Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hoang thi huyen trang
Xem chi tiết
Nguyễn Lương Phương Thảo
27 tháng 12 2018 lúc 17:30

Bài tham khảo nhé bn:

Trong cuộc sống, hình ảnh người tham gia giao thông với chiếc mũ bảo hiểm không còn quá xa lạ với chúng ta. Đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nội quy bắt buộc mà nhà nước chính quyền ban hành trong điều luật giao thông.Vì vậy chiếc mũ bảo hiểm có một vai trò khá quan trọng đối với mỗi người cùng với những lợi ích to lớn của nó.

Về cấu tạo thì mũ bảo hiểm là loại mũ đặc biệt dùng bảo vệ đầu của con người khi bị tai nạn giao thông hay bị va chạm quá mạnh. Mũ bảo hiếm thường cấu tạo bằng ba phần: vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo (quai mũ, kính chắn gió...). Phần vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh, có độ bền cao. Vỏ mũ được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ không phải kim loại. Phần vỏ này thường được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Lớp lót bên trong mũ được bằng loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao giúp mũ không bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Bên trong mũ được thiết kế những khe thông gió. Những lỗ thông gió này được thiết kế rất khoa học giúp người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm một cách thoải mái và thông thoáng hơn, không tạo cảm giác ngứa ngáy cho da đầu. Phía trước mũ có mui chắn giúp cản trở bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt người đội mũ có thể quan sát hình ảnh một cách sắc nét.
Ở dưới nón chính là quai nón, có tác dụng giữ cho nón chắc và chặt vào đầu người khi tham gia an toàn giao thông kể cả khi người sử dụng có bị té ngã hay chịu một lực tác động khác cực mạnh thì nó vẫn sẽ giữ chặt vào đầu người. Dây có thể là loại dây dù, vừa rẻ vừa bền, cũng có thể là loại dây da cao cấp hơn. Cách sử dụng mũ bảo hiểm rất đơn giản vì người ta chia sợi dây thành 2 phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc. Một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây có thể di động được để phù hợp với vị trí cằm. Trên sợ dây đó còn có một khớp nới để người dùng điều chỉnh tùy ý, giúp nón giữ chặt với đầu và phù hợp với người sử dụng.

Có rất nhiều loại mũ nên cũng có đa dạng những hình dạng. Tuy nhiên có lẽ phổ biến nhất là 2 loại mũ : nón nửa đầu và nón trùm hết đầu. Nón trùm hết đầu khá cồng kềnh nhưng ngược lại độ an toàn thì rất yên tâm. Nó bao quanh đầu, có mặt kính an toàn ở tầm mắt nhìn, có khả năng chống bụi, giúp không cho tác nhân bên ngoài bay vào làm tổn hại mắt người nhìn. Loại mũ này không được phổ biến cho lắm, thường dùng cho dân đi phượt, cảnh sát, ... Ở loại thứ hai là mũ nửa đầu, được dừng khổ biến và dường như là hầu hết. Đúng như cái tên, loài mũ này bảo vệ phần nửa đầu trên của bạn, không có kính nhưng rất nhỏ gọn, và dễ sử dụng.

Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiếm khá phát triển. Ngày nay đời sống nâng cao, nhà sản xuất cũng cho ra rất nhiều các kiểu mũ khác nhau với nhiều những hình ảnh kiểu dáng thẩm mĩ, bắt mắt người mua: chú thỏ, con ếch, superman...Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ không được nghiêm túc, hàng nhái, hàng giả. Đó là chính là một mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay rằng: “phải chọn những mũ bảo hiểm như thế nào ?”. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra. Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất...Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc. Một điều lưu ý nữa, khi mua mũ ta nên chọn những mũ vừa vặn với đầu mình, không nên quá rộng hay quá chật dù có đẹp đến mấy.

Để có thể bảo quản và sử dụng chiếc mũ một cách lâu bền nhất mỗi người cần có những lưu ý cẩn thận. Tránh để mũ ra nơi ẩm ướt rất dễ mốc vải trong lòng mũ và khiếm mũ hôi, bẩn. Không nên đội chung mũ với người khác, điều này rất không tốt cho da đầu ta. Nếu có thời gian rảnh rỗi thì hãy thường xuyên mang mũ ra khử trùng, vệ sinh để đảm bảo cho mũ sạch sẽ cũng như tốt cho da đầu mình mỗi khi sử dụng. Bạn cũng nên thay, mua mũ mới khi chiếc mũ bảo hiểm yêu quý có những dấu hiệu đã cũ ( nứt, bạc màu, đứt quai đeo, đã bị va đập mạnh...) hay đã sử dụng trên 5 năm.

Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn, tuy nhiên điều đó cũng phụ thuộc vào sự chọn lựa trong quá trình mua mũ của mỗi người. Hãy trân trọng, và thường xuyên cất giữ cũng như sử dụng để đảm bảo tính mạng cho mình khi tham gia giao thông.

~ học tốt ~

Mỹ Trâm
27 tháng 12 2018 lúc 17:31

BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CHIẾC MŨ BẢO HIỂM 

Trong cuộc sống, hình ảnh người tham gia giao thông với chiếc mũ bảo hiểm không còn quá xa lạ với chúng ta. Đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nội quy bắt buộc mà nhà nước chính quyền ban hành trong điều luật giao thông.Vì vậy chiếc mũ bảo hiểm có một vai trò khá quan trọng đối với mỗi người cùng với những lợi ích to lớn của nó.

