Cho \(a,b>0\)và \(a+b=1\)Chứng minh rằng: \(\left(\frac{1}{a^2}-1\right)\left(\frac{1}{b^2}-1\right)\ge9\)
Cho các số dương a và b thỏa mãn a + b = 1. Chứng minh rằng \(\left(1+\frac{1}{a}\right)\left(1+\frac{1}{b}\right)\ge9\)
Đặt A = \(\left(1+\frac{1}{a}\right)\left(1+\frac{1}{b}\right)\)
A = \(\left(1+\frac{a+b}{a}\right)\left(1+\frac{a+b}{b}\right)\)(Vì a + b = 1)
A = \(\left(2+\frac{b}{a}\right)\left(2+\frac{a}{b}\right)\)
A = \(4+\frac{2a}{b}+\frac{2b}{a}+1\)
A = \(5+2\left(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\right)\)
Vì a, b dương nên áp dụng BĐT Cô - si cho 2 số dương, ta được :
\(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\ge2\sqrt{\frac{ab}{ba}}\)
\(\Leftrightarrow\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\ge2.1=2\)
\(\Leftrightarrow2\left(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\right)\ge4\)
\(\Leftrightarrow5+2\left(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\right)\ge4+5\)
\(\Leftrightarrow A\ge9\)
Dấu bằng xảy ra \(\Leftrightarrow\)a = b > 0
Vậy \(\left(1+\frac{1}{a}\right)\left(1+\frac{1}{b}\right)\ge9\)với a, b là các số dương và a + b = 1
Tớ quên. Dấu bằng xảy ra
\(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}a=b>0\\a+b=1\end{cases}}\)
\(\Leftrightarrow a=b=\frac{1}{2}\)
Một cách khác :))
Ta có : \(\left(1+\frac{1}{a}\right)\left(1+\frac{1}{b}\right)=1+\frac{1}{b}+\frac{1}{a}+\frac{1}{ab}\)
Theo bđt Cauchy-Schwarz dạng Engel ta có : \(\frac{1}{b}+\frac{1}{a}\ge\frac{4}{a+b}=4\)(1)
Theo bđt AM-GM ta có : \(ab\le\left(\frac{a+b}{2}\right)^2=\left(\frac{1}{2}\right)^2=\frac{1}{4}\)=> \(\frac{1}{ab}\ge4\)(2)
Từ (1) và (2) => \(\left(1+\frac{1}{a}\right)\left(1+\frac{1}{b}\right)=1+\frac{1}{b}+\frac{1}{a}+\frac{1}{ab}\ge1+4+4=9\left(đpcm\right)\)
Đẳng thức xảy ra <=> a = b = 1/2
Với a,b,c là các số dương. Chứng minh rằng
a) \(\left(a+b\right)\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\ge9\left(1\right)\) b)\(\left(a+b+c\right)\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\ge9\left(2\right)\)
Đề phải là : cmr : (a+b+c).(1/a + 1/b + 1/c) >= 9
Áp dụng bđt cosi cho lần lượt 3 số a,b,c > 0 và 3 số 1/a ; 1/b ; 1/c > 0 thì :
(a+b+c)(1/a + 1/b + 1/c)
>= \(3\sqrt[3]{a.b.c}\). \(3\sqrt[3]{\frac{1}{a}.\frac{1}{b}.\frac{1}{c}}\) = \(3\sqrt[3]{abc}\). \(3\sqrt[3]{\frac{1}{abc}}\)= \(9\sqrt[3]{abc.\frac{1}{abc}}\)= 9
=> đpcm
Dấu "=" xảy ra <=> a=b=c > 0
Tk mk nha
Cho a,b>0 thoả mãn a+b=1
Chứng minh rằng \(\left(1+\frac{1}{a}\right)\left(1+\frac{1}{b}\right)\ge9\)
cho a+b+c=1, a b c >0. chứng minh ab+a+bc\(\ge9\sqrt{\left(\frac{2}{9}-c^2\right)\left(\frac{2}{9}-b^2\right)\left(\frac{2}{9}-a^2\right)}\)
Cho các số dương a và b thỏa mãn điều kiện a + b = 1.
