.1 Kể tên một số bài văn biểu cảm ( trữ tình ) hay mà em biết.
2. Viết một đoạn văn xuôi biểu cảm.
Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác:
a) Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.
b) Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.
c) Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.
d) Tùy bút cũng là một kiểu văn bản biểu cảm.
e) Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
g) Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện, miêu tả và lập luận, ….
h) Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng, giàu hình ảnh và gợi cảm.
i) Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng.
k) Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ
Những ý kiến sai:
a, Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm
e, Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc
i, Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng
k, Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ
dạng 1: Kể lại câu chuyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích
Dạng 2: Viết đoạn văn biểu hiện tình cảm cảm xúc của em về một đoạn thơ hoặc bài ca dao
Tham khảo:
Dạng 1
Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.
Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói:
– Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.
Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi"
Cuộc chiến kéo dài mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã đuối, thần liền rút quân về.
Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh chán chê cũng không thắng nổi Sơn Tinh, đành rút quân về.
Em rất yêu thích câu chuyện này – câu chuyện đầy cao trào của cuộc chiến. Truyện phần nào giúp em hiểu rõ hơn về hiện tượng bão lũ hằng năm, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ.
Viết một bài văn kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất (sử dụng yếu kết hợp miêu tả và biểu cảm,gạch chân những từ có miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn)
Em cần gấp á
tham khảo
Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trải khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghỉ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vả của mọi người. “Một ngày rảnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rảnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.
Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vả. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.
Cuộc đời mỗi con người ai cũng từng có lúc mắc sai lầm đúng không , tôi cũng vậy . Tôi ngã , vì không học bài ? Không ! Tôi ngã vì đã khinh thường đối thủ của mình...
Đó là năm tôi học lớp bảy , tôi được chọn đi thi học sinh giỏi Văn trong đó có nhỏ A mà tôi ghét . Tôi không ưa cậu ấy lắm . Tôi cho rằng cậu ấy học kém hơn tôi nên tôi đã ung dung ngồi làm bài cho có , câu nào thích thì làm không thích thì để đó lúc gần hết giờ mới làm . Còn đối thủ của tôi thì lại không như vậy , cậu ấy cẩn thận từng tí một , không hề để ý đến tôi đang ngồi cười khinh cậu ấy . Lúc đó tôi cho rằng : " Mình là đứa giỏi Văn nhất lớp , mình hơn nó nhiều , mình giỏi hơn nó về mọi mặt , mình không bao giờ xếp hạng thấp hơn nó nên chả cần phải lo , mình có khi còn hơn nó mấy bậc ấy chưa " . Nhưng đến ngày có kết quả , tôi sững người . Tôi xếp thứ ba còn cậu ấy đứng đầu đội thi học sinh giỏi . Tôi lúc đó không can tâm , tôi không thể đứng sau cậu ấy được . Đáng lẽ tôi cần phải cố gắng hơn nhưng ngày hôm đó cứ như một gáo nước lạnh đổ lên đầu tôi . Tôi bắt đầu thờ ơ với môn Văn vì tôi cho rằng tôi giỏi thế được rồi , tôi sẽ không cần quan tâm đến môn Văn nữa . Và chuyện gì đến cũng sẽ đến , tôi từ đứa giỏi Văn nhất lớp bắt đầu thụt lùi , trở thành đứa học Văn điểm dưới trung bình . Tôi đã khóc , tôi đã khóc rất nhiều , nước mắt ngập hai hàng mi tôi , những giọt lệ tuôn không ngừng . Thử nghĩ xem , một đứa từ điểm Văn luôn luôn trên 8,5 bây giờ chỉ còn có được dưới 6,5 có phải là một cú sốc rất lớn đối với tôi . Tôi chán nản , tôi đã xem rất nhiều video mang tính tiêu cực như " áp lực học hành ..." và rồi chả quan tâm đến việc học nữa . Đối thủ của tôi càng ngày càng tiến lên phía trước , còn tôi ? tôi vẫn ở mức đó , thậm chí là đã thụt lại phía sau . Tôi cứ nghĩ mình sẽ thế này mãi mãi . Nhưng , không ! Đối thủ của tôi không những giúp tôi thoát khỏi sự đau khổ đó , cậu ấy còn chả để tâm đến việc cũ mà còn giúp tôi vươn lên vị trí cũ...
Bây giờ chúng tôi là bạn thân , chúng tôi đã hứa với nhau là tôi sẽ không như lúc trước nữa , sẽ luôn cố gắng hết mình , vì bản thân , vì tương lai và cả vì ba mẹ nữa....
Mik đã in đậm mấy câu miêu tả , biểu cảm nên cậu tự phân loại nhé , chúc cậu học tốt môn Văn , tick đúng cho mik nhé!
Ý kiến nào dưới đây em cho là chính xác hoặc ko chính xác?