Về cấu tạo thì mũ bảo hiểm là loại mũ đặc biệt dùng bảo vệ đầu của con người khi bị tai nạn giao thông hay bị va chạm quá mạnh. Mũ bảo hiếm thường cấu tạo bằng ba phần: vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo (quai mũ, kính chắn gió...). Phần vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh, có độ bền cao. Vỏ mũ được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ không phải kim loại. Phần vỏ này thường được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Lớp lót bên trong mũ được bằng loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao giúp mũ không bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Bên trong mũ được thiết kế những khe thông gió. Những lỗ thông gió này được thiết kế rất khoa học giúp người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm một cách thoải mái và thông thoáng hơn, không tạo cảm giác ngứa ngáy cho da đầu. Phía trước mũ có mui chắn giúp cản trở bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt người đội mũ có thể quan sát hình ảnh một cách sắc nét.
Ở dưới nón chính là quai nón, có tác dụng giữ cho nón chắc và chặt vào đầu người khi tham gia an toàn giao thông kể cả khi người sử dụng có bị té ngã hay chịu một lực tác động khác cực mạnh thì nó vẫn sẽ giữ chặt vào đầu người. Dây có thể là loại dây dù, vừa rẻ vừa bền, cũng có thể là loại dây da cao cấp hơn. Cách sử dụng mũ bảo hiểm rất đơn giản vì người ta chia sợi dây thành 2 phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc. Một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây có thể di động được để phù hợp với vị trí cằm. Trên sợ dây đó còn có một khớp nới để người dùng điều chỉnh tùy ý, giúp nón giữ chặt với đầu và phù hợp với người sử dụng.

Có rất nhiều loại mũ nên cũng có đa dạng những hình dạng. Tuy nhiên có lẽ phổ biến nhất là 2 loại mũ : nón nửa đầu và nón trùm hết đầu. Nón trùm hết đầu khá cồng kềnh nhưng ngược lại độ an toàn thì rất yên tâm. Nó bao quanh đầu, có mặt kính an toàn ở tầm mắt nhìn, có khả năng chống bụi, giúp không cho tác nhân bên ngoài bay vào làm tổn hại mắt người nhìn. Loại mũ này không được phổ biến cho lắm, thường dùng cho dân đi phượt, cảnh sát, ... Ở loại thứ hai là mũ nửa đầu, được dừng khổ biến và dường như là hầu hết. Đúng như cái tên, loài mũ này bảo vệ phần nửa đầu trên của bạn, không có kính nhưng rất nhỏ gọn, và dễ sử dụng.

Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiếm khá phát triển. Ngày nay đời sống nâng cao, nhà sản xuất cũng cho ra rất nhiều các kiểu mũ khác nhau với nhiều những hình ảnh kiểu dáng thẩm mĩ, bắt mắt người mua: chú thỏ, con ếch, superman...Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ không được nghiêm túc, hàng nhái, hàng giả. Đó là chính là một mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay rằng: “phải chọn những mũ bảo hiểm như thế nào ?”. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra. Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất...Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc. Một điều lưu ý nữa, khi mua mũ ta nên chọn những mũ vừa vặn với đầu mình, không nên quá rộng hay quá chật dù có đẹp đến mấy.

Để có thể bảo quản và sử dụng chiếc mũ một cách lâu bền nhất mỗi người cần có những lưu ý cẩn thận. Tránh để mũ ra nơi ẩm ướt rất dễ mốc vải trong lòng mũ và khiếm mũ hôi, bẩn. Không nên đội chung mũ với người khác, điều này rất không tốt cho da đầu ta. Nếu có thời gian rảnh rỗi thì hãy thường xuyên mang mũ ra khử trùng, vệ sinh để đảm bảo cho mũ sạch sẽ cũng như tốt cho da đầu mình mỗi khi sử dụng. Bạn cũng nên thay, mua mũ mới khi chiếc mũ bảo hiểm yêu quý có những dấu hiệu đã cũ ( nứt, bạc màu, đứt quai đeo, đã bị va đập mạnh...) hay đã sử dụng trên 5 năm.

Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn, tuy nhiên điều đó cũng phụ thuộc vào sự chọn lựa trong quá trình mua mũ của mỗi người. Hãy trân trọng, và thường xuyên cất giữ cũng như sử dụng để đảm bảo tính mạng cho mình khi tham gia giao thông.

Ngoài chiếc nón bảo hiểm thì bài văn thuyết minh về chiếc nón lá cũng rất hay ra bạn tham khảo thêm các bài văn mẫu trong mục văn mẫu lớp 8 và 9 nhé. Lưu ý là miền bắc thì dùng từ mũ bảo hiểm, nhưng miền nam thì dùng từ nón bảo hiểm. Tùy vào đề bài ra bạn cần phải sử dụng từ cho hợp lý

phạm thị trang tuyền
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Duyên
6 tháng 3 2017 lúc 19:57

Lê Thánh Tông là hoàng đế thứ năm của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời kỳ cầm quyền của Lê Thánh Tông, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình sau nhiều cuộc chiến với Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man. Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, cũng như đã khiến Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.

Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.

Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:

Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với giặc ngoại xâm lược; Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước; Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội; Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh; Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng. Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục và phát triển kinh tế Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ[11]; Bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị địa chủ phong kiến

Lê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành.Ông từng nói :"Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo"

Chúc bạn học tốt

Đào Huyền Chi
Xem chi tiết
Học 24h
27 tháng 11 2017 lúc 19:08

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam, những người chiến sĩ Cách mạng đã phải trải qua các cuộc chiến ác liệt, một mất một còn vô cùng khốc liệt. Cuộc chiến đấu gian nan là thế nhưng cuộc sống sinh hoạt lại vô cùng thiếu thốn, hành trang mang theo bên người chỉ có chiếc võng, chiếc bát ăn cơm, balo con cóc, chiếc mũ tai bèo. Và một trong những hành trang không thể thiếu của mỗi người lính- đó là đôi dép lốp.

