viết đoạn văn chủ đề tự chọn xác định chủ đề, đối tượng và vấn đề.
Viết đoạn văn từ 7- 10 câu có sử dụng câu nghi vấn( chủ đề tự chọn).
Lưu ý: ghi câu nghi vấn và xác định chức năng của câu nghi vấn có trong đoạn văn của em vừa viết.
refer:
Ôi chao! Mùa xuân đến rồi! . Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm đc 1 tuổi xuân . Trong chúng ta ai cũng thích mùa xuân có đúng ko?
Mùa xuân, 1 năm mới đã đến, chúng ta quên hết những thứ ko tốt của năm trc và chuẩn bị những thứ mới cho năm nay, ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp, ko ai lại làm điều xấu trong dịp này. Vậy chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé!
Đọc bài “Rừng cọ quê tôi” (tr.13, SGK Ngữ Văn 8/1):
a, Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
b, Văn bản trên viết về đối tượng nào? Về vấn đề gì?
c, Văn bản gồm mấy đoạn văn? Xác định ranh giới bố cục?
d, Các đoạn văn phần thân bài đã trình bày đối tượng theo thứ tự nào?
e, Nêu chủ đề của văn bản? Tìm từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của văn bản?
g, Tìm câu chủ đề trong 3 đoạn văn phần thân bài (nếu có)? Chỉ ra cách trình bày nội dung mỗi đoạn văn và biến đổi đoạn văn 4 với cách trình bày khác.
Làm ý a và g thôi cũng được nhé!
Pừng cọ quê tôi (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
a. Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và về vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em, có thể thay đổi trình tự sắp xếp này được không? Vì sao?
b. Nêu chủ đề của văn bản trên
c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó
- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:
- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ
+ Rừng cọ trập trùng
- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)
+ Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.
- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ
+ Căn nhà núp dưới lá cọ
+ Trường học khuất trong rừng cọ
+ Đi trong rừng cọ
- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ
- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ
Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi
b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi
c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.
1)viết 1 đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu ghép
2)viết 1 đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh
3)viết 1 đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng nói quá, nói giảm, nói tránh
Thời tiết vào đông, bầu trời trở lên u ám, gió thổi mạnh mang theo những hơi lạnh run người. Tôi đang đi về trên con đường quen thuộc nhưng hôm nay sao xa quá. Cỏ cây bên đường cũng trở lên xơ xác. Tôi khó nhọc đạp từng bước nặng nề trên con xe đạp cọc cạch ngược chiều gió. Thời tiết mùa đông này thật khiến người ta chùn bước. Thế nên, tôi yêu mùa hè hơn. Mùa hè mùa tràn đầy hi vọng của tôi. Nghĩ thế, tôi liền lấy hết sức đạp thật nhanh về nhà, quên hết cái lạnh đang phải hứng chịu.
bài này là p1 p2 hay p3 vậy
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
Bài văn có bố cục ba phần:
- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng
a)Đọc đoạn văn sau và thực hện nhiệm vụ nêu ở dưới.
(1) xác định câu chủ dề của đoạn.
(2) Câu chủ đè của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì ?
(1) Chủ đề: Nói lên tinh thần yêu nước của dân tộc ta
(2) Câu chủ đề chính
-Dân ta có 1 lồng nồng nàn........quý báu của ta
+Đoạn văn nghị luận về tinh thần yeu nước của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống bão lũ, thiên tai và truyền thống đó vẫn đang được giữ gìn và bảo vệ
Viết đoạn văn 6-8 câu , chủ đề tự chọn. Cho biết tên đề tài, chủ đề và chỉ ra bố cục của đoạn văn
Em tham khảo nhé:
Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ, mùa của sức sống, khát khao đã về rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non, lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân. Trong các vòm cây, kẽ lá, những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân, rộn rã. Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt, tươi vui lạ thường. Trên nền trời, cánh én chao liệng vu vơ, từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi, vui mừng. Ôi! thật là đẹp. Tất cả thật là đẹp.
Đề tài mùa xuân
Chủ đề: Miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân
tham khảo:
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp... Ôi quê hương sao đẹp quá !Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ?
viết đoạn văn miêu tả (chủ đề tự chọn) khoảng 10 câu có sd phép tu từ hoán dụ và xác định
Mỗi khi hè về, gia đình tôi thường về bà ngoài chơi .Nhà ngoại tôi ở một làng chài ven biển .Ngước nhìn trên bầu trời trông nó giống như một bức tranh đầy giá trị kèm theo là những chú chim hải âu. Một bầu trời cao, biển cả rộng mênh mông. Những cô mây đuổi bắt nhau. Chị gió cùng với anh biển cả thổi rì rào tạo thành một bản nhạc tình ca. Tiếng nói véo von của chim, tiếng rì rào của những tán lá, tiếng trò chuyện của những nàng sóng. Tất cả cùng hòa nhau một àu sắc tuyệt vời. Với màu sắc này chắc chị nắng vẫn còn ngơ ngàng với vẻ đẹp kì diệu đó. Với vẻ đẹp xung quanh cũng ghen tị với màu sắc ấy. Còn con người thì cùng nhau làm việc của họ như là : đánh cá, buôn bán,...Và tôi cũng làm việc với họ .khi một ngày mệt mỏi còn gì bằng khi vừa nhắp trà hoặc cà fe kèm theo là một ít bánh kem thơm ngon thì còn gì bằng. Ước gì mình có thể ngắm khung cảnh này mỗi ngày.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
Hoán dụ: trường
Cậu biết câu trả lời thế còn hỏi ng khác
Viết 1 đoạn văn 7 đến 10 dòng ( chủ đề tự chọn) có sử dụng câu nghi vấn và câu cầu khiến
Tham khảo:
Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng có thể nói là một đức tính nền tảng để xây dựng lên những phẩm giá cao quý của một người chân chính. Lòng tự trọng xuất phát từ việc nhìn nhận cuộc sống,ta tôn trọng cuộc sống,ta tôn trọng bản thân mình.Một người có lòng tự trọng luôn cố gắng làm những điều đúng đắn,hợp với lẽ phải và biết tôn trọng người khác;ngược lại với tự ái,ta cảm thấy khó chịu khi có người nào đó góp ý với những lỗi lầm của mình. Muốn có được tính tự trọng,ta phải rèn luyện hằng ngày,vui vẻ trước những góp ý về lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng,biết phân biệt cái nào là sai trái và đúng đắn,không làm những điều có lỗi với người khác,không lừa dối và phải biết tôn trọng mọi người xung quanh từ đó hoàn thiện bản thân mình trở thành công dân tốt.
=>Câu cầu khiến: Muốn có được tính tự trọng,ta phải rèn luyện hằng ngày,vui vẻ trước những góp ý về lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng,biết phân biệt cái nào là sai trái và đúng đắn,không làm những điều có lỗi với người khác,không lừa dối và phải biết tôn trọng mọi người xung quanh từ đó hoàn thiện bản thân mình trở thành công dân tốt.