Ý kiến:
a) Đã là thơ thì nhất thiết chỉ đk dùng phương thức biểu cảm.
b) Thơ chữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.
c) Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.
d) Tùy bút cngx là một kiểu văn bản biểu cảm.
e) Thơ trữ tình chỉ đk dùng nối ns trực tiếp để biểu hiện tình cảm,cảm xúc.
g) Thơ chữ tìn có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm,cảm xúc qua kể chuyện
h) Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng,giàu hình ảnh và gợi cảm.
i) Thơ chữ tình pải có một cốt chuyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng.
k) Thơ trữ tình pải có một hệ thống lập luận chặt chẽ
Help me.........mai mk hk ùi,giúp mk vs mấy pn ơi
. Ý kiến chính xác:
b). Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
c). Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
d). Tùy bút cũng là một kiểu văn bản biểu cảm
g). Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện.
h). Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng, giàu hình ảnh và gợi cảm
i). Thơ trữ tình phải có một cốt chuyện hay một hệ thống nhân vật đa dạng.
k). Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
. Ý kiến chưa chính xác:
a). Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.
e). Thơ chữ tình chỉ được dùng nối trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
a) Đã là thơ thì nhất thiết chỉ đk dùng phương thức biểu cảm.
b) Thơ chữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.
c) Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.
d) Tùy bút cngx là một kiểu văn bản biểu cảm.
e) Thơ trữ tình chỉ đk dùng nối ns trực tiếp để biểu hiện tình cảm,cảm xúc.
g) Thơ chữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm,cảm xúc qua kể chuyện
h) Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng,giàu hình ảnh và gợi cảm.
i) Thơ chữ tình phải có một cốt chuyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng.
k) Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
Câu đúng là câu in đậm nha
Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (Bài 5), về An Giang (Bài 6), bài Hoa học trò (Bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (Bài 7), các đoạn văn biểu cảm (Bài 9),Bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (Bài 12) và các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào.
Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:
Văn miêu tả | Văn biểu cảm |
Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt. | Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống. |
Dựa vào văn bản “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” Kể lại nội dung bài thơ bằng một đoạn văn xuôi biểu cảm
Tham khảo
Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa. Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên.
Viết đoạn văn biểu hiện tình cảm cảm xúc của em về một đoạn thơ hoặc bài ca dao
Dàn Ý
Mở đoạn: Giới thiệu cảm xúc chung về đoạn thơ/ ca dao (tên tác giả - nếu có)
Thân đoạn: -Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí.
- Trích từ ngữ/ hình ảnh gợi cảm xúc trong đoạn thơ hoặc bài ca dao.
Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của đoạn thơ hoặc bài ca dao.
Viết bài văn kể lại một chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc (bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc kết hợp cả hai yếu tố ấy).
Kể lại một chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc: Chuyến tham quan khu di tích K9 Đá Chông
Địa điểm này vào năm 1957 trong một lần thăm sư đoàn 316 diễn tập bên sông Đà, Bác Hồ đã dừng chân ăn trưa trên đỉnh đồi, ngay dưới chân ba tảng đá chông hùng vĩ. Thấy khí hậu nơi đây mát mẻ, địa hình hiểm trở, phong cảnh đẹp, Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của TW đề phòng chiến tranh có thể mở rộng toàn quốc. Năm 1960, Cục Doanh trại thuộc tổng cục Hậu cần xây dựng một ngôi nhà sàn làm vị trí hội họp nghỉ ngơi của Bác Hồ và Bộ chính trị TW Đảng. Xung quanh là hệ thống công sự kiên cố, khu vực này đặt tên là công trường K9. Những năm có chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, nhiều lần Bác và các đồng chí trong Bộ chính trị đã lên làm việc và nghỉ ngơi tại đây. Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa. Đảng và Nhà nước chọn địa điểm K9 là nơi đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để gìn giữ thi hài Bác. Ngày 15/12/1969 công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 đã hoàn thành trước thời hạn 10 ngày. Để giữ bí mật K9 đổi thành K84. Đúng 23 giờ ngày 23/12/1969 thi hài Bác đã được di chuyển từ K75A đưa vào nơi lưu giữ ở K84 một cách an toàn, đảm bảo kỹ thuật tuyệt đối vào sáng ngày 24/12/1969.
Về cơ bản từ năm 1969-1975, thi hài Bác được giữ gìn ở đồi Đá Chông (có thời gian không dài ở K2). Đúng 16 giờ ngày 18/7/1975, tại K9 đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát về Hà Nội. Đến 20 giờ ngày 18/7/1975 đoàn xe về đến quảng trường Ba Đình. Kính cẩn và trang nghiêm đưa thi hài của Bác vào Lăng, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Người. Hiện nay, K9 đã trở thành nơi một thời giữ yên giấc ngủ của Bác, Bộ Tư lệnh Lăng bố trí bộ phận tiếp đón các đoàn cán bộ và nhân dân toàn quốc về thăm K9. Tại đây du khách thắp hương Nhà thờ Bác Hồ, tham quan khu vực bảo quản thi hài Bác vẫn được giữ nguyên trạng gắn với nhà kính, nhà hầm và các phương tiện kỹ thuật máy móc. Bên trái của khu đồi là dòng sông Đà êm đềm chảy, du khách có thể chụp ảnh lưu niệm với cảnh quan thiên nhiên đầy thơ mộng.
Một địa điểm giúp chúng em có cái nhìn rõ nét hơn về lịch sử, về một thời nhân dân ta đã kháng chiến, chiên sdaasu gian lao để bảo vệ tấc đất non sông. Và hơn hết, chúng em thấy được trách nhiệm của lớp trẻ đối với dân tộc.
Viết đoạn văn biểu hiện tình cảm cảm xúc của em về một đoạn thơ hoặc bài ca dao