Hướng dẫn soạn bài Những câu hát về tình cảm gia đình

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 8 2016 lúc 16:31

– Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” cũng giống như  dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”.

+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,…

+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.

+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.

Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:

+ Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.

+ Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.

+ Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên…

Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:

+ Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…

+ Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,…

+ Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội…

Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.

Thảo Phương
26 tháng 8 2016 lúc 16:31

1. Giải thích nội dung câu nói của nhà văn I.Ê-ren-bua:

Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” cũng giống như “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”. Tại sao I.Ê-ren- bua có thể nói như vậy? Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,…Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.

2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước: 

Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên…

3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh: 

Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,…Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội…

4. Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.

Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
27 tháng 8 2016 lúc 14:51

a, Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

b,Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:

+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.

+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.

Hoàng Nguyễn Phương Linh
27 tháng 8 2016 lúc 15:06

tick nhaleuleu

Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
27 tháng 8 2016 lúc 14:47

Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay còn phân biệt ca dao và dân ca: Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

Trần Lê Hữu Vinh
11 tháng 9 2016 lúc 14:31

Ca dao  là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc

 

Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ. Ngoài ra, ca dao còn:Chứa đựng tiếng cười trào phúng
Trần Lê Hữu Vinh
12 tháng 9 2016 lúc 18:40

 Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần lớn bằng thơ lục bát, giàu vần điệu, hình ảnh, ngắn gọn xinh xắn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và biểu hiện tâm tư, tình cảm của họ trong dòng chảy thời gian và lịch sử. Trước đây ca dao được truyền miệng, ngày nay ca dao đã được sưu tầm, nghiên cứu trong nhiều công trình có giá trị.

 Dân ca là những bài hát dân gian có làn điệu in đậm sắc thái từng miền quê. Nó thể hiện niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ và hi vọng… của nhân dân, của người lao động trong cuộc đời.

Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
14 tháng 9 2016 lúc 20:26

Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

 Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật:  lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

Hoàng Nguyễn Phương Linh
14 tháng 9 2016 lúc 20:30

- Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

- Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

thu nguyen
2 tháng 9 2016 lúc 8:07

(1): Các mối quan hệ trong cuộc sống

(2): Thể thơ lục bát

Erza Scarlet
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
28 tháng 8 2016 lúc 16:38

Cách tiếp cận 1 bài ca dao :

- Tìm hệ thống dị bản

- Tìm hiểu hệ thống dị bản đó, định hướng thẩm mỹ cho bài ca dao

- Tìm hiểu các yếu tố nằm trong bài ca dao cần phân tích, chú ý tới tính dân gian của các yếu tố đó (các mô típ, kết cấu, thể thơ, ngôn ngữ, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật…)

- Tìm hiểu các yếu tố nằm ngoài văn bản bài ca dao (môi trường diễn xướng, người diễn xướng)

- Xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố trong và ngoài văn bản - Tổng hợp đánh giá bài ca dao

Erza Scarlet
28 tháng 8 2016 lúc 15:38

giúp mik vs mai mik phải nộp nếu ko có là die icon-chat

Erza Scarlet
Xem chi tiết
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Anh Triêt
28 tháng 8 2016 lúc 21:12

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

 

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Ngô Châu Bảo Oanh
28 tháng 8 2016 lúc 20:46

mk chưa hok tới bài này

oOo_tẤt cẢ đà Là QuÁ KhỨ...
28 tháng 8 2016 lúc 20:51

- Bài ca dao là lời của người con nới vs ba mẹ

- Bài ca dao muốn diễn tả tình cảm biết ơn của con cái đối với cha mẹ

- Những biện pháp nghệ thuật được sửu dụng : so sánh

송중기
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
31 tháng 8 2016 lúc 7:53

- Bài ca dao trên là do người mẹ nói với người con( hát ru).

-Dựa vào câu cuối: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

- Bài ca dao diễn tả tính cảm gia đình, cụ thể hơn là tính cảm của cha mẹ dành cho con cái.

