Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Thị Thanh Thủy
Xem chi tiết
Hạnh bị mất acc
17 tháng 6 2018 lúc 15:47

Cây phượng trường em được trồng từ khi ngôi trường mới được thành lập.Tuổi của cây cũng chính là tuổi của trường. Thân cây cao, to và sần sùi, có cả những cái mấu nổi lên như những cục u, đủ biết cây đã già lắm rồi.Cành cây vươn rộng tạo thành một chiếc ô xanh khổng lồ, che mát cho cả sân trường. Rễ cây to và cứng trồi cả lên mặt đất, như những con rắn đang say ngủ.Trên những cành nhánh, lá phượng xòe ra đều đặn và đối xứng nhau.Màu xanh của lá như màu cốm non, tạo cho người khác một cảm giác dễ chịu khi ngắm nhìn.Mùa hè xanh tươi là thế nhưng đến mùa đông, phượng trút lá chỉ còn là những cành cây khẳng khiu như những chiếc lược chải tóc cho mây trời.Hoa phượng bừng nở cũng là lúc mùa hè về.Trên tán cây, những chú ve đã hát vang bài ca chào đón mùa hè đến.Phượng và ve dường như đã trở thành dấu hiệu đặc trưng mà mỗi khi nhắc đến mùa hè người ta không thể quên.Những ngày đầu hè, phượng còn lác đác vài bông ẩn trong tán là xanh.Rồi khi ánh nắng mặt trời ngày trở nên gay gắt và chói chang, những nụ màu đỏ chúm chím như bừng tỉnh giấc, phượng đồng loạt nở rộ không báo trước, để lũ học sinh ngỡ ngàng ngước nhìn lên và tự hỏi: “Phượng nở từ bao giờ mà bất ngờ vậy”.Giữa vùng trời bao la, đám lá xanh rờn, hoa phượng tự tin, kiêu hãnh vươn mình kheo sắc đỏ làm cho muôn loài ghen tị vì thua hương kém sắc.Nắng càng chói chang, phượng càng rực rỡ.Một đóa phượng gồm nhiều bông hoa kết thành, mỗi bông đều có từ 4-5 cánh trông như cánh bướm,dịu dàng ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong.Mỗi đóa hoa là một đốm lửa đỏ rực, cả cây phượng làm bừng sáng cả một góc sân khoảng trời, nhìn từ xa trông cây như đang bốc cháy.Những chú ong chăm chỉ bay đến từng bông hoa hút mật, cùng với những chú ve tạo nên bức tranh mùa hè rực rỡ màu sắc.
Phượng làm lòng người học sinh nôn nao vì một mùa thi nữa lại về, nhìn sắc phượng đỏ mà biết bao bồi hồi cùng với lo lắng.Dưới tán già, chúng em cùng nhau trao đổi bài đầy say mê, cánh phượng rơi trên vạt áo còn đọng lại mùi hương tinh khiết.Đối với những học sinh cuối cấp sắp phải rời xa mái trường, phượng được ép lại trong trang sách học trò để gợi nhắc về một khoảng thời gian thật đẹp được gắn bó với thầy cô và bạn bè.Góc sân nơi cây phượng già đang đứng là nơi diễn ra bao cuộc chia tay trong niềm nuối tiếc và lưu luyến bịn rịn,những lời lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng dạt dào cảm xúc ngày thường vốn khó nói nay chất chứa biết bao tình cảm chân thành.Những ngày hè, học sinh về hết, cổng trường khép kín, chẳng còn tiếng trống, chẳng còn tiếng cười nói vui đùa, phượng đành đứng một mình buồn thiu nhìn cảnh còn nhưng người vắng.Và rồi khi ba tháng hè kết thúc, ngày khai giảng lại đến, phượng đón học sinh trở về trong vòng tay thân yêu, lại trở về là một người bạn gần gũi của đám học trò nhỏ.

