Tại sao lại có người không thể phân biệt được màu sắc? Mù màu là gì?
Ở người, bệnh mù màu được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố mẹ không bị bệnh mù màu. Họ có con trai đau lòng bị bệnh mù màu. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái không bị bệnh mù màu là
A. 50%
B. 100%
C. 25%
D. 75%
Đáp án A
Phương pháp: tính trạng do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định di truyền chéo ( mẹ → con trai)
Cách giải:
Người con trai bị mù màu có kiểu gen XaY → Nhận Xa từ mẹ → kiểu gen của P: XAXa × XAY
Xác suất họ sinh đứa con thứ 2 là gái và không bị mù màu là 1/2 (Vì xác suất sinh con gái là 1/2)
Nhìn thấy màu sắc phụ thuộc vào các allele trội của ba gen - gen R và gen G nằm trên nhiễm sắc thể X, trong khi gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường. Các đột biến lặn ở bất kỳ một trong ba gen có thể gây ra mù màu. Giả sử một người đàn ông mù màu kết hôn với một người phụ nữ mù màu và tất cả con cái đều không bị mù màu. Kiểu gen của phụ nữ là gì?
A. RRGGbb
B. RRggBB
C. rrGGbb
D. RRggBB hoặc RRGGbb
Tất cả các con đều không bị mù màu ↔ B- R-G-
Để tất cả con trai họ không bị mù màu ↔ B − X G R Y
→ người phụ nữ phải có kiểu gen là X G R X G R
Mà người phụ nữ bị mù màu ↔ người phụ nữ phải có 1 cặp alen lặn trong kiểu gen
→ người phụ nữ có kiểu gen là: ↔ bb X G R X G R ↔ RRGGbb
Đáp án cần chọn là: A
Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục . Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là
A. 50%.
B. 25%.
C. 12,5%.
D. 75%.
Đáp án B
Con trai đầu : XaY
ð Bố XaY x mẹ XAXa
ð XAXa : XaXa : XAY :XaY
Xác suất sinh đứa con thứ 2 là con gái và mù màu là 1/4
Bệnh mù màu ở người là do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Một phụ nữ không bị bệnh mù màu có bố mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh mù màu, lấy 1 người chồng bình thường. Cặp vợ chồng này sinh được con trai đầu lòng. Xác suất để sinh được đứa con trai này bị mù màu là bao nhiêu?
A.1/8
B.1/2.
C.1/4
D.1/16.
Lời giải
Một phụ nữ không bị bệnh mù màu có bố mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh mù màu=> người phụ nữ đó có kiểu gen 1/2 XM XM ; 1/2 XM Xm
Chồng bình thường có kiểu gen XM Y
Sinh ra đứa con mù màu thì mẹ có kiểu gen XM Xm
Với mẹ có kiểu gen XM Xm
=> con trai bị bệnh là 1/2
Xác suất sinh con trai mù mà là 1/2 x 1/2 = 1/4
Đáp án C
Ở người, alen A quy định máu đông mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở tế bào sinh dục của mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?
A. XAXaY, XaY
B. XAXAY, XaY
C. XAXaY, Xa XaY
D. XAY, XaY
Đáp án : A
Bố mắt nhìn màu bình thường: XA Y
Mẹ mù màu :Xa Xa
Con trai thứ nhất mắt nhìn màu bình thường nhưng mẹ chỉ cho a nên phải lấy A từ bố, mà con trai nên phải nhận cả Y từ bố do đó có kiểu gen: XA Xa Y
Con trai thứ 2 bị mù màu : Xa Y
Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh mù màu, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Cho các nhận xét sau đây:
(1) Nếu bố mắt bình thường thì toàn bộ con gái sẽ có mắt bình thường.
(2) Nếu mẹ mắt bình thường thì toàn bộ con trai có mắt bình thường.
(3) Nếu bố bị mù màu nhưng mẹ bình thường thì con gái có thể bị mù màu.
(4) Nếu một cặp vợ chồng có con gái bị mù màu thì tất cả con trai của họ sẽ bị mù màu.
Số phát biểu sai là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B
Xét từng đáp án ta có:
(1) Bố mắt bình thường có KG X M Y , do đó toàn bộ con gái sẽ nhận giao tử X M từ bố do đó có mắt bình thường. => ĐÚNG.
(2) Mẹ mắt bình thường có thể có KG X M X M hoặc X M X m . Nếu mẹ có KG X M X m thì con trai có thể nhận giao tử X m và bị mù màu. => SAI.
(3) Bố mù màu có KG X M Y , mẹ bình thường có X M X m hoặc X M X m . Nếu mẹ có KG X M X m thì con gái có thể nhận giao tử X m từ cả bố và mẹ và bị mù màu.
=> ĐÚNG.
(4) Nếu có con gái bị mù màu thì mẹ vẫn có thể có KG X M X m , khi đó con trai có thể nhận X M từ mẹ và sẽ không bị mù màu. => SAI
Như vậy có 2 ý đúng.
Tại sao mắt có thể phân biệt được màu sắc, kích thước , hình dạng của vật
Các tế bào que và nón trong võng mạc cho phép sự cảm nhận ánh sáng và khả năng nhìn có ý thức bao gồm phân biệt màu sắc và cảm nhận về chiều sâu.
Các tế bào que và nón trong võng mạc cho phép sự cảm nhận ánh sáng và khả năng nhìn có ý thức bao gồm phân biệt màu sắc và cảm nhận về chiều sâu.
- Trong mắt có 2 loại tế bào thụ cảm là tế bào hình nón và tế bào hình que. Tế bào hình nón hoạt động để thu nhận ánh sáng và màu sắc của vật. Vì vậy mắt ta có thể phân biệt được màu sắc, kích thước, hình dạng của vật.
Bệnh mù màu ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp
A. Nghiên cứu di truyền quần thể
B. Nghiên cứu phả hệ
C. Xét nghiệm ADN
D. Nghiên cứu tế bào học
Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp nghiên cứu phả hệ.
Đáp án cần chọn là: B
Ở người, bệnh mù màu do gen lặn a nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội A quy định không bị bệnh. Một cặp đồng sinh cùng trứng, có giới tính nam được kí hiệu là N1 vàN2. Người N1 có vợ (kí hiệuN3) không bị bệnh mù màu, sinh người con đầu lòng (kí hiệuN4) bị bệnh mù màu. Người N2 có vợ (kí hiệuN5) bị bệnh mù màu sinh người con đầu lòng (kí hiệuN6) không bị bệnh. Trong điều kiện không phát sinh đột biến, kiểu gen của người N1,N2,N3,N4,N5,N6 lần lượt là:
Đáp án A
Đáp án B
Đáp án C
Đáp án D
Đáp án D
Giải thích:
Người phụ nữ số 3 không bị bệnh mù màu, sinh con số 4 bị bệnh mù màu. → Người số 3 phải có kiểu gen XAXa và người số 4 phải là nam, kiểu gen là XaY. Chỉ với kiểu gen của người số 3 và số 4 chúng ta suy ra được đáp án D
Ở người, alen A quy định mắt bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở tế bào sinh dục của mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?
A. XAXaY, XaY
B. XAXAY, XaY
C. XAXaY, Xa XaY
D. XAY, Xa
Đáp án A
-Bố mắt nhìn màu bình thường → có kiểu gen XAY, mẹ bị mù màu → có kiểu gen XaXa.
- Do không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở tế bào sinh dục của mẹ diễn ra bình thường → mẹ luôn cho giao tử Xa
- Con trai thứ nhất mắt nhìn màu bình thường → trong kiểu gen phải chứa alen XA → quá trình giảm phân của bố không bình thường → bố cho giao tử XAY, vậy kiểu gen của người con trai thứ nhất là XAXaY.
- Con trai thứ hai bị mù màu có kiểu gen là XaY