Những câu hỏi liên quan
tran bao nguyen
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
10 tháng 10 2021 lúc 18:16

Tham thảo :

Bàng (danh pháp khoa học: Terminalia catappa) là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae). Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea.

Loài cây này có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15-25 cm và rộng 10-14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin.

Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa; chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Quả thuộc loại quả hạch dài 5-7 cm và rộng 3-5,5 cm, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.

Huyền Trang
Xem chi tiết
nthv_.
12 tháng 9 2021 lúc 15:23

Tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc. 

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

b. Cấu tạo:

- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

c. Phân loại 

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

d. Bảo quản

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

e. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

f. Ý nghĩa của cây bút bi:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

3. Kết bài

Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

 

trần vũ hoàng phúc
Xem chi tiết
Trang Thùy
Xem chi tiết
nthv_.
12 tháng 9 2021 lúc 16:19

Tham khảo:

Trong cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà, những công việc thường ngày trong gia đình đều cần đến chúng tôi, không những vậy, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, thủ công nghiệp, y tế (so sánh)… chúng tôi là một vật dụng rất quen thuộc. Chắc hẳn các bạn đã đoán chúng tôi là ai rồi chứ, chúng tôi là họ hàng nhà kéo đấy.

Chúng tôi được sinh ra ở đâu và tự bao giờ thì vẫn còn là sự tranh cãi giữa mọi người trong dòng tộc. Xuất phát điểm cho sự phát triển của họ hàng nhà tôi dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể chúng tôi đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Họ hàng nhà Kéo chúng tôi không hề ít người tí nào đâu nhé! Chúng tôi có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo bấm, kéo khớp…

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Chúng tôi được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Ngoài ra, Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm, hay dùng trong y tế khi phẫu thuật…

Tóm lại, họ hàng nhà Kéo chúng tôi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo lại được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có chúng tôi, mọi người sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay mà con người không thể làm tốt được. Họ nhà Kéo của tôi rất tuyệt vời phải không nào?

Thư2302
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 10 2021 lúc 19:59

Em tham khảo ở đây nhé:

Viết bài Tập làm văn số 1 Lớp 9: Đề 1 → Đề 4 (114 mẫu)

Ngoc Anhh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
24 tháng 8 2018 lúc 13:46

Chúng tôi là “kéo”, cái thứ mà ai ai cũng từng dùng qua, nhà nhà đều có, và chúng tôi là thứ không kém phần quang trọng trong cuộc sống.
Chúng tôi quá lớn để bất tiện khi cất ư? Hoặc quá nhỏ để khó tìm thấy hay có một thân hình khá đẹp mắt hay quá xấu xí??? Không, tất cả các bạn nhầm rồi, chúng tôi vô cùng bình thường đấy. Chỉ với hai phần là lưỡi và cán, được mắc vào nhau bởi một mối nối. Lưỡi của chúng tôi thì khá gầy so với anh cán tròn trịa, khoét lỗ bên trong, vừa sắc vừa bén và khá cao nên có thể dễ dàng cắt những thứ mỏng, nhỏ bé, hay có lớn hơn đi chăng nữa nhưng không quá dày là được. Thấy thì có vẻ đơn giản đấy! Phải không các ban? Nhưng chúng tôi lại mang trong mình một nguyên tắc vật lý khá quan trọng. Các bạn biết đấy, đó chính là đòn bẩy. Nó được áp dụng vào chúng tôi, khi cắt các bạn thấy vô cùng nhẹ nhàng, không phải dùng lực nhiều, đó chính là tính chất của đòn bẩy, nhưng ngược lại đoạn đường lưỡi kéo chúng tôi phải tăng lên. Nhưng dù thế, chúng tôi đã giúp các bạn bớt đi một phần sức lực của mình rồi đó! Thật là tuyệt phải không nào?

Vậy các biết nguồn gốc của chúng tôi không? Chúng tôi có rất lâu rồi đấy, từ 2 cái năm 1800 trước công nguyên, tiền thân của chúng tôi rất đơn giản chỉ có 1 mối nối ở phía cuối giữa 2 lưởi kéo dẹt, do 1 người Ai Cập tạo ra. Và từ dạo ấy, 1 người Romans đã cải tiến thêm 1 bước là làm mối nối giữa hai lưỡi kéo vào năm 100 sau công nguyên. Rồi, lại mội lần nữa, thế là chúng tôi ra đời bởi ông Robert Hinchliffe sống ở quãng trường Cheney ở LonDon

Gia đình của tôi rất đông đúc và đa dạng như có: anh kéo cắt vải, chị kéo bấm dùng để cắt chỉ, hay cô kéo cắt tóc …

Trong họ hàng nhà kéo chúng tôi, có một cậu kéo phải nói là 1 phần quang trọng của ngành y tế, các bạn có biết ai không nào? Chính là anh kéo phẫu thuật đấy! Nếu trong các ca mổ, phẫu thuật mà thiếu anh ấy thì trong gang tấc có thể gây thiệt hai lớn, có thể không ngờ trước được. Thế, chúng tôi mà thiếu thì sẽ ra sao?