Chứng minh rằng \(\left(1+\frac{1}{a}\right)\left(1+\frac{1}{b}\right)\ge9\)
Ta có \(\left(1+\frac{1}{a}\right)\left(1+\frac{1}{b}\right)\ge9\) (1)
\(\Leftrightarrow\frac{a+1}{a}.\frac{b+1}{b}\ge9\)
\(\Leftrightarrow ab+a+b+1\ge9ab\) (vì ab > 0)
\(\Leftrightarrow a+b+1\ge8ab\Leftrightarrow2\ge8ab\) (vì a + b = 1)
\(\Leftrightarrow1\ge4ab\Leftrightarrow\left(a+b\right)^2\ge4ab\) (vì a + b = 1)
\(\Leftrightarrow\left(a-b\right)^2\ge0\) (2)
Bất đẳng thức (2) đúng, mà các phép biến đổi trên tương đương, vậy bất đẳng thức (1) được chưng minh.
1+1/a= 1+ (a+b)/a = 2+b/a
tương tự: 1+1/b= 2+a/b
nhân 2 đa thức với nhau đc : 5+2a/b+2b/a=5+2(a/b+b/a)
áp dụng bđt cô si a/b+b/a >=2 =) 5+2(a/b+b/a)>=9 (dấu = xảy ra khi a-b=1/2)
\(LSH=\left(2+\frac{b}{a}\right)\left(2+\frac{a}{b}\right)=5+2\left(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\right)\ge5+2.2=RHS\)
Cho a,b,c>0 và tỏa mãn \(a^2+b^2+c^2=3\). Chứng minh rằng \(2\left(a+b+c\right)+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge9\)
Do \(a^2+b^2+c^2=3\Rightarrow0< a;b;c< \sqrt{3}\)
Với a;b;c thuộc khoảng đã cho, ta luôn có: \(2a+\frac{1}{a}\ge\frac{a^2+5}{2}\)
Thật vậy, BĐT tương đương:
\(\Leftrightarrow-a^3+4a^2-5a+2\ge0\)
\(\Leftrightarrow\left(2-a\right)\left(a-1\right)^2\ge0\) (luôn đúng với \(0< a< \sqrt{3}\) )
Tương tự ta có: \(2b+\frac{1}{b}\ge\frac{b^2+5}{2}\) ; \(2c+\frac{1}{c}\ge\frac{c^2+5}{2}\)
Cộng vế với vế: \(VT\ge\frac{a^2+b^2+c^2+15}{2}=9\)
Dấu "=" xảy ra khi \(a=b=c=1\)
Chứng mình rằng:
a,\(\left(a+b+c\right)\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\ge9\left(a,b,c>0\right)\)
b,\(a^2+4b^2+9c^2\ge12\)biết \(a+2b+3c=6\)
Chứng minh:
1) \(\left(a+b+c\right)\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\ge9\)
2) \(\left(ac+bd\right)^{^2}\le\left(a^{^2}+b^{^2}\right)\left(x^{^2}+d^{^2}\right)\)
B1: https://olm.vn/hoi-dap/question/133327.html
B2: áp dụng bđt Bu-nhi-a-cop-xki với 2 bộ số (a;b) và (c;d) ra luôn
Bài 1:
Ta có:
\(\left(a+b+c\right)\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\ge9\)
\(\Rightarrow1+1+1+\frac{a}{b}+\frac{a}{c}+\frac{b}{a}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}+\frac{c}{b}\ge9\)
\(\Rightarrow\left(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\right)+\left(\frac{a}{c}+\frac{c}{a}\right)+\left(\frac{b}{c}+\frac{c}{b}\right)\ge6\)
Vậy ta cần chứng minh: \(\left(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\right)+\left(\frac{a}{c}+\frac{c}{a}\right)+\left(\frac{b}{c}+\frac{c}{b}\right)\ge6\)
Áp dụng BĐT Cauchy cho \(\frac{a}{b}\) và \(\frac{b}{a}\); \(\frac{a}{c}\) và \(\frac{c}{a}\); \(\frac{b}{c}\) và \(\frac{c}{b}\) ta có:
\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\ge2\left(1\right)\\\frac{a}{c}+\frac{c}{a}\ge2\left(2\right)\\\frac{b}{c}+\frac{c}{b}\ge2\left(3\right)\end{cases}}\)
Từ \(\left(1\right);\left(2\right)\) và \(\left(3\right)\)
\(\Rightarrow\left(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\right)+\left(\frac{a}{c}+\frac{c}{a}\right)+\left(\frac{b}{c}+\frac{c}{b}\right)\ge6\) (luôn đúng)