Dép lốp là loại dép được làm ra từ những chiếc xăm, lốp. Loại dép này được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong thời kì kháng chiến, khi kinh tế còn nghèo nàn,cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn.Những đôi dép lốp được sử dụng phổ biến vào thời kì đó bởi nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, hơn nữa nó còn có độ bền cao. Có thể theo chân những người lính từ dốc này qua đèo nọ mà không bị hỏng.

Cách chế tạo những đôi dép lốp cũng khá đơn giản, người ta sẽ cắt một phần của lốp ô tô ra để làm đế dép và phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp vì nó bằng phẳng, không gây đau, bất tiện cho đôi chân. Phần ngoài của lốp thì được đặt phía dưới, khi di chuyển thì phần này sẽ ma sát với mặt đường.

Để xỏ quai người ta đục trên diềm của đế khoảng từ sáu đến tám cái lỗ nhỏ. Quai của dép lốp thì được cắt ra từ những chiếc săm ô tô cũ, chiều rộng của những chiếc quai này khoảng từ một đến một phẩy năm xen ti mét, chiều dài tùy ý sao cho hợp với đôi chân người đi.Quai được xỏ vào lỗ bằng cách dùng một thanh kim loại nhỏ, giúp luồn dây qua đế một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Về người đầu tiên phát minh,chế tạo ra đôi dép lốp,nhiều người cho rằng đó chính là đại tá Hà Văn Lâu. Tuy nhiên,khi được hỏi thì ông cũng thừa nhận mình chỉ sử dụng và bắt chước lại những người phu xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép. Từ đó ông mới bắt đầu nảy sinh ý tưởng làm những đôi dép như của những người phu xe, nhưng bằng một chất liệu mới, đó là từ lốp ô tô cũ.

Tên gọi của dép lốp cũng có nhiều cách gọi khác nhau như: dép cao su, dép râu,dép Bình Trị Thiên. Dép lốp sử dụng nhiều trong chiến tranh nên nó đã trở thành một biểu tượng của những người chiến sĩ Cách mạng và vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng thường xuyên sử dụng loại dép này.Vì vậy mà dép lốp còn là một biểu tượng về sự giản dị của Bác.

Ngày nay tuy dép lốp không còn được sử dụng phổ biến nữa do sự ra đời của rất nhiều loại giày dép, với mẫu mã đa dạng, giá thành lại không cao. Tuy nhiên, dép lốp ngày nay cũng được cách tân đi rất nhiều,chất liệu thì không phải từ lốp và săm xe nữa mà nó thường được làm bằng cao su.Loại dép này vẫn là một bộ phận được ưa chuộng và sử dụng, đặc biệt là những người bộ đội về hưu, những người cựu chiến binh khi xưa.

Đôi dép lốp xuất hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta ngày càng khan hiếm nhưng nó đã từng là những kỉ vật có giá trị của mỗi con người, và đặc biệt trong xã hội xưa đôi dép lốp biểu tượng cho sự sung túc nhưng rất giản dị đơn sơ, nó được làm bằng cao su, và bám sát vào chân đi trên chân có cảm giác êm nhưng hơi có cảm giác lặng, nó không chỉ để lại cho con người những giá trị vật chất quan trọng, giá trị mạnh mẽ mà đôi dép lốp để lại cho muôn đời đó là công dụng của nó vô cùng quan trọng và cần thiết cho mỗi người, nó là phương tiện được sử dụng để đi lại và mang những ý nghĩa rất cần thiết và may mắn trong mỗi con người. Hình tượng người lính xuất hiện trong mỗi con người Việt Nam không ai có thể không được biết đến đôi dép có ý nghĩa và giá trị to lớn này.

Nó mang những biểu tượng mạnh mẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu, mặc dù nó không hiện đại và đắt tiền nhưng giá trị của nó đến hôm nay phải được coi là một điều có ý nghĩa và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong những năm tháng gian nan nó là người bạn đường của mỗi người chiến sĩ cách mạng chúng ta đều được biết đến qua hình ảnh cụ Hồ, người luôn dùng đôi dép này, nó giản dị và rất mộc mạc.

Mỗi người chúng ta đều cần phải trân trọng những giá trị đáng quý của dân tộc đó là những sản phẩm đem lại những giá trị to lớn và cần thiết nhất dành cho mỗi người.

Nguyễn Hải Đăng
27 tháng 11 2017 lúc 19:42

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam, những người chiến sĩ Cách mạng đã phải trải qua các cuộc chiến ác liệt, một mất một còn vô cùng khốc liệt. Cuộc chiến đấu gian nan là thế nhưng cuộc sống sinh hoạt lại vô cùng thiếu thốn, hành trang mang theo bên người chỉ có chiếc võng, chiếc bát ăn cơm, balo con cóc, chiếc mũ tai bèo. Và một trong những hành trang không thể thiếu của mỗi người lính- đó là đôi dép lốp.

Dép lốp là loại dép được làm ra từ những chiếc xăm, lốp. Loại dép này được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong thời kì kháng chiến, khi kinh tế còn nghèo nàn,cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn.Những đôi dép lốp được sử dụng phổ biến vào thời kì đó bởi nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, hơn nữa nó còn có độ bền cao. Có thể theo chân những người lính từ dốc này qua đèo nọ mà không bị hỏng.