Chúc bạn học tốthihi

Thu Phương
17 tháng 6 2018 lúc 16:21

Đã mấy năm trôi qua rồi, khi tôi chỉ còn là học sinh lớp một, cây phượng lúc đó to cao, tán lá xanh tươi rực rỡ, hiên ngang đứng sừng sừng giữa sân trường. Vậy mà đã mấy năm trôi qua, cây phượng bây giờ đã trở thành một bác cây già ở góc trườn. Đứng nhìn cây, những cảm nghĩ của tôi bắt đầu dâng trào. Tôi nghĩ: "Cây phượng cũng giống như con người vậy, theo thời gian, cây phượng sẽ bắt đầu già đi, giống như con người vậy, lúc đầu, cây phượng to cao, rự rỡ tràn đầy sức sống, nguyện cống hiến hết tuổi thanh xuân và cống hiến hết mình cho ngôi trường này, cho xã hội cho đất nước, sau khi tuổi thanh xuân đẹp đẽ đã qua, cây phượng bây giờ đã trở thành một ông đồ già hiểu biết, là người ông của tất cả đàn cháu trong ngôi trường này. Mặc dù đã về tuổi xế chiều, cây phượng vẫn mạnh mẽ, hiểu biết uyên thâm có trí nhớ tốt giống như vẫn đang là tuổi hai mươi, cây phượng cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, ông phượng là nơi cho các học sinh lúc trước thường ngồi trò chuyện, ôn bài, đọc báo, cũng là nơi cho các cuộc chia tay đẫm nước mắt để tạm biệt những học sinh cuối cấp, là nơi chứng kiến các kì thi, sự lo lắng, vui vẻ cũng như đâu buồn của học sinh, là nơi cho sự vui vẻ vì sắp được nghỉ hè rồi và nỗi vui tười, tất bật chào đón một năm học mới khi mùa hè đã qua, tất cả những việc đó, cây phượng già đã từng trải qua. Tôi ngồi trên gốc cây phượng già, tôi như thấy rằng cây phượng không hề nuối tiếc bất kì thứ gì khi ở tuổi thanh xuân, cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời, có lẽ lúc đó, cây phượng đã có biết bao nhiêu việc có thể làm hơn là chỉ đứng một chỗ, nhưng không cây phượng không hề nuối tiếc về bất kì gì việc gì cả, nó vui vì đã đóng góp, cống hiến hết mình cho ngôi trường này, xã hội này dù chỉ là một việc nhỏ thôi, tất cả những việc nó cóm thể làm ở tuổi mười tám, hai mươi. Nhưng không nó đã gạt bỏ hết những lợi ích dành cho mình và đã chấp nhận đứng một chỗ. Nhưng theo tôi nghĩ, không hẳn cây phượng chỉ đứng ở một chỗ đâu, nó đang giúp đỡ, ngắm nhìn các em học sinh, đi cùng các em học sinh để chắp vá những điều vui vẻ trong tuổi thơ của các em ấy, chắc chắn trong tuổi thơ của ai cũng có cây phượng vì phượng là của học trò, là của tuổi thơ, là nơi cho các em tựa về, làm bóng mát cho các em để các em có thể học tập hết mình, vui chơi hết mình ở trong ngôi trường thân yêu này, giờ đây, cây phượng tuy đã già, nhưng các em học sinh chắc chắn sẽ nhớ đến ông - cây phượng người ông lặng thầm, trầm ngâm dìu dắt, đưa các em đến chân trời mới, chân trời của tuổi thơ, của ước mơ, chắp thêm cho các em đôi cánh nghị lực để bay cao hơn, bay xa hơn đến những chân trời mới. Dù sau khi đã lớn khôn, thành công, các em sẽ nhớ đến ông, người ông của tất cả trẻ em, dịu hiền, thầm lặng, người ông của tuổi thơ, của lòng tốt, của sự vui chơi, ông là một người ông của tuổi thơi, của tuổi học nghịch ngợm. Tôi và các em thiếu niên nhi đồng sẽ rất nhớ ông - ông phượng già của tuổi thơ.

Thiên Chỉ Hạc
17 tháng 6 2018 lúc 16:54
Dàn ý tả cây hoa phượng

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu? Từ bao giờ?

2. Thân bài:

* Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?

- Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?

3. Kết bài:

* Tình cảm của em đối với cây hoa phượng.

Yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết...

(~•v•)~_ Kim_@@
Xem chi tiết
Quyen Nguyen Tran Thuc
Xem chi tiết
Darlingg🥝
Xem chi tiết
✰._.✰ ❤teamღVTP
15 tháng 11 2021 lúc 21:08

Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh tanh của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lật đật , lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh , mong manh . Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười,viu vẻ , đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Khách vãng lai đã xóa
Darlingg🥝
15 tháng 11 2021 lúc 21:27
bạn ơi o phải đoạn văn tph nhé :))
Khách vãng lai đã xóa
Trần Nguyễn Cát Tường
Xem chi tiết
phamthuylinh
19 tháng 2 2021 lúc 23:25

sorry a(cj) mik ms học lớp 6 thoy ._.?

Nguyễn
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
19 tháng 12 2021 lúc 19:30

Tham khảo 

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

Đinh Trọng Khoa
Xem chi tiết
xMiriki
Xem chi tiết
Lưu Thùy Linh
15 tháng 12 2019 lúc 20:15

Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chính là số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này.

Khách vãng lai đã xóa
bui tuan dat
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 9 2021 lúc 19:52

Em tham khảo:

 Lão Hạc là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khỗ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vătt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lạo từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.