So sánh hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng 8 và người nông dân trong xã hội ngày nay
Người nông dân trước Cách mạng tháng 8 qua hình ảnh Lão Hạc.
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời. Đặc biệt trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ai đọc rồi thì không thể quên được, nó cứ ám ảnh đeo đuổi ta mãi. Mặc dù hình ảnh người nông dân bước vào văn học từ những câu ca xưa, từ những áng văn cổ điển nhưng đến với dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945, ta gặp những chị Dâu, anh Dậu, cái Tí, cái Bần, Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc, anh Pha …. Họ đến và họ không ra đi, họ bắt tay, xót xa, cay đắng mãi với cuộc đời họ. Họ bắt ta phải ngẫm nghĩ mãi về ánh sáng lương tâm, lương tri trong con người họ về sự cùng cực để bức ra cuộc sống ngột ngạt ấy của họ. Riêng mảng đề tài về người nông dân, chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc, Chí Phèo của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Các tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ. Đọc tác phẩm, người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng. Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy, có những con người, những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.
nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mang tháng 8 qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn"(Ngô Tất Tố) và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
hướng dẫn làm bài:
A. Mở bài:
Gới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc với tác phẩm lão Hạc của Nam Cao
B. Thân bài:
- phân tích số phận của chị Dậu và lão Hạc để thấy được nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của họ (nêu dẫn chứng)
- phân tích những phẩm chất làm nên vẻ đẹp của người nông dân: lão Hạc đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con. Chị Dậu thông minh, đảm đang, tháo vát, yêu thương chồng con,...(nêu dẫn chứng)
- khái quát: về chị dậu và lão Hạc chính là hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám, họ bị xã hội phong kiến bần cùng hóa, đau đớn về thể xác lẫn tinh thần... nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, thủy chung, giàu lòng tự trọng,....Đoa là nét đẹp ngàn đời của người nông dân Việt Nam...
C. Kết bài:
- suy nghĩ về ssoa phận người nông dân trước cách mạng tháng 8.
-liên hệ hình ảnh người nông dân ngày nay
viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc để thấy rõ hình ảnh người nông dân điển hình của xã hội Việt Nam thời kì trước cách mạng tháng tám
Qua tác phẩm "Chí Phèo" hãy viết đoạn văn ngắn nói lên hiểu biết,suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ trước cách mạng tháng Tám năm 1945
Trước cách mạng tháng tám, số phận của người nông dân luôn là đề tài đặc biệt được các nhà văn quan tâm khai thác. Nếu như Ngô Tất Tố phát hiện ra cái đẹp, sức sống tiềm tàng của người nông dân, Vũ Trọng Phụng chỉ nhìn thấy cái xấu xa của họ thì đến Nam Cao là một người đến sau nhưng ông đã khai thác được mặt khác của người nông dân đó là bản chất lương thiện và bi kịch bị tha hóa. Nhân vật Chí Phèo chính là bản vẽ tổng quát nhất của Nam Cao khi viết về người nông dân. Đây đồng thời cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng biết bao thế hệ bạn đọc.
Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã gây ấn tượng mạnh với người đọc bằng tiếng chửi của Chí Phèo, hắn chửi trời, chửi đời, chửi dân làng Vũ Đại, nhưng chẳng ai đáp lại, hắn lại chửi đến “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo” . Tại sao tiếng chửi lại đau đớn, uất ức đến vậy? Ngược về quá khứ, Nam Cao đã cho thấy số phận bất hạnh của Chí Phèo, đẻ ra là một đứa trẻ mồ côi, bị mẹ bỏ mặc ở lò gạch cũ, Chí may mắn được ông thả ống lươn nhìn thấy và nhặt về. Chí bị trao tay qua nhiều người, ban đầu là bà góa mù, rồi đến bác phó cối, khi bác phó cối mất, Chí lớn lên trong sự đùm bọc của xóm làng. Từ nhỏ Chí đã sống trong sự thiếu thốn tình yêu thương, nhưng bản thân Chí vẫn là con người lương thiện. Chí làm việc cho Bá Kiến để nuôi sống mình, Chí yêu lao động và có những mơ ước thuần phác, hồn hậu: lấy vợ, sinh con, chồng làm thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, để được chút vốn liếng sẽ mua ruộng để làm. Không chỉ vậy, Chí còn là người có lòng tự trọng, bóp chân cho bà ba hắn chỉ thấy nhục hơn là thấy thích. Ai có thể ngờ rằng một con người lương thiện đến vậy có thể tha hóa, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Sự tha hóa của Chí Phèo nguyên nhân trực tiếp là Bá Kiến, sự ghen tuông khiến Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào nhà tù thực dân. Nhà tù thực dân với sự tàn bạo, tra tấn dã man cả về thể xác và tinh thần đã biến Chí Phèo trở thành kẻ mất cả nhân hình và nhân tính. Ngày ở tù về Chí trông như thằng “săng đá” răng cạo trắng, đôi mắt gườm gườm, xăm trổ toàn thân, ... khiến cho ai cũng phải khiếp sợ. Người đọc vừa ngỡ ngàng, vừa đau đớn, anh Chí của ngày xưa đâu? Nhà tù thực dân có sức phá hủy nhân hình, nhân tính của con người ghê gớm đến vậy sao? Bi kịch chồng lẫn bi kịch, Chí trở về con bị chính kẻ thù của mình là Bá Kiến dụ dỗ, dùng những lời ngon ngọt làm lu mờ nhận thức của Chí. Trong cơn say triền miên, Chí chính thức trở thành tay sai cho Bá Kiến, đòi nợ, chém giết thuê. Bất cứ việc gì Bá Kiến sai Chí đều thực hiện. Có lẽ cuộc đời của Chí sẽ chấm dứt từ đây, từ giờ cho đến lúc chết Chí Phèo chỉ còn là tay sai của Bá Kiến, của xã hội thực dân.