Cách chế tạo những đôi dép lốp cũng khá đơn giản, người ta sẽ cắt một phần của lốp ô tô ra để làm đế dép và phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp vì nó bằng phẳng, không gây đau, bất tiện cho đôi chân. Phần ngoài của lốp thì được đặt phía dưới, khi di chuyển thì phần này sẽ ma sát với mặt đường.



Để xỏ quai người ta đục trên diềm của đế khoảng từ sáu đến tám cái lỗ nhỏ. Quai của dép lốp thì được cắt ra từ những chiếc săm ô tô cũ, chiều rộng của những chiếc quai này khoảng từ một đến một phẩy năm xen ti mét, chiều dài tùy ý sao cho hợp với đôi chân người đi.Quai được xỏ vào lỗ bằng cách dùng một thanh kim loại nhỏ, giúp luồn dây qua đế một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Về người đầu tiên phát minh,chế tạo ra đôi dép lốp,nhiều người cho rằng đó chính là đại tá Hà Văn Lâu. Tuy nhiên,khi được hỏi thì ông cũng thừa nhận mình chỉ sử dụng và bắt chước lại những người phu xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép. Từ đó ông mới bắt đầu nảy sinh ý tưởng làm những đôi dép như của những người phu xe, nhưng bằng một chất liệu mới, đó là từ lốp ô tô cũ.


Tên gọi của dép lốp cũng có nhiều cách gọi khác nhau như: dép cao su, dép râu,dép Bình Trị Thiên. Dép lốp sử dụng nhiều trong chiến tranh nên nó đã trở thành một biểu tượng của những người chiến sĩ Cách mạng và vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng thường xuyên sử dụng loại dép này.Vì vậy mà dép lốp còn là một biểu tượng về sự giản dị của Bác.

Ngày nay tuy dép lốp không còn được sử dụng phổ biến nữa do sự ra đời của rất nhiều loại giày dép, với mẫu mã đa dạng, giá thành lại không cao. Tuy nhiên, dép lốp ngày nay cũng được cách tân đi rất nhiều,chất liệu thì không phải từ lốp và săm xe nữa mà nó thường được làm bằng cao su.Loại dép này vẫn là một bộ phận được ưa chuộng và sử dụng, đặc biệt là những người bộ đội về hưu, những người cựu chiến binh khi xưa.

Đôi dép lốp xuất hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta ngày càng khan hiếm nhưng nó đã từng là những kỉ vật có giá trị của mỗi con người, và đặc biệt trong xã hội xưa đôi dép lốp biểu tượng cho sự sung túc nhưng rất giản dị đơn sơ, nó được làm bằng cao su, và bám sát vào chân đi trên chân có cảm giác êm nhưng hơi có cảm giác lặng, nó không chỉ để lại cho con người những giá trị vật chất quan trọng, giá trị mạnh mẽ mà đôi dép lốp để lại cho muôn đời đó là công dụng của nó vô cùng quan trọng và cần thiết cho mỗi người, nó là phương tiện được sử dụng để đi lại và mang những ý nghĩa rất cần thiết và may mắn trong mỗi con người. Hình tượng người lính xuất hiện trong mỗi con người Việt Nam không ai có thể không được biết đến đôi dép có ý nghĩa và giá trị to lớn này.

Nó mang những biểu tượng mạnh mẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu, mặc dù nó không hiện đại và đắt tiền nhưng giá trị của nó đến hôm nay phải được coi là một điều có ý nghĩa và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong những năm tháng gian nan nó là người bạn đường của mỗi người chiến sĩ cách mạng chúng ta đều được biết đến qua hình ảnh cụ Hồ, người luôn dùng đôi dép này, nó giản dị và rất mộc mạc.

Mỗi người chúng ta đều cần phải trân trọng những giá trị đáng quý của dân tộc đó là những sản phẩm đem lại những giá trị to lớn và cần thiết nhất dành cho mỗi người.

Nguyễn Hải Đăng
27 tháng 11 2017 lúc 19:50

Đôi dép cao su là vật dụng đầy sáng tạo và độc đáo, chỉ ở đất nước Việt Narn mới có. Nó đã gắn bó thân thiết với cán bộ và chiến sĩ ta qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đố quốc Mĩ xâm lăng.



Đôi dép có hình dáng giống các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp (vỏ) xe ôtô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những rãnh hình thoi để đi cho đỡ trơn.

Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi đường sẽ không bị mỏi. Người đi đường xa mang sẵn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm, đề phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc. Đi giày vừa nặng vừa nhiều cái bất tiện, nhất là lúc hành quân qua địa hình rừng núi, gặp trời mưa thì giày là cái túi nước dưới chân, là nơi trú ngụ tốt nhất của các con vắt rừng chuyên hút máu. Dẫu biết có vắt trong giày, các chiến sĩ vẫn phải cắn răng chịu đựng, không dám dừng lại để bắt nó ra vì sợ lạc đội ngũ.

.