-Biện pháp nghệ thuật: So sánh:

+ Công cha như núi ngất trời

+Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

- Các bài ca dao có nội dung tương tự:

-Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, 
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. 
Nước biển mêng mông không đong đầy tình mẹ, 
Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha. 
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn, 
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con. 
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, 
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!

 

Ngô Châu Bảo Oanh
31 tháng 8 2016 lúc 7:46

bài này bn nhấp vào câu hỏi tương tự bn nhé

mk thấy cũng có ng tl đó

Aki Tsuki
18 tháng 9 2016 lúc 23:03

Bài ca dao la lời của mẹ nói với con.

Dựa vào câu cuối: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

 

송중기
Xem chi tiết
phan thị thanh tâm
1 tháng 9 2016 lúc 21:04

Bài ca dao là lời mẹ nói với con qua hát ru

Dựa vào chữ'' con ơi'' ở cuối đoạn

Tình cảm được thể hiện là những tình cảm của những người làm cha, làm mẹ dàng cho con cái rất to lớn, thiêng liêng

Tác giả đã sử dụng biện pháp:

Ẩn dụ: làm cho bài văn thêm sinh động

So sánh: làm nổi bật vai trò to lớn của cha mẹ

Đối xứng: làm khắc sâu ấn tượng công cha đối với nghĩa mẹ, núi đối biển

 

Linh Phương
7 tháng 9 2016 lúc 15:03

                      Công cha như núi ngất trời, 

              Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

                      Núi cao biển rộng mênh mông

                 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

+ Bài ca dao trên là cha mẹ nói với con cái. Dựa vào câu " Con ơi! "

+Tình cảm của cha mẹ dành cho con. Công lao của cha cao như núi ngất trời. Không bao giờ có thể kể hết công lao của cha mẹ. 

+ Biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng đó là so sánh làm nổi bật được cảm xúc của tác giả. Dù công việc có cực khổ ra sao đi nữa cha mẹ luôn là người hi sinh cho ta nhiều nhất. Hãy trân trọng tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta.

CHúc bạn học tốt!

 

Phong Nguyễn
29 tháng 8 2016 lúc 10:56

- Tình cảm của con cái đối với cha mẹ. 
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc; nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
- Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, ...
. Cái này nếu thiếu gì thì bạn tự thêm nha! T chỉ giúp bạn được từng đó.

 

Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 9 2016 lúc 19:55

 Độc thoại là hình thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ tình dân gian nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị, tự nhiên những ý nghĩ tâm tư tình cảm của các nhân vật trữ tình. Ở dạng này, nội dung của lời ca hướng vào một ý lớn với ngôn ngữ mang tính tự sự. Hình thức này thường được sử dụng trong sinh hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Đó là những câu hát với những lời lẽ trang trọng kể về sự tích, ca ngợi công đức các anh hùng trong dân ca nghi lễ:

 

Bề trên hiển thánh đời Trần
Một đình một miếu bốn dân phụng thờ
Anh linh bảo hộ từ xưa
Dân khang vật thịnh đội nhờ thánh công...

Mai anh Nguyễn
12 tháng 9 2017 lúc 19:16

hihi

Đào Trần Tuấn Anh
7 tháng 9 2018 lúc 20:36

Độc thoại là hình thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ tình dân gian nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị, tự nhiên những ý nghĩ tâm tư tình cảm của các nhân vật trữ tình. Ở dạng này, nội dung của lời ca hướng vào một ý lớn với ngôn ngữ mang tính tự sự. Hình thức này thường được sử dụng trong sinh hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Đó là những câu hát với những lời lẽ trang trọng kể về sự tích, ca ngợi công đức các anh hùng trong dân ca nghi lễ:

Bề trên hiển thánh đời Trần
Một đình một miếu bốn dân phụng thờ
Anh linh bảo hộ từ xưa
Dân khang vật thịnh đội nhờ thánh công...

tự tham khảo nha ok