Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Mai Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Bình Dương
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
27 tháng 9 2021 lúc 14:18

Tham khảo:
Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
 

Nguyễn Tiến Bình Dương
Xem chi tiết
Ngọc Thủy
27 tháng 9 2021 lúc 15:25

i love you okbanh

Ngọc Thủy
27 tháng 9 2021 lúc 16:50

undefined

chuche
17 tháng 10 2021 lúc 20:15

??? 

Quỳnh Hoàng
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 2 2021 lúc 14:10

Các văn bản nhật dụng đã được học :

+ Cổng trường mở ra

+ Mẹ tôi

+ Cuộc chia tay của những con búp bê

Nội dung những văn bản trên là những vế đề bức thiết trong xã hội như các vấn đề về gia đình, quyền trẻ em, môi trường,....

ThanhSungWOO
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Linh Diệu
Xem chi tiết
huan le
22 tháng 11 2021 lúc 21:23

Bn hc những văn bản nào rồi

huan le
24 tháng 11 2021 lúc 22:10

Cổng trường mở ra : 

tg : Lý Lan

tp : cổng trường mở ra , bài kí : trích từ báo yêu trẻ

nd và nt : ghi nhớ trong SGK, hì hì mình hơi lười

Mẹ tôi : 

tg : Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

tp : Mẹ tôi , được trích trong tác phẩm những tấm lòng cao cả

nd : mẹ tôi là bài ca tuyệt đẹp ca ngợi vẽ đẹp cao cả giàu đức hi sinh của người mẹ , vẽ đẹp mẫu mực của người cha cho ta bài học về đạo làm con 

nt : hình thức là thứ độc đáo giọng văn tha thiết nhưng nghiêm nghị

Cuộc chia tay của những con búp bê : 

tg : Khánh Hoài 

tp : đây là văn bản nhân dụ kết hợp với phương thức miêu tả kết hợp biểu cảm

nd : trong SGK

nt : ngôi kể thứ nhất kết hợp tự sự , biểu cảm và miêu tả

Những câu hát về tình cảm gđ : 

nd : những bài ca dao nói về gđ luôn là những bài cadao sâu nặng thiêng liêng trong cuộc sống của của mỗi con người 

nt : các bài ca dao thường sử dụng biện pháp so sánh , ẩn dụ dọng điệu ngọt ngào và trang nghiêm . Thể thơ lục bát có thế mạch trong việc thể hiện tình cảm

Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người : 

nd : các bài ca dao dã bồi đáp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương , đất nước

nt : rất đa dạng và phong phú như hỏi đáp , nhắn nhủ , so sánh , ẩn dụ , gợi tả giọng điệu thiết tha câu từ độc đáo đã làm cho những bài ca dao chở nên đặc sắc

Những câu hát than thân : 

nd : đây là những tiếng hát than thân , đồng cảm với cuộc đời đau khổ , đắng cay của người lao động tiếng nói phản kháng xã hội cũ 

nt : sử dụng ẩn dụ , so sánh , tượng trưng điệp từ và cách nói theo mô típ quen thuộc 

Những câu hát châm biếm : 

nd : phản ánh những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống có ý nghĩa châm biếm 

nt : giống nghệ thuật của bài "Những câu hát than thân" nha

Sông núi nước nam : 

tg : Lý Thường Kiệt 

nd : bài thơ là sự khẳng định chủ quyền của đất nước đồng thờilà lời răn đe có ý định sâm lược

nt : thể thơ ngắn gọn súc tích dồn nén được cảm xúc 

      lựa chọn ngôn ngữ hùng hồn , đanh thép , dọng điệu dõng dạc

Phò giá về kinh : 

tg : Trần Quang Khải 

tp : lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long

nd : thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình , thịnh trị 

nt : thể thơ "Ngũ ngôn tứ tuyệt"

      diễn đạt cô đúc , dồn nén 

      dọng điệu hào hùng

Bánh trôi nước : 

tg : Hồ Xuân Hương 

tp : thể thơ "Thất ngôn tứ tuyệt"

nd : trân trọng vẽ đẹp , phẩm chất và nhân cách của người phụ nữ 

       cảm thông cho số phận chìm nỗi 

nt : ẩn dụ , đảo thành ngữ 

      kết cấu chặt chẻ , độc đáo

      ngôn ngữ bình dị , dễ hiểu

Qua đèo ngang : 

tg : bà Huyện Thang Quan 

tp : bài thơ được sáng tác khi bà vào Huế nhần chức

nd và nt : SGK

bạn đến chơi nhà : 

tg : Nguyễn Khiến 

nd : vẽ đẹp tâm hồn nhà thơ 

       khắc họa tình cảm thân thiết

       bài thơ thể hiền 1 quan niệm về tình bạn

nt : sáng tạo nên tình huống thơ độc đáo 

      cách lập ý bất ngờ 

      phép đối , lời nói cường điệu

      vận dụng ngôn ngữ , thể loại điêu luyện

Xa ngắm thác núi : 

tg : Lý Bạch

tp : ngũ ngôn cố thể

nd và nt : SGK

Hồi hương mẫu thư : 

tg : Hạ Chi Chương 

tp : khi ông về quê hơn 50 năm xa cách 

nd : bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết và nồng ấm 

nt : đối 

      tào tình huống tự nhiên giàu sức gợi cảm 

      giọng điệu hóm hỉnh pha chút ngập ngùi

mình làm luôn bài "Rằm thánh giêng" nha

Cảnh khuya , Rằm tháng giêng : 

tg : Hồ Chí Minh

tp :được viết tại chiến khu Việt Bắc những năm đầu của kháng chiến chống Pháp

nd : SGK

nt : 2 bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp , có màu sắc cỗ điển mà bình dị , tự nhiên

       có mấy bài mình ko học nên mình ko ghi xin lỗi bn nha có chỗ nào sai bn bổ xung vào giùm mình với nhé và chúc bn học tốt 

binh pham
Xem chi tiết
Ngọc Huỳnh
11 tháng 1 2022 lúc 15:45

Thì bạn cảm thấy thế nào về nội dung - chương trình Ngữ văn 7 như thế nào thì bạn ghi ra.