Nếu dùng dép lốp để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Trời nắng thì dép nhẹ, dễ vận động. Nếu trời mưa, gặp đường sình lầy thì chỉ cần đổ ít nước trong bi đông ra rửa bớt bùn là tiếp tục đi. Vắt cắn chân thì cúi xuống nhặt, vứt sang lề đường, chẳng mất thời gian.

doi dep cao su doi dep bac ho

Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị, thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Đôi dép cao su còn gắn liền với cuộc sống thanh cao, giản dị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ đã trở thành đề tài bài thơ của nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên, được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc. Bài hát đã in đậm hình ảnh đáng yêu của đôi dép cao su trong lòng công chúng: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về. Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê, đều in dấu dép Bác về Bác ơi! Dép này Bác trải đường dài. Đã cùng Bác vượt chông gai, xây non nước nhà. Đường đi chiến đấu gần xa, dấu dép Cha già dẫn lối con đi… Bài hát đã vang lên cùng năm tháng, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hãy trân trọng thành quả và vinh quang to lớn mà ông cha ta đã tạo dựng nên từ những thứ bình thường nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Lê Huyền
Xem chi tiết
Ánhh Ánhh
5 tháng 1 2017 lúc 20:13

sai đấy ạ ... đồ dùq trong gia đình thì nên thuyết minh về chiếc phích nước, tủ lạnh ..... chứ k nên thuyết minh về chiếc nón lá đâu ạ ...

Lê Cẩm Bình
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
19 tháng 3 2017 lúc 16:16
Diễn đàn Địa điểm Ô tô Du lịch Trang chủ Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hỏi đáp tổng hợp Mocnoi › Thảo luận › Kiến thức văn học 18/03/2014

Thuyết trình trại 26/3 của lớp 7G mìh nè

Hà Thu

Hà Thu 18/03/2014, 17:43 Thuyết trình trại 26/3 của lớp 7G mìh nè Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng học lệch của học sinh cấp 3 đặc biệt là học sinh cuối [Giúp đỡ] Bài thuyết trình 26/3 Thuyết trình về ngày mùng 8-3

Kính thưa........

Mục đích chính của việc cắm trại là hoạt động cần thiết trong giáo dục ngoại khóa, là dịp để chúng em có thể cùng sinh hoạt tập thể, giúp chúng em có những giây phút vui chơi, giải trí sau những tháng ngày học tập căng thẳng.. Quan trọng hơn, đây còn là dịp để chúng em cùng nhau ôn lại truyền thống của Đoàn , có thêm những hiểu biết về Đoàn ta. Cũng chính vì những lí do đó, chúng em không đầu tư quá mức vào việc làm trại mà gây nên lãng phí, cũng như ảnh hưởng đến việc học hành. Dù vậy, tất cả các thành viên chi đội 7G đều cố gắng, cùng nhau góp sức để xây nên ngôi nhà chung này. Tuy có phần đơn sơ, giản dị với những vật liệu có sẵn, nhưng tràn đầy ý nghĩa, tượng trưng cho tình đoàn kết keo sơn bền chặt của chi đội. Và giờ đây! Xin mời quý ban giám khảo cùng các thầy cô hướng mắt nhìn về cổng trại của lớp chúng em! Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đã xuất hiện rất nhiều những anh hùng, thiếu niên, sẵn sàng hi sinh thân mình để gìn giữ non sông, tổ quốc. như Trần Quốc Toản, La Văn Cầu, Kim Đồng, Võ Thị Sáu .... Và có một đóa hoa cháy sáng rực trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã tự đốt mình để lao vào phá hủy một kho xăng giặc. Hôm nay, trại chúng em vinh dự được mang tên anh - Lê Văn Tám! Không biết đã từ bao lâu rồi! Khi còn quàng trên vai chiếc khăn đỏ thắm của Đội TNTPHCM, chúng em đã được nghe được những lời ca còn vang vọng đâu đây:” Em nhớ nhất một chuyện năm xưa! Ở miền Nam, một ngày kia bỗng kho xăng giặc cháy tan tành! Ai đã ghi công đầu nơi đây thật oanh liệt ! Tuổi 13 chính tên gọi Lê Văn Tám!” Lời bài hát gợi trong lòng mỗi chúng em có cái gì đó thật nghẹn ngào với cảm xúc dâng đầy! Ngay những ngày còn là đội viên, chúng em đã biết đến tấm gương sáng của anh! Đã dám xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc khi chỉ mới 13 tuổi! Dẫu giờ đây anh đã hòa mình vào hồn sông núi! Nhưng hình ảnh ngọn đuốc sáng” vẫn còn tồn tại mãi mãi trong lòng mỗi người Đội viên, Đoàn viên chúng em!Tên anh được đặt trang trọng ngay giữa cổng trại với màu đỏ rực như ngọn lửa đang cháy mãnh liệt trên nền màu xanh thanh niên thể hiện ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước bất khuất của anh mãi mãi trường tồn cùng các thế hệ Đoàn viên! Đôi bàn tay phía dưới chỉ sự đón nhận một cách trân trọng công ơn của anh, đã hi sinh xương máu của mình để đổi lấy sự tự do, hạnh phúc cho thế hệ sau này! Đôi bàn tay như nâng ngọn lửa lên cao hơn thể hiện sự quyết tâm cố gắng noi theo tấm gương của anh. Trên cao nhất là chiếc huy hiệu của Đoàn TNCSHCM như ánh sáng Mặt Trời! Soi sáng đường đi cho các thế hệ Đoàn viên vững bước tiến tới! Khung trại có dạng………………….! Tượng trưng cho đôi cánh của những chú chim đầu đàn đang dang rộng ra như chuẩn bị bay vào trời xanh! Giống như thế hệ thanh niên ngày nay! Càng phải ra sức nỗ lực học tập để hội nhập quốc tế, để sánh vai với các cường quốc năm châu!

