Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trần Nhật Minh

Nêu điểm chung và điểm khác nhau của 2 tác phẩm "Tẩu lộ" và "Ngắm trăng"

nguyen minh ngoc
17 tháng 5 2018 lúc 16:30

Trả lời dưới dạng văn xuôi:
-Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". -Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" =>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. -Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành. =>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao. -Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình. =>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời. =>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.

Trả lời bằng gạch đầu dòng:
- Chất thép trong thơ Bác
- Phong thái ung dung và tâm hồn lạc quan
- Tâm hồn thi sĩ ẩn trong tinh thần người Chiến sĩ Cách mang

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
15 tháng 8 2019 lúc 15:41
1. Ngắm trăng (vọng nguyệt):

a. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:

Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

– Bác ngắm trăng trong cảnh tù ngục.

Trong bài thơ Bác kể những thiếu thốn gì của người tù ? Vì sao Bác chỉ kể những thứ đó ?

Trong tù thiếu rượu và hoa vì đây là những thứ các thi nhân thường có khi ngắm trăng ,xem chúng là tri âm.

Trước cảnh đẹp của đêm trăng , tâm trạng của Bác thể hiện như thể nào ?

Tam trạng của người tù bối rối, xúc động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang là thân tù.

b. Phong thái ung dung của người tù cộng sản:

Sau giây phút xúc động và bối rối ấy ,nhà thơ quyết định như thế nào? Có thể bình luận điều gì về quyết định ấy?

Không rượu không hoa thật đáng tiếc ,thi nhân không được tự do càng day dứt hơn những nhà thơ vẫn chủ động hướng ra song cửa nhà giam để ngắm trăng. Thiếu thốn mọi thứ nhưng nhà thơ vẫn vượt lên cảm hứng cái đẹp => Tâm hồn chan hoà với thiên nhiên rất lãng mạn.

c. Nghệ thuật:

– Chỉ ra nghệ thuật độc đáo ở hai câu thơ cuối (thảo luận nhóm)

+ Trăng: nhân hoá thành con người

+ Vọng : Ngắm từ xa, khán : nhìn

+ Nhân khán , nguyệt khán :nhìn bầu trời => cửa sổ để ngắm người ,người ngắm .

=> Độc đáo: Song ( của sắt nhà tù ) chắn giữa hai câu thơ nhưng không ngăn được sự giao cảm giữa thi nhân và trăng . Buồng giam không thể khoá hồn người nhất là người chiến sĩ .

Qua bài thơ ,em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?

Bác là người có tâm hồn người nghệ sĩ ,có phong thái ung dung vượt hẳn lên sự nặng nề ,tàn bào của tù ngục)

=> Bài thơ giản dị, hàm súc, nghệ thuật nhân hoá đã ghi lại một đêm ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: không có rượu ,không có hoa để thưởng lãm, khơi gợi nguồn thi hứng nhưng cuộc ngắm trăng đầy thi vị .Qua đó ,ta thấy được tâm hồn nhà thơ Hồ Chí Minh chan hoà với thiên nhiên, hướng về cái đẹp và phong thái ung dung ,vượt lên cảnh tù ngục của Bác.

2. Đi đường (tẩu lộ)

a. Hoàn cảnh sáng tác:

– Trong thời gian bị giam cầm hơn một năm ở Trung Quốc ( 8-1942 -> 9-1943), Hồ Chí Minh bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác ;mỗi lần bị giải đi là một lần rất gian khổ .( 13 huyện với 18 nhà lao)

– Tinh thần Bác vẫn tràn đầy niềm lạc quan

-Nhận xét về bản dịch của bài thơ ?

+ Đây là bản dịch tốt ,lời thoát ,sát với nguyên tác, không có chữ nào là gượng ép .

+ Tuy nhiên chỗ chưa sát: nguyên tác viết theo thể thất ngôn ;dịch thơ lục bác …

Kết cấu bài thơ được thể hiện như thế nào ?

+ Bài thơ có kết cấu khá chuẩn của một bài thơ tứ tuyệt : Khai – Thừa -Chuyển -Hợp.

Bài thơ có 2 lớp nghĩa : nghĩa đen và nghĩa bóng .Em hãy chỉ ra hai lớp nghĩa đó?

+ Nghĩa đen : Sự vất vả của việc đi đường

+ Nghĩa bóng : con đường đời và con đường CM.

b. Nỗi vất vả trên đường chuyển lao:

Câu thơ đầu nói lên điều gì ?

– Sự gian lao ,vất vả của người đi đường

Câu 2, chỉ ra cho chúng ta khó như thế nào ?

Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác ) khó khăn chồng chất ,gian lao vô vàn ,triền miên . Cảm nhận thám thía ,suy ngẫm về nỗi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, đường đời của người tù cộng sản Hồ Chí Minh

c. Tư thế ung dung, tự tại của người tù cộng sản:

Mạch thơ ở câu 3 có gì khác với 2 câu đầu ?

Đó là câu chuyện ,cả một chặng đường gian lao dài dặc đã kết thúc ,nhân vật trữ tình đã trở thành khách du lịch đến được vị trí cao nhất ,tốt nhất để tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ bao la trước mắt.

Câu thơ 4 gợi ra điều gì ?

Diễn tả niềm sung sướng đặc biệt ,bất ngờ, phần thưởng quý giá đối với con người trải qua bao nhiêu gian khổ và vất vả.

Qua phân tích ,em hãy nêu ra ý nghĩa ( bóng ) của bài thơ .

Đường đời ,con đường CM bao giờ cũng phải trải qua bao nhiêu khó khăn ,gian khổ ,nhưng nếu chúng ta biết kiên cường ,vững bước thì sẽ đi đến thành công rực rỡ.

Ý tứ của Bác thật là sâu sắc và chí lí .Quả thật CMVN và trãi qua muôn vàn thử thách ,nhưng cuối cùng bằng sự kiên trì của toàn dân tộc ,chúng ta đã giành được độc lập tự do như hiện nay.

=> Bài thơ có hình ảnh của hiện thực: con đường nhiều gian khổ mà Tưởng GiớiThạchđày ải người tù, người tù vượt qua chập chùng đường núi, muôn trùng núi non trong tầm mắt con người khi lên đến đỉnh núi. Qua đó, nêu lên một bài học chân lí sâu sắc: Con đường đời ,con đường CM nhiều thử thách chông gai nhưng nếu ta kiên trì ,bền chí vượt qua thì sẽ đạt đến thắng lợi rực rỡ .


Các câu hỏi tương tự
The_walking_dead_fan
Xem chi tiết
tien pham
Xem chi tiết
minh ngoc
Xem chi tiết
fjkjrthjkvfjbjir
Xem chi tiết
Trân Khánh
Xem chi tiết
Han Nguyen
Xem chi tiết
Đoan Trang Trần
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
tien pham
Xem chi tiết