Nam Cao khác so với những nhà văn trước đó là ở chỗ ông đã chỉ ra con đường người nông dân bị lưu manh hóa. Các tác phẩm trước mới chỉ miêu tả đời sống bí bách, túng quẫn bị đẩy đến bước đường cùng của người nông dân (Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan). Còn Nam Cao đã tiến một bước xa hơn: ông khẳng định bản chất lương thiện, giàu lòng tự trọng vốn có của họ, đồng thời nêu lên nguyên nhân, con đường tha hóa chính là do nhà tù thực dân, bọn cường hào ác bá đã nhào nặn những người nông dân lương thiện trở thành những con quỷ dữ, bị cả xã hội xua đuổi.
Nhưng cái hay trong tác phẩm Nam Cao chính là liên tục tạo ra những khúc rẽ, những biến cố giúp thúc đẩy câu chuyện phát triển. Cuộc đời Chí tưởng rằng sẽ chìm trong bế tắc, sẽ mãi mãi không nhận ra kẻ thù của mình cho đến ngày Chí gặp thị Nở. Thị Nở xuất hiện như một luồng gió mới đến với cuộc đời chí Phèo. Sáng hôm sau, Chí nằm một mình trong lều, trận cảm đã làm hắn yếu đi nhiều, đây cũng là cơ hội để hắn cảm nhận cuộc sống xung quanh. Hắn nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, tiếng chim hót, tiếng người ta đi chợ và hắn chợt thấy nhớ về ngày xưa, về những mơ ước rất đỗi dung dị của mình. Nhìn lại thực tại hắn chẳng có gì ngoài những vết sẹo chằng chịt trên mặt, nhận ra mình đã sang cái dốc bên kia của cuộc đời. Trong dòng suy nghĩ miên man, Thị Nở xuất hiện với bát cháo hành trên tay. Lần đầu tiên trong cuộc đời chỉ có chém giết và ăn vạ chị được người ta cho bát cháo hành, chí đường người ta yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đây cũng là lần đầu Chí thấy cháo hành ngon đến vậy “những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo hành?”. Câu hỏi ấy vang lên làm ta không khỏi nhức nhối, thương cảm cho số phận của Chí. Hắn cầm bát cháo Thị Nở cho bằng đôi mắt thật hiền, cảm động, đôi mắt hắn ươn ướt vì sự biết ơn. Cùng với năm ngày chung sống cùng thị Nở trong hắn lại trỗi dậy khao khát về một cuộc sống khác, hắn khao khát được làm hòa với mọi người biết bao. Mong mỏi được làm người lương thiện, nhân tính trong Chí đã trở về: “Trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao, thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Năm ngày đó như ánh nắng rực rỡ làm bừng sáng quãng đời đen tối của Chí Phèo. Chưa bao giờ người ta thấy một thằng chuyên rạch mặt ăn vạ lại hiền lành đến vậy, hắn cố uống rượu cho thật ít, để tỉnh tạo tận hưởng hạnh phúc, để được say trong men tình. Lần đầu tiên sau khi ở tù về Chí Phèo mới có lại mục đích và lí tưởng sống. Đó là những mong ước giản dị mà bất cứ ai cũng nâng niu, trân trọng.
