 8 2016 lúc 14:31

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời.

Thảo Phương
22 tháng 8 2016 lúc 17:02

Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!

Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.

Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.

Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

 

 

Thảo Phương
25 tháng 8 2016 lúc 13:50

Đối với sinh viên, đội ngũ trí thức tương lai của nước nhà, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước, gắn liên với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập vào đời sống toàn cầu.

 

Nâng cao năng lực tư duy Lý luận và phương pháp công tác

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạngViệt Nam, làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống cánh mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.

Thông qua học tập nghiên cứu tư tường Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vối chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

-    Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng, biết sống ở đời và làm người hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu; nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự nguyện “sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Trên cơ sở kiến thức đã được học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Đối với sinh viên, giáo dục tư tưởng, văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục lý luận sống, đạo làm người, hoàn thiện nhân cách cá nhân, trang bị cho họ trí tuệ và phương pháp tư duy biện chứng để họ trở thành những chiến sĩ đi tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn và khát vọng của Hồ Chí Minh.


 

Phương Anh (NTMH)
25 tháng 8 2016 lúc 13:54

học để tốt cho mình giúp mk biết được nhìu kiến thức hay và bổ ích. giúp mk bik cách sống sao cho thật tốt, nói chuyện lẽ phép vs thầy cô cha mẹ. Học để tốt cho tương lai

Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 8 2016 lúc 16:47
Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội… Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó. Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đâu ? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh… xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lần đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ lão tướng Trần Hưng Đạo đến chàng trai đan sọt làng Phù ủng… Tất cả đều đồng lòng Sát Thát và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời. 

Đến thế kỉ XX, dân tộc Việt Nam tuy đất không rộng, người không đông nhưng đã đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Nếu chỉ tính sức mạnh quốc gia bằng sự giàu có, bằng trình độ kĩ thuật hiện đại, bằng vũ khí tối tân, bằng số lượng binh lính… thì Việt Nam ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh không cân sức. Nhưng nhân dân ta đã đoàn kết thành một khối bền vững, cùng nhau chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, dân tộc ta đã đoàn kết với các dân tộc yêu lẽ phải trên khắp năm châu, trong đó có nhân dân tiên bộ Pháp và Mĩ… Vì thế, chúng ta đủ sức mạnh để làm nên chiến thắng vĩ đại.

 Trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Nhìn con đê bên bờ sông Hồng làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, bảo vệ vựa lúa nuôi sống bao người, ta càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Công trình thủy điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể náo hoàn thành được nếu thiếu bàn tay, khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân Việt Nam và chuyên gia các nước bạn. Những giàn khoan trên biển Đông đưa dầu khí lên làm giàu cho đất nước cũng là công trình của sức mạnh đoàn kết. Chúng ta có thể kể thêm rất nhiều ví dụ khác nữa để chứng minh. Câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
Nối tiếp truyền thông đoàn kết của cha ông, chúng em đã xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tình đoàn kết sẽ tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em đạt được những kết quả tốt đẹp trong học tập và rèn luyện.
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Giang Thủy Tiên
18 tháng 5 2018 lúc 15:56

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội,ngày 20 tháng 4 năm 2018

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi : Giáo viên chủ nhiệm lớp 7a1

Thay mặt tập thể lớp 7a1,em xin trình bày với cô một việc như sau:Trong bài học Lịch sử sắp tới,chúng em sẽ tìm hiểu về thành Cổ Loa mà thành Cổ Loa lại nằm ở huyện Đông Anh của chúng ta và cả lớp muốn đi tham quan tìm hiểu . Vì vậy,em kính mong cô cho lớp ta đi thăm quan ở thành Cố Loa .

Mong cô đáp ứng nguyện vọng trên

Xin cảm ơn cô !

Thay mặt lớp 7a1

Lớp trưởng

( Kí và ghi rõ họ tên )

Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
25 tháng 8 2016 lúc 17:24

 a) Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”                        – Tác giả: Phạm Văn Đồng

b) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết

C          V

quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục

vụ. 

c) Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác

                         + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

– Tác dụngLiệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người  sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.

d) Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.

Thảo Phương
25 tháng 8 2016 lúc 16:58

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

  – Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”                        – Tác giả: Phạm Văn Đồng

0,25

 

0,25

 

 

 

   b. Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu:

 

Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết

C          V

quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục

vụ.

0,5 

 

 

 

 

c.  Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn:”Con người của Bác, đời sống của Bác  giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”.

 

–  Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác

                         + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

– Tác dụngLiệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người  sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

d. Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn được trích:

 

Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.

Nguyễn Huế
25 tháng 7 2017 lúc 17:43

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản " đức tính giản dị của Bác Hồ "

- tác giả : Phạm Văn Đồng

c)- phép liệt kê: +con người của Bác , đời sống của Bác

+ bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống

- tác dụng : liệt kê các chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị điều đó đc mọi người kính trọng, tin yo

d) Bác Hồ giản dị trong đời sống , trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất quý trọng thành quả lao động của mọi người

Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 8 2016 lúc 16:57

– Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha

 

+ Văn chương mang đến cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm sẵn có. (Dẫn chứng)

+ Một người đọc văn chương có thể vui, buồn, mừng, giận cùng với cuộc sống  trong văn chương.

+ Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

+ Có văn chương mới thấy núi non, hoa cỏ đẹp, mới nghe tiếng chim, tiếng suối hay.

Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 8 2016 lúc 16:29
Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc… Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước. 

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người. 

Phương Thảo
1 tháng 12 2016 lúc 17:14

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

Phan Ngọc Cẩm Tú
22 tháng 12 2016 lúc 16:51

các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ:
- điệp ngữ: lồng , chưa ngủ
- so sánh:tiếng suối-tiếng hát, cảnh vật đẹp-bức tranh
- điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm
- điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
- So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
- So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác

Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 8 2016 lúc 16:30
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn mở đầu bằng câu: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” như là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng) Cách viết duyên dáng mượt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được… ai cấm được... Chữ thương được nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. 
Nguyen Thi Mai
26 tháng 8 2016 lúc 16:39
 Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.   Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.”                                                                                                       Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu.                                                                              - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân.  - Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ  đừng, đừng thươngai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động.                 - Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước.
Ngoc Nguyen
15 tháng 1 2018 lúc 20:02

Cho hỏi đây là đề học sinh giỏi lóp mấy vậy ạ ?