Tiếp theo mời ban giám khảo và quý thầy cô cùng vào trong để tham quan trại của chúng em! Ngay giữa trại là bàn thờ cùng lá cờ Tổ Quốc thiêng liêng ! Bên dưới là ảnh của Bác, xung quanh là những đóa hoa tươi thắm mà chúng em dâng lên cho Bác! Người cha già của cả dân tộc Việt Nam! Xung quanh trại là những dãy cờ hoa đầy màu sắc mà chúng em trang trí cho trại của mình. Tuy có phần đơn giản, không cầu kì. Nhưng nó được làm bằng tất cả tấm lòng! Làm bằng những giọt mồ hôi, làm bằng những đôi tay của các thành viên của chi đội 7G, nó mãi mãi sẽ tồn tại trong kí ức của từng thành viên của chi đoàn chúng em. Chúng em xin cảm ơn nhà trường đã tổ chức một ngày sinh hoạt ngoại khóa đầy ý nghĩa dành chúng em. Chỉ còn hai năm nữa là chúng em phải rời xa ngôi trường THCS Kim Tân mến yêu! Với xiết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò! Năm học đang dần trôi qua, kì thi học kì đang sắp đến! Chúng em xin hứa sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc học tập, để sau năm học này, tất cả các thành viên của lớp đều đạt loại khá giỏi. Để không phụ lòng thầy cô, cha mẹ đã dày công dạy dỗ! Do đây là lần đầu tiên lớp chúng em làm trại, chắc còn nhiều điều chưa được tốt. Mong ban giám khảo và quý thầy cô thông cảm và bỏ qua cho. Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Kính chúc ban giám khảo cùng quý thầy cô dồi dào sức khỏe! Xin chúc hội trại thành công tốt đẹp! Xin cảm ơn quý ban giám khảo, quý thầy cô, cùng các bạn đã lắng nghe. Em xin hết!

Chúc bn thuyết trình tốt, cắm trại dui dẽ nha!ok

Trần Võ Lam Thuyên
19 tháng 3 2017 lúc 16:21

Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn !

Chào mừng hội trại 26/3 Kỉ niệm 85 thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường THPT Hoa Lư A, sau đây là phân thuyết trình về trại của chi đoàn 12C:

Cuộc đấu tranh gìn giữ biển đảo quê hương đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lòng dân tộc. Nhìn lại chặng đường dài của những trang sử hào hùng ấy, bất chợt em có cảm giác rất lạ: bồi hồi, tiếc thương, cảm động. Và trên hết là kính phục sự quả cảm, anh dũng của các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ quê hương.

13072681_1711468392465169_3901965947005347350_o

Admin Thế Anh :)))

Tập thể chi đoàn 12C chúng em trước hết muốn dành tình cảm cho những người lính biển, những người ngày đêm đang vững chắc cây súng trên mình bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

Chi đoàn 12C chúng em rất vinh dự khi được mang tên Đảo Vân Đồn (Huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) một huyện đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Với diện tích 551,3 km2, Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, gồm khoảng 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất là đảo Cái Bầu, diện tích chiếm hơn nửa diện tích đất đai của huyện. Huyện đảo Vân Đồn có vị trí tiếp giáp là: phía Tây Bắc giáp với vùng biển huyện Tiên Yên, đông bắc giáp với vùng biển huyện Đầm Hà, phía tây giáp Thành phố Cẩm Phả, phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long và vùng biển Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng, phía nam là vùng biển ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Với vị trí địa lí như vậy, Vân Đồn có vai trò quan trọng trong việc khai thác, phát triển kinh tế biển, chính trị, xã hội.

13122895_1711468459131829_1366079091889172738_o

Trại hè lớp 12C – Đảo Vân Đồn

Trại hè thanh niên 12C được thiết kế với chủ đề: “Thanh niên với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”. Cao nhất là lá cờ đỏ sao vàng Tổ Quốc tung bay trong gió, luôn nhắc nhở mỗi đoàn viên, thanh niên chúng ta phải đặt Tổ Quốc, quê hương lên trên hết và cần ra sức cố gắng nỗ lực học tập để vươn cao, vươn xa hơn nữa. Song hành cùng lá cờ Tổ Quốc là huy hiệu Đoàn, biểu tượng cho tinh thần thanh niên: xung kính, sáng tạo…

Tiếp theo, bên trong trại là hình ảnh cánh buồm, hình ảnh thu nhỏ của Tổ Quốc (chữ S), ngọn hải đăng… Ngọn hải đăng đưa đường chỉ lối cho những con tàu vượt muôn trùng biển khơi. Dù trong phong ba bão táp vẫn hiên ngang, cùng các anh chiến sĩ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Tiếp đến là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta, hình ảnh mâm ngũ quả. Phía kia là góc sáng tạo trẻ của đoàn viên thanh niên chi đoàn 12C. Góc sáng tạo trẻ này là những sự sáng tạo đổi mới, thể hiện sức trẻ, sự say mê, lòng nhiệt huyết của thanh niên chi đoàn trong công cuộc nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã viết:

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa…”