Thật khó có thể hình dung đưôc hậu quả như thế nào

Không có gì đặc biệt, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bằng nữa phải không. Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân mình. Và nếu chúng tôi có thể tạo ra điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy tạo ra 1 đất nước có vô vàn điều tốt đẹp như chúng tôi.

tknha

ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
24 tháng 8 2018 lúc 13:50
Thuyết minh về cây kéoKéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu. Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo.Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế… cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống. Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp… Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.Kéo kẹp: So với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn.Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu. Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần. Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm.Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa...; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật… Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.
trịnh phước nguyên
Xem chi tiết
︵✰Ah
19 tháng 11 2021 lúc 13:41

Tham Khảo

     Dựa vào dàn ý để làm bài hoàn chỉnh theo ý mình nhé!!

I. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại:

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá trong bài viết)

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

6. Ý nghĩa:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.

Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.

“Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

Nguyễn Đăng Kim
Xem chi tiết
🍀Cố lên!!🍀
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
nthv_.
25 tháng 8 2021 lúc 19:55

Tham khảo:

Chiếc nón lá chính là một phần không thể thiếu trong trang phục cổ truyền của dân tộc VN từ bao đời nay. Thật vậy, chiếc nón lá không chỉ cùng với tà áo dài làm nên trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ VN mà còn khẳng định được giá trị văn hóa đặc trưng của nhân dân VN. Đối với người VN, chiếc nón chính là một phần không thể thiếu trong trang phục cũng như là niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời. Vì thường xuyên lao động ở ruộng dưới thời tiết nắng nóng nên người dân đã sáng tạo một đồ vật có hình nón để đội lên đầu. Những chiếc nón ban đầu được làm từ các chất liệu đơn giản kiếm được ở đồng ruộng: rơm rạ, lá kết lại. Sau đó, chiếc nón của quân lính ngày xưa cũng có hình dạng tương tự với chiếc nón lá ngày nay nhưng kích thước nhỏ hơn. Dần dần, qua năm tháng, nhân dân sáng tạo ra chiếc nón kích thước như ngày nay để đội đầu khi đi ra đồng. Từ các chất liệu như lá rơm, chiếc nón lá của phiên bản ngày nay đã hoàn thiện bằng chất liệu lá được tẩy trắng, chống thấm nước và tránh nắng rất tốt. Tại Hà Nội, vẫn còn làng làm nón lá thu hút được vô cùng nhiều du khách

Chiếc nón lá VN được làm từ các lớp lá lợp với nhau, được liên kết bằng các nan nhỏ dọc theo nón và dán bằng chất liệu kết dính bền chắc. Ngày nay, làng làm nón vẫn còn và tiếp tục lưu giữ giá trị văn hóa tốt đẹp này. Người thợ làm nón thường phải cực kì chú trọng trong việc lựa chọn các lớp lá dừa, lá cọ đẹp, bền để đem tẩy trắng trước khi làm nón. Những mũi chỉ khâu trên mặt nón được bàn tay người thợ làm nên. Cuối cùng, họ thường phết một lớp dầu mỏng lên để nón được bền và đẹp.

Chiếc nón có nhiều công dụng, vừa che nắng, che mưa, vừa đựng đồ, vừa quạt, vô cùng nhẹ và tiện lợi. Quan trọng nhất, chiếc nón lá đi cùng với lịch sử, văn hóa của dân tộc VN theo năm tháng và trở thành biểu tượng của dân tộc VN. Đối với người VN, chiếc nón giống như một người bạn không thể thiếu trong đời sống thường ngày. Người phụ nữ VN mặc tà áo dài trắng, e ấp bên chiếc nón lá chính là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn chương. Đồng thời, chiếc nón lá VN đã được các nhà thiết kế tài hoa thiết kế thành những bộ trang phục cầu kì mà vẫn không mất đi giá trị truyền thống của dân tộc. Đó là cách mà họ mang chiếc nón lá dân tộc ra thế giới thông qua các đấu trường sắc đẹp quốc tế. Nhờ đó, người nước ngoài khi đến VN sẽ hiểu thêm và yêu thêm một đồ vật có ý nghĩa quan trọng với VN.

Tóm lại, nón lá chính là vật dụng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống văn hóa, lịch sử của dân tộc VN. Chiếc nón đã đi cùng năm tháng cùng người dân VN và làm nên truyền thống, vẻ đẹp và hồn cốt dân tộc