Còn câu 2 thì bạn sắp xếp thế nào, kế hoạch bạn sẽ làm trong chương trình HK 2.

buiminhchau
Xem chi tiết
Lê Phạm Bảo Linh
11 tháng 11 2021 lúc 10:25

I. Văn bản:

1.Cổng trường mở ra
- Tác giả: Lý Lan
- PTBĐ chính: Biểu cảm .
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
- Xuất xứ: Viết ngày 1/9/2000 trên báo Yêu trẻ - TP.HCM – số 166
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu ….. ngày đầu năm học: tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con.
+ Phần 2: từ thực sự mẹ….. mẹ vừa bước vào: Sự hồi tưởng của mẹ về ngày khai trường.
+ Phần 3: Mẹ nghe nói…. đến hết: Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
=> Nội dung: Văn bản ghi lại những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên, đó là dấu ấn khó phai của tác giả và cũng là của cuộc đời mỗi người.

2.Mẹ tôi
- Tác giả: Ét- môn– đô đơ A– mi- xi
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Thể loại: Văn bản nhật dụng, viết dưới hình thức bức thư.
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” năm 1886.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ Bố để ý là sáng nay…. vô cùng: Lý do bố viết thư.
+ Phần 2: trước mặt cô giáo…. tình thương yêu đó: Hình ảnh ngưới mẹ qua người cha.
+ Phần 3: Từ nay,….. của con được: Thái độ của người cha
=> Nội dung: Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội trong bức thư của người bố.

3.Ca dao.
*  Những câu hát về tình cảm gia đình:
                                  Công cha như núi ngất trời,
                            Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
                                  Núi cao biển rộng mênh mông,

                            Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào của hát ru.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc: Công cha với núi ngất trời; Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển Đông.
- Từ láy: mênh mông
- Điệp từ: núi, biển
=> Công lao cha mẹ không gì sánh nổi
=> Con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
=> ND: Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
* Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước:
              Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
              Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
                         Thân em như chẽn lúa đồng đòng,
               Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Hai câu thơ đầu:
+ Câu thơ dài, sử dụng từ ngữ địa phương
+BPNT: điệp từ, đảo ngữ, đối xứng, từ láy.
+ Tác dụng của biện pháp tu từ: Diễn tả sự rộng lớn, trù phú và đầy sưc sống của cánh đồng.
Hai câu sau:
+ BPNT: So sánh “thân em” với “chẽn lúa đòng đòng”
+ Tác dụng BPNT: cho thấy hình ảnh cô gái trẻ trung, phơi phới và tràn đầy sức sống.
=> Lời của chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống-> chàng trai ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước và cô gái-> bày tỏ tình cảm của mình.
=> Nghệ thuật của bài thơ:
+ Thường gợi nhiều hơn tả
+ Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ,….
+ Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
+ Thể thơ: lục bát biến thể.
=> Nội dung:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
* Những câu hát châm biếm:
- Những câu hát châm biếm thể hiện nỗi niềm tâm sự của tần lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp lao động dưới chế độ cũ.
- Những câu hát châm biếm là những câu hát phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của hạng người và sự việc đáng chê cười.
                              Cái cò lặn lội bờ ao
                     Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
                              Chú tôi hay tửu hay tăm,
                     Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
                              Ngày thì ước những ngày mưa,
                     Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
-
Hình thức: nói ngược.
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
-Hạng người này thời nào, nơi nào cũng cần phải phê phán.
- Hai dòng đầu:
+ Bắt vần “ao”, “đào”
+ Chuẩn bị giới thiệu nhân vật “chú”
+ Cô yếm đào( cô gái đẹp) >< chú tôi( có nhiều tật xấu)
- “ Hay tửu hay tăm” nghiện rượu, nát rượu.
- “ Hay nước chè đặc” nghiện chè.
-“  Hay nằm ngủ trưa”
-“ Ngày thì ước những ngày mưa” khỏi phải đi làm
-“ Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” được ngủ nhiều
* Những câu hát than thân:
                                Thương thay thân phận con tằm,
                         Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
                                Thương thay lũ kiến li ti,
                         Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
                                Thương thay hạc lánh đường mây
                         Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
                                Thương thay con cuốc giữa trời,
                          Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- BPTT:

+ Điệp từ “ thương thay”: Lời người lao động thương và đồng cảm với những người khốn khổ và chính mình.
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con tằm: bị bóc lột sức lao động
- Con kiến: chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo.
- Con hạc: cuộc đời mịt mờ, phiêu bạt.
- Con cuốc: nỗi oan trái không ai hiểu.
=> Nỗi khổ trăm bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
=> Nội dung: Thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực, phơi bày các sự việc mâu thuẫn, các thói hư tật xấu.

 II. Tiếng Việt

1. Từ láy

- Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa, nhưng khi ghép lại thành 1 từ có nghĩa.

- Tác dụng của từ láy?
+ Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật, hiện tượng.

2. Từ ghép

- Các loại từ ghép
+ Có 2 loại từ ghép là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)

- Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

3. Quan hệ từ

- Thế nào là quan hệ từ?
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.; Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

- Sử dụng quan hệ từ?
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
+ Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp
Mình mới viết được thế này thôi bạn ạ, bạn cho cả cái đề cương lên đây thì bạn đợi tí nhé 
Thanks