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và nối tiếp qua các thế hệ con người Việt Nam. Và ngày hôm nay, những phẩm chất ấy lại sáng ngời khi các chiến sĩ hải quân thân yêu đang mang trọng trách vẻ vang gìn giữ nền hòa bình cho dân tộc, cho Tổ quốc Việt Nam . Nơi Trường Sa sương gió, các chiến sĩ ta đang ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ Quốc. Tôi chưa một lần đến Trường Sa, chỉ biết nơi đó qua sách địa lý, là quần đảo cách đất liền 250 hải lý .Tôi còn biết đến Trường Sa qua những bài hát về Trường Sa thân yêu, hát về biển đảo Tổ quốc, ấn tượng sâu sắc hơn cả là khí phách của các anh lính đảo vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về lương thực và nguồn nước ngọt, vượt qua những cơn lốc xoáy và gió giật mạnh, khi thì rét run người với cái lạnh hay cái nóng rám da của vùng biển đảo. Trong tất cả những khó khăn ấy, điều khó khăn nhất là các anh phải vượt qua chính bản thân mình. Giữa mênh mông chông chênh của biển khơi, sự bao la vô hạn của không gian khiến người ta cảm thấy chơi vơi và cô đơn hơn bao giờ hết.Tuy vậy, những người lính ấy đã biến niềm nhớ nhung, niềm yêu thương gia đình thành động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi các anh đang ngày đêm đem sự bình yên cho Tổ Quốc, cho cả dân tộc, trong đó có người thân của chính các anh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, những chàng trai không những đem đến niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho những người thân yêu mà cả dân tộc cũng hạnh phúc nhờ sự yên bình mà các anh mang lại.

Là con dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt ấm nồng, hai từ Tổ Quốc trong tim mỗi người vang lên như là điều thiêng liêng, bất hủ nhất. Biển đảo quê hương vẫn ngày đêm vỗ sóng từ nơi xa, như những giai điệu ca ngợi về một đất nước Việt Nam huyền thoại, ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước của những chiến sĩ hải quân đang miệt mài canh giữ biển trời quê hương. Dù chiến tranh đã lùi xa nhưng biển Đông vẫn dậy sóng. Biển luôn cần sự nỗ lực của các anh lính biển, luôn cần sự sẻ chia, tiếp sức của mỗi chúng ta.

13092187_1711468052465203_1055637424505846452_n

Khung cảnh sân trường THPT Hoa Lư A ngày 26-3-2016

Xin mượn âm thanh của gió, của sóng biển, chúng em xin gửi tới các chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng, ngọn gió sự đồng cảm, kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe phần thuyết trình của chi đoàn 12C chúng em. Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt. Chúc hội trại chúng ta thành công tốt đẹp. Em xin chân thành cảm ơn!

Trần Võ Lam Thuyên
19 tháng 3 2017 lúc 16:26

Bài 1:

Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn !

Chào mừng hội trại 26/3 kỉ niệm XX năm thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường XX, sau đây là phần thuyết minh về trại của chi đoàn XX:

Biển đảo Việt Nam chính là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua muôn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt chính là đất nước, là cuộc sống và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt luôn ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhìn lại chặng đường dài của những trang sử hào hùng ấy, bất chợt em có cảm giác rất lạ: bồi hồi, tiếc thương và vô cùng cảm động. Trên hết đó là lòng kính phục sự quả cảm, anh dũng của các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu để bảo vệ quê hương.

Trại 26/3 của lớp XX được thiết kế với chủ đề: “Thanh niên với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”. Cao nhất là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng Tổ Quốc tung bay phấp phới trong gió, luôn nhắc nhở mỗi đoàn viên, thanh niên chúng ta phải đặt Tổ Quốc và quê hương lên trên hết cũng như cần ra sức cố gắng nỗ lực học tập để vươn cao, vươn xa hơn nữa. Song hành cùng lá cờ Tổ Quốc chính là huy hiệu Đoàn, một biểu tượng cho tinh thần thanh niên: xung kính, sáng tạo…

Tiếp theo, bên trong trại là hình ảnh cánh buồm, hình ảnh thu nhỏ của Tổ Quốc (dáng chữ S), ngọn hải đăng… Ngọn hải đăng là vật đưa đường chỉ lối cho những con tàu vượt muôn trùng biển khơi. Mặc dù trong phong ba bão táp thế nhưng nó vẫn hiên ngang, cùng các anh chiến sĩ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Tiếp đến là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta cùng hình ảnh mâm ngũ quả. Phía kia là góc sáng tạo trẻ của đoàn viên thanh niên chi đoàn XX. Góc sáng tạo trẻ này chính là những sự sáng tạo đổi mới, thể hiện sức trẻ, lòng nhiệt huyết và say mê của thanh niên chi đoàn trong công cuộc nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo.

Như nhà thơ Trúc Chi đã từng viết:

"Đêm trăm ngàn móng vuốt
Giá cào mặt sóng phủ đầu
Không tắt ngôi sao trong mắt
Đảo vẫn đứng bên nhau"

Đó chính là một bức tranh biển đêm trong mùa giông bão. Và giữa nơi đầu sóng ngọn gió ấy những người lính đảo vẫn bình thản, điềm nhiên ngay giữa bão giông, sóng gió khơi xa. Bởi lẽ, ở họ luôn hiện hữu một niềm tin rằng: “Tổ quốc nhìn từ biển” và vì biển đảo luôn là một phần máu thịt vô cùng thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu! Từ rất xa xưa, biển - đảo đã là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo và quần đảo đã tạo nên một bộ phận thống nhất của lãnh thổ Việt Nam. Nó cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn cũng như sự phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước chính là một nét độc đáo của Việt Nam trong quá khứ. Với dân tộc ta, chiến tranh đã lùi xa thế nhưng những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và nối tiếp qua các thế hệ con người Việt,... Trong thời đại hòa bình hôm nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với khu vực và thế giới. Biển đảo Việt Nam càng có tầm quan trọng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Là con dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt ấm nồng, 2 từ Tổ Quốc trong tim mỗi người vang lên như là một điều thiêng liêng, bất hủ nhất. Biển đảo quê hương vẫn ngày đêm vỗ sóng từ nơi xa, hệt như những giai điệu ca ngợi về một đất nước Việt Nam huyền thoại và ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước của những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm miệt mài canh giữ biển trời quê hương.