Vậy \(\left(a+b+c\right)\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\ge9\) (Đpcm)
a) Cho \(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=0\)
Chứng minh rằng: \(x^2+y^2+z^2=\left(x+y+z\right)^2\)
b) Cho a, b, c khác nhau đôi một. Chứng minh rằng:
\(\frac{1}{\left(a-b\right)^2}+\frac{1}{\left(b-c\right)^2}+\frac{1}{\left(c-a\right)^2}=\left(\frac{1}{a-b}+\frac{1}{b-c}+\frac{1}{c-a}\right)^2\)
\(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=0\)
\(\frac{yz}{xyz}+\frac{xz}{xyz}+\frac{xy}{xyz}=0\)
\(\frac{yz+xz+xy}{xyz}=0\)
yz + xz + xy = 0
\(\left(x+y+z\right)^2=x^2+y^2+z^2+2xy+2xz+2yz=x^2+y^2+z^2+2\times\left(xy+xz+yz\right)=x^2+y^2+z^2+2\times0=x^2+y^2+z^2\left(\text{đ}pcm\right)\)
a) Từ giả thiết suy ra: xy + yz + zx = 0
Do đó:
\(\left(x+y+z\right)^2=x^2+y^2+z^2+2\left(xy+yz+zx\right)=x^2+y^2+z^2\)
b) Đặt \(\frac{1}{a-b}=x\); \(\frac{1}{b-c}=y\); \(\frac{1}{c-a}=z\)
Ta có: \(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=a-b+b-c+c-a=0\)
Theo câu a ta có: \(x^2+y^2+z^2=\left(x+y+z\right)^2\)
Suy ra điều phải chứng minh
a)
\(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=0\)
\(\Rightarrow\frac{xy+yz+xz}{xyz}=0\)
\(\Rightarrow xy+yz+xz=0\)
\(x^2+y^2+z^2=\left(x+y+z\right)^2\)
\(\Rightarrow x^2+y^2+z^2=x^2+y^2+z^2+2xy+2yz+2xz\)
\(\Rightarrow x^2+y^2+z^2=x^2+y^2+z^2+2\left(xy+yz+xz\right)\)
Do \(xy+yz+xz=0\)
\(\Rightarrow x^2+y^2+z^2=x^2+y^2+z^2\) ( đpcm )
b)
\(\frac{1}{\left(a-b\right)^2}+\frac{1}{\left(b-c\right)^2}+\frac{1}{\left(c-a\right)^2}=\left(\frac{1}{a-b}+\frac{1}{b-c}+\frac{1}{c-a}\right)^2\)
\(\frac{1}{\left(a-b\right)^2}+\frac{1}{\left(b-c\right)^2}+\frac{1}{\left(c-a\right)^2}=\frac{1}{\left(a-b\right)^2}+\frac{1}{\left(b-c\right)^2}+\frac{1}{\left(c-a\right)^2}+\frac{2}{\left(a-b\right)\left(b-c\right)}+\frac{2}{\left(b-c\right)\left(c-a\right)}+\frac{2}{\left(a-b\right)\left(c-a\right)}\)
\(\Rightarrow\frac{2}{\left(a-b\right)\left(b-c\right)}+\frac{2}{\left(b-c\right)\left(c-a\right)}+\frac{2}{\left(a-b\right)\left(c-a\right)}=0\)
\(\Rightarrow2\left(\frac{1}{\left(a-b\right)\left(b-c\right)}+\frac{1}{\left(b-c\right)\left(c-a\right)}+\frac{1}{\left(a-b\right)\left(c-a\right)}\right)=0\)
\(\Rightarrow\frac{1}{\left(a-b\right)\left(b-c\right)}+\frac{1}{\left(b-c\right)\left(c-a\right)}+\frac{1}{\left(a-b\right)\left(c-a\right)}=0\)
\(\Rightarrow\frac{\left(c-a\right)^2\left(b-c\right)\left(a-b\right)+\left(a-b\right)^2\left(b-c\right)\left(c-a\right)+\left(b-c\right)^2\left(a-b\right)\left(c-a\right)}{\left(a-b\right)^2\left(b-c\right)^2\left(c-a\right)^2}=0\)
\(\Rightarrow\frac{\left(c-a\right)\left(b-c\right)\left(a-b\right)\left[\left(a-b\right)+\left(b-c\right)+\left(c-a\right)\right]}{\left(a-b\right)^2\left(b-c\right)^2\left(c-a\right)^2}=0\)
\(\Rightarrow\frac{\left(c-a\right)\left(b-c\right)\left(a-b\right)\left[\left(-a+a\right)+\left(-b+b\right)+\left(-c+c\right)\right]}{\left(a-b\right)^2\left(b-c\right)^2\left(c-a\right)^2}=0\)
\(\Rightarrow\frac{\left(c-a\right)\left(b-c\right)\left(a-b\right).0}{\left(a-b\right)^2\left(b-c\right)^2\left(c-a\right)^2}=0\)
\(\Rightarrow0=0\) ( đpcm )