Nêu điểm chung và điểm khác nhau của 2 tác phẩm "Tẩu lộ" và "Ngắm trăng"
Đặc điểm của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai tác phẩm Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Bác Hồ là gì ?
A. Là một người yêu thiên nhiên tha thiết và luôn khát khao được sống chan hoà với thiên nhiên.
B. Là một người kiên cường, bất khuất, luôn giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.
C. Là một người giàu lòng nhân ái, luôn quên mình vì người khác.
D. Là một người có trí tuệ lớn, có tầm nhìn xa trông rộng.
II-Tự luận
Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng và nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
Đáp án
Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng (1đ)
- Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
- Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Giá trị nội dung: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác giữa chốn ngục tù khó khăn, gian khổ (1đ)
- Giá trị nghệ thuật: bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng hàm súc. Vừa mang màu sắc cổ điển vừa có tinh thần hiện đại. (1đ)
nêu điểm giống nhau và khác nhau của các tác phẩm truyện kí Việt Nam mà em đã học
1/* Giống nhau:
- Đều là văn tự sự , là truyện kí hiện đại ( đều được sáng tác thời kì 1930-1945)
- Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả,đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập
- Đều chan chứa tinh thần yêu thương nhân đạo ( yêu thương , trân trọng những tình cảm , những phẩm chất tốt đẹp của con người , tố cáo những gì tàn ác xấu xa )
- Đều có lối viết chân thực , gần gũi đời sống , rất sinh động (bút pháp hiện thực )
* Khác nhau:
-"Trong lòng mẹ" thuộc thể loại hồi kí . "Tức nước vỡ bờ" thuộc thể loại tiểu thuyết còn "Lão Hạc" thuộc thể loại truyện ngắn.
- Khác nhau về nội dung , đặc sắc nghệ thuật
Đề 1: Viết mở đoạn giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung bài thơ ‘’Ngắm trăng’’
Đề 2: Viết mở đoạn giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung của bài ‘’Tức cảnh Pác Bó’’
‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.
Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên
Câu 5 ( 2 điểm) Hãy nêu điểm giống và khác nhau về phương diện Quang học của Mặt Trời và Mặt Trăng
* Giống nhau: Đều là vật sáng. ( Mắt người có thể quan sát được )
* Khác nhau:
- Mặt Trời tự phát ra ánh sáng ( nguồn sáng )
- Mặt Trăng hắt lại ánh sáng chiếu tới nó
hình ảnh bác hồ qua các bài thơ ngắm trăng đi đường tẩu lộ
viết thành bài văn nha
Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.
Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,...Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.
Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),...Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.
Xác định và nêu tác dụng của BPTT có trong câu :
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ."
(Ngắm trăng - Hồ Chí Minh)
giúp mk vs
mk đng cần gấp
Tham khảo:
+) Bien phep tu tu la: nhân hóa: "Trăng nhòm” va điệp từ “ ngắm”
+) Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu... Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
Hãy chỉ ra điểm chung và điểm riêng của ba bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", "Ngắm trăng" , "Đi đường" của Hồ Chí Minh
* Điểm chung: Ba bài thơ đều được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt, hình thức ngắn gọn, cô đọng.
* Điểm riêng:
- Bài "Tức cảnh Pác Bó" được sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp, khi Bác hoạt động Cách mạng ở Pác Bó.
- Bài "Ngắm trăng" được sáng tác khi bác bị bắt giam, sống trong hoàn cảnh tù đày.
- Bài "Đi đường" được sáng tác khi Bác trên đường chuyển lao từ nhà tù này đến nhà tù khác. Qua hành trình chuyển lao, người tù Cách mạng - nhà thơ đã nhận thức được những điều mới mẻ.
cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
đều thể hiện phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ cách mạng (bác)
thơ mang hòa quyện chất thép và chất tình
câu này cô giáo mình kt 15 phút òi nên mk nhớ rõ lắm. ok đúng
"Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan"
(Ngữ văn 8- tập 2, trang 39)
Câu 1: Chép tiếp để tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh
Câu 2: Nêu và giải thích tên nhan đề tiếng Hán của bài thơ trên. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 3:Câu thơ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan thể hiện hành động nói nào?
Câu 4: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 5: Khái quát nội dung tư tưởng của bài thơ em vừa chép.
tham khảo
Câu 1:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Câu 2:
- Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng - vượt qua gian lao chổng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Tác giả: Hồ Chí Minh.