Nhưng cuộc đời Chí Phèo vẫn chưa thoát khỏi những bi kịch. Thị Nở từ người cứu vớt lại trở thành người chối tự quyền làm người và hạnh phúc của Chí Phèo, chỉ vì bà cô không cho phép lấy một kẻ chỉ có chuyên đi rạch mặt ăn vạ. Bà cô chính là đại diện cho những hủ tục của xã hội đương thời, đẩy Chí đến bi kịch của sự tuyệt vọng. Chí Phèo uống, nhưng càng uống lại càng tỉnh, càng nhận ra số phận nghiệt ngã của bản thân. Chí xách dao định tìm đến nhà Thị Nở để giết cả nhà “nó”, nhưng bước chân lại hướng về nhà Bá Kiến. Chí Phèo dõng dạc đòi lương thiện, nhưng bản thân hiểu rõ: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể làm người lương thiện nữa?” Và hắn rút dao giết chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Cái chết của cả hai quá đỗi bất ngờ. Chí giết kẻ thù của mình, kẻ cướp đi người nông dân lương thiện, và tự giết chết thân xác của một thằng tha hóa, giữ lại cho mình phẩm chất lương thiện. Cái chết của Chí Phèo là hệ quả tất yếu nhưng cũng không khỏi làm cho ta thương xót, đồng cảm.
Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một người nông dân chất phác, lương thiện nhưng bị đẩy đến bước đường tha hóa phải tìm đến cái chết để khôi phục danh dự. Đồng thời với nhân vật Chí Phèo tác giả cũng lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến độc ác, bất nhân đẩy con đường đến bước đường cùng. Không chỉ vậy, ông còn thể hiện cái nhìn tin yêu vào bản chất lương thiện của những người nông dân.
1.Cho biết tên các cuộc Cách mạng tư sản em đã học(ở Châu Âu) và hình thức đấu tranh của họ.
2. Cho biết tình hình xã hội của nước Pháp trước Cách mạng xảy ra. Miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội thời bấy giờ. Ý nghĩa Cách mạng tư sản Pháp.
1.a)+ Cách mạng TS Hà Lan– chiến tranh GPDT …………
+ CMTS Anh– nội chiến…………..
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ– giành độc lập………..
+ Cách mạng tư sản Pháp – vừa nội chiến vừa chống thù trong giặc ngoài……..
+ Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức – thống nhất đất nước……….
+ Cuộc đấu tranh thống nhất nước Italia – thống nhất đất nước……….
+ Nội chiến ở Mĩ– nội chiến……..
b)
* Xã hội :có 3 đẳng cấp :
+ Đẳng cấp quý tộc : có mọi quyền , không đóng thuế
+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền , không đóng thuế
+ Đẳng cấp 3 gồm tư sản , nông dân, bình dân thành thị , làm ra của cải ,không có quyền về chính trị , phải đóng thuế , và làm nghĩa vụ phong kiến .Nông dân chiếm 90% dân số , tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học , có quyền lợi kinh tế , nhưng không có tiền
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
* Nhân dân: Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu)à tình trạng nông nghiệp lạc hậuTrên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần , túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc
Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.
-Tất cả đều hại nông dân
Bức tranh tạo biểu tượng về 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.
* Ý nghĩa:
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.
+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.
-Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.
Vì sao chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8?
A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất vô cùng cao đẹp.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục.
Câu 11: Theo em, chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám bởi vì:
A.Chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
B.Chị Dậu l người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C.Chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp.
D.Chị Dậu l người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến.
Câu 12: Điều không đúng về gia cảnh của cô bé bán diêm:
A. Gia đình sa sút, gia sản tiêu tan, phải rời khỏi chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước.
B. Người cha yêu thương cô bé hết lòng.
C. Cô bé mồ côi mẹ, bà mất và chỉ ở với người cha.
D. Cô phải đi bán diêm kiếm sống.
Câu 11: Theo em, chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám bởi vì:
A.Chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
B.Chị Dậu l người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C.Chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp.
D.Chị Dậu l người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến.
Câu 12: Điều không đúng về gia cảnh của cô bé bán diêm:
A. Gia đình sa sút, gia sản tiêu tan, phải rời khỏi chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước.
B. Người cha yêu thương cô bé hết lòng.
C. Cô bé mồ côi mẹ, bà mất và chỉ ở với người cha.
D. Cô phải đi bán diêm kiếm sống.
viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người nông dân việt nam trước cách mạng tháng tám qua 2 nhân vật chị dậu và lão hạc
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.
Số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện qua hình ảnh gia đình chị Dậu như thế nào? giúp em với ạ
Từ nội dung đoạn trích trên kết hợp với sự hiểu biết của em về một số văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 (trình bày thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu).