Hướng dẫn soạn bài Những câu hát về tình cảm gia đình

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Châu Nguyễn
Xem chi tiết
Thế giới của tôi gọi tắt...
31 tháng 8 2016 lúc 13:17
"Tu đâu cho bằng tu nhà,Thờ cha kính mẹ mới chân tu".
 
Thế giới của tôi gọi tắt...
31 tháng 8 2016 lúc 13:18
Công cha đức mẹ cao dày,Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.Nuôi con khó nhọc đến giờ,Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
 
Thế giới của tôi gọi tắt...
31 tháng 8 2016 lúc 13:17
Công cha như núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con "Công cha nghĩa mẹ cao vời,Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.Nên người con phải xót xa,Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.Đội ơn chín chữ cù lao,Sanh thành kể mấy non cao cho vừa 
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 20:58

1)Bài ca dao là lời ns của anh ns với em

2)Hình thức :Viét theo câu ca dao

3)Địa danh:xứ Thanh,thành Hà Nội,sông Lục Đầu,sông Thương,núi Đức Thánh Tản,đền Sòng,Lạng Sơn

4)Lời đối đáp của chàng trai, cô gái đã làm hiện lên một giang sơn gấm vóc, một đất nước có biết bao danh lam thắng cảnh, những huyền tích huyện thoại diệu kì. Ca dao dân ca đã sử dụng hình thức đối – đáp để nói lên tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc với bao rung động xao xuyến bồi hồi của những lứa đôi trên đồng quê và ruộng lúa thân thuộc xa xưa…

5)

Ai lên quỷnh cả hái chè

Hái dăm ba lá thì chạy đi chơi

Muốn ăn cơm trắng cá mè

Thì về làng Quỷnh hái chè cùng anh

{Muốn ăn cơm trắng cá rô

Thì lên đây đẩy xe bò cho anh!

Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắn, quả mơ non

Mơ chua mơ ngọt, biết còn thương chăng?

Ai về nhớ vải Đinh Hòa

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê

Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

Ai về Nhượng Bạn thì về

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

Erza Scarlet
31 tháng 8 2016 lúc 20:32

giúp !!!ohobucminhgianroiucche huhukhocroioe

Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 21:19

vào trang mik có bài này mik vừa làm xong

Thời Sênh
13 tháng 2 2019 lúc 11:47

1, bài ca dao trên là lời của một chàng trai nói với cô gái được thể hiện qua câu " chàng ơi và nàng ơi "

2. Hình thức : đối đáp

3. Để giao duyên, tìm hiểu về nhau cũng như quảng bá danh lam thắng cảnh của đất nước

4. Họ rất yêu, tự hào, am hiểu về quê hương, đất nước

thu nguyen
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
2 tháng 9 2016 lúc 7:49

-Viết sắp xếp

- Viết nháp (một số câu, đoạn)

- Viết chính thức

-Sửa chữa

Lê Nguyên Hạo
2 tháng 9 2016 lúc 7:49

cô lp tui cho tới 6 ý

Trần Lê Hữu Vinh
16 tháng 9 2016 lúc 22:49

-Sắp xếp ý

-Viết nháp(một số câu ,đoạn)

-Viết chính thức

-Sửa chữa

thu nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 9 2016 lúc 8:45

a)

-Thể lục bát truyền thống trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống; thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình phong phú... Vì vậy ngôn ngữ ca dao vừa hàm chứa những giá trị suy tư, suy lý như Bao giờ cho đến tháng ba, Con vua thì lại làm vua, Dã Tràng xe cát biển đông... vừa giàu chất tự sự trong Thằng Bờm, Hôm qua em đi hái dâu, Cái cò cái vạc cái nông... Hơn thế, ngôn ngữ ca dao còn mang phong cách trữ tình dân gian bay bổng lãng mạn với Đêm trăng thanh, Trèo lên cây bưởi hái hoa... Ngôn ngữ mộc mạc giản dị khiến những lời thơ trong ca dao dường như trở nên lung linh, đằm thắm hơn thể hiện đậm nét những giá trị nghệ thuật truyền thống.-Thể 6-8 thường được vận dụng trong những bài ca có nội dung trữ tình hoặc giao duyên. Thể song thất lục bát (hai câu 7 chữ và một câu 6-8) thường dùng trong những bài hát có âm điệu “nói lối” và ca xướng do sắc thái giãi bày nội tâm của nhịp điệu thơ. Thể hỗn hợp 4, 5 chữ, kết hợp với thể lục bát và song thất lục bát được sử dụng nhiều trong những loại hát nghi lễ phong tục, những bài hát sinh hoạt, những bài hát giao duyên. Thể song thất không phải là hiện tượng phổ biến ở các tác phẩm ca dao dân ca. Những câu thơ 7 chữ này thường được gieo vần lưng: - Thơ ca dân gian là một thể loại nghệ thuật ngôn từ mang tính đặc trưng riêng biệt. Ngôn ngữ thơ ca dân gian có nguồn gốc dân dã, thể hiện bản chất bình dị, chất phác, hồn nhiên của người nông dân lao động. Đó cũng chính là đặc tính cơ bản của loại hình ngôn ngữ trong ca dao.b)

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.

-Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

-Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.

-Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

Luna_FAN_O.P
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
4 tháng 9 2016 lúc 15:30

-Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

-

Công cha, nghĩa mẹ to lớn biết chừng bao... Cha mẹ là những người đã chịu biết bao hy sinh và vất vả để nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ cho ta nên người. Mất biết bao công sức để ta có được hình hài như ngày hôm nay.

Ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Hãy làm một bài văn cảm nghĩ về bài ca dao trên để biết được tấm lòng của em với cha mẹ.

Dưới đây là những bài văn cảm nghĩ về bài ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."

Khổng Thị Tú Quyên
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 9 2016 lúc 13:49

-Tình cảm đối với ông bà được diễn tả : nhớ thương, lòng kính yêu da diết, lắng sâu
trong lòng cháu khi ngó lên mái nhà.
-Cái hay của cách diễn tả đó là : dùng sự vật bình thường để nói lên nỗi nhớ ông bà
kính yêu là nuột lạc trên mái nhà, gợi nhớ công lao ông bà đã xây dựng ngôi nhà,
bàn tay ông đã từng buộc những nuột lạc ấy.

Lê Thị Bích Vân
5 tháng 9 2016 lúc 16:00

Bốn bài ca dao đều nói về tình cảm gia đình:

- Đó là tình cha con, mẹ con, con cháu đối với ông bà, tình an hem một nhà gắn bó.

- Đó là những tình cảm ruột thịt thiêng liêng mà bất cứ con người nào cũng có và cũng cần phải bảo vệ.

= > Điều này có trong ghi nhớ, em hãy học thuộc.

 

Trần Lê Hữu Vinh
11 tháng 9 2016 lúc 14:21

Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca là tình cảm gia đình. Những câu ca thuộc chủ đề này thường là những lời ru của mẹ, lời cha mẹ, ông bà nói với con cháu hoặc ngược lại nó là lời con cháu nói với cha mẹ ông bà nhằm bày tỏ những tình cảm về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt

 

Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 9 2016 lúc 20:15

Bài1:tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đốicông cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Bài 2:

Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.- ruột đau chín chiềuchín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.Bài 3:diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh: nỗi nhớ được so sánh như nuộc lạt buộc trên mái nhà (rất nhiều).Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” (chỉ sự thành kính) và ở hình ảnh so sánh: nỗi nhớ – nuộc lạt trên mái nhà. Hình ảnh “nuộc lạt” vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha).Bài4:là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.  
Phương Thảo
6 tháng 9 2016 lúc 20:47

trời đất có ai biết ko z gianroi

tran huynh trieu man
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 9 2016 lúc 14:28

- Cách diễn tả: 

+ “Nào phải người xa”, sự nhắc nhở nhẹ nhàng, để người nghe giật mình suy ngẫm. + Điệp từ cùng: Cùng chung – bác mẹ Cùng thân – một nhà = > những cái thiêng liêng, quan trọng nhất của đời người.- Cách so sánh: An hem như chân với tay - > so sánh cụ thể, gần gũi. - -> Chân, tay là những bộ phận của cơ thể con người gắn bó từng đường gân mạch máu, kết hợp với nhau trong mọi hành động không thể có cái này mà không có cái kia. - Ý nghĩa bài ca dao: Nhắc nhở anh em đoàn phải kết yêu thương nhau, nương tựa nhau, để cha mẹ vui lòng. Và đây cũng là lẽ sống còn tay chân không thể thiếu nhau.

 
Ben Trần
9 tháng 10 2017 lúc 20:22

Bài ca dao là lời của bề trên nói với con cháu , hoặc lời của anh em bảo bang nhau. Dựa vào hai câu đầu . Hai câu nhắc nhở quan hệ của hai anh em

Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện Thanh Thảo
11 tháng 9 2016 lúc 12:31

- Lời ru của mẹ dành cho con 

- Dùng lối nối ví von công ơn sinh thành

- Hình ảnh so sánh cao lớn mênh mông của thiên nhiên

- Âm điện,trữ tình thành kính sâu lắng

- Bài ca dao nhắc nhở con cái phải nhớ đến công ơn dưỡng dục của cha,mẹ bổn phận làm con phải có trách nhiệm trước công lao ấy

Nguyễn Thiện Thanh Thảo
11 tháng 9 2016 lúc 12:32

Dựa vào câu "con ơi"

Thúy Nga
15 tháng 9 2016 lúc 21:35

-Tình cảm muốn diễn tả : người mẹ muốn nói với con về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở phận làm con phải ghi nhớ công ơn sâu nặng đó.

-Cái hay của bài ca dao :

+Hình thức truyền đạt : qua lời ru  => âm điệu sâu lắng, tình cảm, đi vào lòng người.

+Sử dụng hình thức ví von quen thuộc trong ca dao : công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, nước ngoài biển Đông =>lấy cái mênh mông, vô hạn, vĩnh hằng của trời đất để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa, công ơn của cha mẹ.

+Dùng thành ngữ : cù lao chín chữ => vừa cụ thể hóa công cha, nghĩa mẹ, vừa thể hiện âm điệu tôn kính, nhắn nhủ của câu hát.

+Thể thơ lục bát, giàu âm điệu. giàu tính nhạc.