AaBb x AaBb
Th1: ko phân ly trong giảm phân 1
Th2: ko phân ly trong giảm phân 2
Th3: cả 2 ko phân ly trong giảm phân 1,2
Th4: mẹ đột biến trong giảm phân 1, bố đột biến trong giảm phân 2
CHỈ XẢY RA Ở CẶP Bb
AaBb x AaBb
Th1: ko phân ly trong giảm phân 1
Th2: ko phân ly trong giảm phân 2
Th3: cả 2 ko phân ly trong giảm phân 1,2
Th4: mẹ đột biến trong giảm phân 1, bố đột biến trong giảm phân 2
CHỈ XẢY RA Ở CẶP Bb
Vẽ
AaBb x AaBb
Th1: ko phân ly trong giảm phân 1
Th2: ko phân ly trong giảm phân 2
Th3: cả 2 ko phân ly trong giảm phân 1,2
Th4: mẹ đột biến trong giảm phân 1, bố đột biến trong giảm phân 2
CHỈ XẢY RA Ở CẶP Bb
Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa ; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu một số tế bào, cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử đột biến có thành phần các gen
A. Aabb, aabb, Ab, ab
B. AAb, aab, Ab, ab, b
C. AAb, aab, b
D. Aab, aab, b, Ab, ab
Đáp án C
-Những tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường tạo giao tử đột biến AAb, aab, b.
Ở người, tính trạng mù màu do một gen lặn nằm trên NST X chi phối. Ở một gia đình, mẹ bệnh mù màu đỏ lục kết hôn với người bố bình thường, sinh ra đứa con trai mù màu đỏ lục và ở mang bộ NST XXY . Cho rằng không có sự xuất hiện của một đột biến gen mới quy định kiểu hình nói trên, sự xuất hiện của đứa con trai mù màu có thể do những nguyên nhân sau :
1.Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân II ở người bố.
2.Rối loạn không phân ly NST giới tính trong giảm phân I của mẹ và bố giảm phân bình thường
3. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân II ở người mẹ, ở bố bình thường.
4. Rối loạn không phân ly NST trong giảm phân I ở người bố.
Số phương án đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
Đáp án B
Qui ước : A bình thường >> a bị mù màu
Bố mẹ XaXax XAY
Con : mù màu đỏ lục có bộ NST XXY .=> Kiểu gen của con trai là XaXaY
Các phương án trên :
1 Rối loạn trong giảm phân II của người bố => bố tạo ra hai loại giao tử YY , XAXA con trai có kiểu gen XaYY – Hội chứng siêu nam=> 1 sai
2. Rối loạn giảm phân I của mẹ tạo ra giao tử XaXa bố giảm phân bình thường tạo ra hai loại giao tử Y,
=> Con trai có kiểu gen XaXaY => 2 đúng
3 Rối loạn trong giảm phân II của người mẹ => mẹ tạo ra giao tử XaXa tạo ra con có kiểu gen XaXaY – Hội chứng Claiphento=> 3 đúng
4. Rối loạn trong giảm phân I của người bố => bố tạo ra giao tử XAY=> con có kiểu gen XAXaY – không bị mù màu=> 4 sai
=> 2 và 3 đúng
Ở phép lai (P): ♂AaBbDd x ♀ AabbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ tể đực, cặp NST mang cặp gen Bb ở 8 % số tế bào không phân ly trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái; ở 12% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân II; ở cả hai tế bào con, giảm phân I diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Theo lý thuyết, phép lai trên tạo ra hợp tử đột biến ở F1 chiếm tỉ lệ là:
A. 20%
B. 80,96%
C. 19,04%
D. 9,6%
Đáp án C.
Do các cặp gen phân li độc lập.
Do đó xét riêng từng cặp gen :
- P : Aa x Aa
F1 : 100% bình thường
- P : Bb x bb
Cơ thể đực có 8% Bb không phân li trong giảm phân I, tạo ra 8% giao tử đột biến, các tế bào còn lại giảm phân bình thường tạo ra 92% giao tử bình thường.
Bên cơ thể cái bb tạo ra 100% giao tử bình thường.
=> Đời con tạo ra 92% hợp tử bình thường về cặp gen Bb.
- P : Dd x Dd
Cơ thể cái có 12% Dd không phân li ở giảm phân II, tạo ra 12% giao tử đột biến , còn lại các tế bào khác giảm phân bình thường tạo ra 88% giao tử bình thường.
Cơ thể đực giảm phân bình thường.
=> Đời con tạo ra 88% hợp tử bình thường về cặp gen Dd.
Vậy đời con tạo ra 1 x 0,92 x 0,88 = 0,8096 = 80,96% hợp tử bình thường.
Tỉ lệ giao tử đột biến được tạo ra từ phép lai trên là 1 - 80,96% = 19,04% hợp tử đột biến.
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có một số cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến lệch bội cả về 2 cặp NST nói trên?
A. 24.
B. 72.
C. 48.
D. 36.
Đáp án B
Cặp NST mang gen Dd không phân ky trong giảm phân I tạo ra được 2 loại giao tử lệch bội là Dd và O, 2 loại giao tử này kết hợp với 2 loại giao tử bình thường D và d, tạo được 4 kiểu gen lệch bội DDd, Ddd, OD và Od.
Cặp NST mang gen Bb không phân ly trong giảm phân II tạo ra được 3 loại giao tử lệch bội BB, bb và O, 3 loại giao tử này kết hợp với 2 giao tử bình thường B và b, tạo được 6 kiểu gen lệch bội BBB, BBb, Bbb, bbb, OB và Ob.
Các gen phân ly độc lập, vậy tạo được tổng cộng 3.4.6 = 72 loại kiểu gen lệch bội về cả 2 NST.
Ở phép lai ♂AaBbDdEe x ♀ AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. trong quá trình giảm phân của cơ thế cái, cặp NST mang cặp gen Ee nằm ở 4% số tế bào không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Ở đời con loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ:
A. 13,6%
B. 2%
C. 0,2%
D. 11,8%
Chọn A.
Trong cơ thể đực có : AaBbDdEe
=> 10% số tế bào cặp NST mang cặp gen Aa ở không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường..
=> 90% giao tử bình thường.
Trong cơ thể cái ở 4% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Ee nằm không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường.
=> 96 % giao tử bình thường.
Ở đời con hợp tử bình thường là:
0,9 x0, 96 = 0.864
Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ là:
1 - 0.864 = 0,136 = 13,6 %
Trong quá trình giảm phân của giới đực, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của giới cái, NST mang gen B ở một số tế bào không phân li trong giảm phân II. Ở phép lai ♂AaBb x ♀AaBb, quá trình thụ tinh giữa các giao tử đột biến sẽ tạo ra những loại thể đột biến nào sau đây?
A. Thể bốn, thể ba, thể một, thể không.
B. Thể ba kép, thể bốn, thể một kép, thể không.
C. Thể bốn, thể không.
D. Thể ba kép, thể ba, thể một, thể một kép.
Giới đực giảm phân cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường tạo giao tử (Aa, O)(B, b) → 4 loại giao tử: AaB, Aab, OB, Ob
Giới cái giảm phân NST mang gen B ở một số tế bào không phân li trong giảm phân II tạo giao tử (BB, B, b, O)(A, a) → giao tử: ABB, AB, Ab, OA, aBB, aB, ab, Oa, giao tử đột biến trong các giao tử trên là: ABB, OA, aBB, Oa
→ Quá trình thụ tinh giữa các giao tử đột biến có thể tạo ra các cá thể:
+ Thể ba kép (AAaBBB, AaaBBB, AAaBBb, AaaBBb)
+ Thể ba (AaaB - về cặp Aaa...)
+ Thể một (AaaB - về cặp B...)
+ Thể một kép: aB, ab, Ab, AB
Trong quá trình giảm phân của giới đực, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của giới cái, NST mang gen B ở một số tế bào không phân li trong giảm phân II. Ở phép lai ♂AaBb x ♀AaBb, quá trình thụ tinh giữa các giao tử đột biến sẽ tạo ra những loại thể đột biến nào sau đây?
A. Thể bốn, thể ba, thể một, thể không.
B. Thể ba kép, thể bốn, thể một kép, thể không.
C. Thể bốn, thể không.
D. Thể ba kép, thể ba, thể một, thể một kép.
Giới đực giảm phân cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường tạo giao tử (Aa, O)(B, b) → 4 loại giao tử: AaB, Aab, OB, Ob
Giới cái giảm phân NST mang gen B ở một số tế bào không phân li trong giảm phân II tạo giao tử (BB, B, b, O)(A, a) → giao tử: ABB, AB, Ab, OA, aBB, aB, ab, Oa, giao tử đột biến trong các giao tử trên là: ABB, OA, aBB, Oa
→ Quá trình thụ tinh giữa các giao tử đột biến có thể tạo ra các cá thể:
+ Thể ba kép (AAaBBB, AaaBBB, AAaBBb, AaaBBb)
+ Thể ba (AaaB - về cặp Aaa...)
+ Thể một (AaaB - về cặp B...)
+ Thể một kép: aB, ab, Ab, AB