'' Chiếc thuyền nhẹ , hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang .''
Hai câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào .
Phân tích nghĩa của hai câu thơ trên .
Hai câu thơ ‘Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã-Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt Trường Giang’ sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ
B. ẩn dụ
C. Điệp từ
D. So sánh và nhân hóa
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
(Trích Ngữ Văn 8 kì II, Nhà xuất bản GD)
1. Hai thơ trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ chứa hai câu thơ đã trích. (1điểm)
2. Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó. (1 điểm)
3. Từ văn bản chứa câu thơ trên và bằng thực tế cuộc sống, em thấy mình cần thể hiện tình cảm với quê hương, đất nước như thế nào để cùng mọi người có thể vượt qua đại dịch Covid -19? (1 điểm)
4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp trình bày cảm nhận của em về khổ thơ chứa câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một câu nghi vấn. Gạch chân và chú thích (3 điểm).
Câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” gợi lên hình ảnh con thuyền như thế nào?
a. Mềm mại, uyển chuyển
b. Khỏe khoắn, tự tin, kiêu hãnh
c. Dũng mãnh, khí thế, làm chủ biển khơi bao la
d. Cả b, c
Chỉ ra cụ thể biện pháp tu từ năm chỗ nào trong câu thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang
so sánh
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"...Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo , mạnh mẽ vượt trường giang.
(Ngữ văn 8 tập 2)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2: Câu thơ chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"
#mn giúp đi ạ.....
1. Nội dung của đoạn thơ: Cảnh ngư đánh cá ra khơi với tinh thần phấn chấn, tư thế chủ động, nhẹ nhõm.
2. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh: chiếc thuyền nhẹ - con tuấn mã. Tác dụng: vừa diễn tả được vẻ đẹp khỏe khoắn của con thuyền, vừa miêu tả con thuyền đang lao ra biển với tốc độ nhanh, mạnh, đầy khí thế. Hình ảnh này góp phần làm cho cảnh ra khơi của những người ngư dân đầy khí thế, hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu.
3. Dân trai tráng // bơi thuyền đi đánh cá.
CN VN
Phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ trong 2 câu thơ sau Chiếc thuyền nhẹ hăng như con Tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
2 câu thơ trên sử dụng phép so sánh và nhân hóa. Qua đó cho ta thấy chiếc thuyền lướt đi nhanh, mạnh trên biển, thể hiện niềm hăng say lao động của người ngư dân
Tham khảo:
BPTT: so sánh
=>Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng.
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ : ''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. Phãng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Trl :
Theo mình thì có biện pháp so sánh và nhân hóa
Mk nghĩ zz
trả lời :
biện pháp nhân hóa
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang."
(Quê hương - Tế Hanh)
a. Chỉ ra và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt có trong hai câu thơ trên.
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ.
a. Từ Hán Việt được sử dụng:
- tuấn mã: nghĩa là ngựa tốt (ngựa khỏe, chạy nhanh)
- trường giang: nghĩa là sông dài (sông rộng)
b. Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh.
Tác dụng: "chiếc thuyền" được so sánh với "con tuấn mã" nhằm diễn tả tư thế và trạng thái của con thuyền khi ra khơi: mạnh mẽ, băng băng lướt trên mặt biển.
a. từ hán việt dược sử dụng trên 2 câu thơ trên là: tuấn mã : ngựa tốt trường giang : sông dài
Các từ hán việt|:tuấn mã, trường giang
Ý nghĩa:miêu tả,nói lên được vẻ đẹp của chiếc thuyền
làm bài tập viết bài miêu tả về hình ảnh con thuyền dựa vào hai câu thơ: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang (Tế Hanh)
Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.
Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để :
“rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Chúc bạn học tốt :)
Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.
Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để :
“rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
nhớ tick mình nhé
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp trình bày cảm nhận của em về khổ thơ chứa câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một câu nghi vấn. Gạch chân và chú thích
làm ơn giúp mình lẹ :C
Tham khảo:
Tình yêu quê hương là một nét rất đẹp của hồn thơ Tế Hanh. Năm 1939, vừa tròn 18 tuổi, đang học Trung học ở Huế, ông viết bài thơ "Quê hương" gửi gắm bao tình thương nhớ, tự hào. "Làng tôi" mà nhà thơ trìu mến nhắc tới là một làng chài nằm ở hạ lưu sông Tra Bồng, thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Quảng Ngãi.
Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài
"cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:
"Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.".
Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng. Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang".
"Hăng" nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành "chiếc buồm vôi":
"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ".
"Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.