Xin mượn âm thanh của gió, của sóng biển, để chúng em có thể gửi tới các chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng, ngọn gió sự đồng cảm, lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các bạn đã chú ý lắng nghe phần thuyết minh của chi đoàn XX chúng em.

Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
Chúc hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Bài 2:

Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn !

Để chào mừng Hội trại kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường XX, tập thể Chi đoàn XX chúng em xin mang đến hội trại những thông điệp riêng của mình. Điều đó được thể hiện qua cổng trại này, chúng em muốn gởi gắm vào đó chính là tình yêu với biển đảo, với quê hương.

Trên cao nhất, theo hướng của huy hiệu Đoàn chính là lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió, luôn nhắc nhở chúng em rằng: đã là đoàn viên thanh niên thì phải luôn đặt Tổ quốc, quê hương lên hàng đầu và phải cố gắng học tập để vươn cao và vươn xa hơn nữa…

Với nguyên liệu đơn giản từ tre, trảy chúng em đã tạo nên hình ảnh mái nhà sàn của đồng bào dân tộc H’re anh em. Với mái lợp bằng rơm rạ cùng chiếc mõ gió quay suốt ngày đêm để thể hiện một cuộc sống bình yên và no đủ trên quê hương Ba Tơ. Và chiếm 1 phần không gian tương đối lớn của cổng trại là hình ảnh của 1 con tàu. Đó là những con tàu không số vượt biển năm xưa, và đấy cũng là những con tàu đánh cá hôm nay. Mặc dù chỉ với phương tiện thô sơ cùng với lòng dũng cảm và tình yêu đất nước, tình yêu biển cả vẫn mãi hiên ngang giong buồm hướng về phía biển Đông để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Khi nói về biển đảo, Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã viết rằng:

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa…”

Những con tàu ấy đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Dù cho hôm nay chiến tranh đã lùi xa nhưng những kẻ tham lam vẫn còn nhiều tham vọng, biển Đông chắc chắn vẫn còn dậy sóng vì vậy biển luôn cần sự sẻ chia, sự tiếp sức từ phía đất liền.

Nơi Trường Sa sương gió, các chiến sĩ ta đang ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ Quốc. Trường Sa còn được biết đến thông qua những bài hát về Trường Sa thân yêu, hát về biển đảo của Tổ quốc, ấn tượng sâu sắc hơn cả là khí phách của người lính đảo vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về lương thực cũng như nguồn nước ngọt, vượt qua những cơn lốc xoáy và gió giật mạnh, khi thì rét run người với cái lạnh hay cái nóng rám da của vùng biển đảo.

Và trong tất cả những khó khăn ấy, điều khó khăn nhất đối với các anh đó chính là phải vượt qua chính bản thân mình. Giữa mênh mông chông chênh của biển khơi, sự bao la vô hạn của không gian luôn khiến con người ta cảm thấy chơi vơi và đơn độc hơn bao giờ hết. Thế nhưng, những người lính ấy đã biến niềm nhớ nhung, niềm yêu thương gia đình trở thành động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bởi các anh đang ngày đêm đem sự bình yên cho Tổ Quốc, cho cả dân tộc và trong đó có cả người thân của chính các anh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, các anh không chỉ mang đến niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho những người thân yêu mà còn cho cả dân tộc.

Chúng em xin mượn âm thanh của sóng biển, xin mượn những âm thanh từ núi rừng Ba Tơ để gửi tới các chiến sĩ hải quân đang nơi đầu sóng ngọn gió, những người đang ngày đêm góp sức dựng xây dựng quê hương Ba Tơ sự đồng cảm, lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc nhất.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết minh của em
Chúc cho hội trại thành công tốt đẹp
Một lần nữa xin cảm ơn!

Bài 3:

Kính thưa: Ban tổ chức, ban giám khảo Hội trại
Em xin đại diện cho trại lớp XX thuyết minh về ý nghĩa cổng trại như sau:

Kính thưa BGK! Nhìn vào cổng trại của chúng em thì có thể nhận ra hầu như được thiết kế bằng tre. Có thể nói rằng cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị, đầy sức sống, dẻo dai chống chịu mọi thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm.

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức của mỗi người Việt, cây tre chiếm vị trí vô cùng sâu sắc và lâu bền được coi như là biểu tượng của người Việt đất Việt,… Từ ngày bé, em cũng đã được học bài “Cây tre Việt Nam: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen thuộc, đầy thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ bao đời nay đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt Nam. Tre hiến dâng bóng mát cho đời cũng như sẳn sàng hy sinh tất cả…

Ta cũng có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có nhiều nét tương đồng với sức sống dẻo dai và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy hay rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt Nam. Tre có bộ rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì vậy, tre được ví như con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước cùng người Việt thì tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam và cũng là cái đẹp Việt Nam.

Tiếp theo, em xin mời ban giám khảo và quý thầy cô cùng vào bên trong để tham quan trại của chúng em! Ngay giữa trại chính là bàn thờ cùng lá cờ Tổ Quốc thiêng liêng! Phía bên dưới là ảnh của Bác Hồ, xung quanh là những đóa hoa tươi thắm mà chúng em muốn dâng lên cho Bác - Người cha già của cả dân tộc Việt Nam! Xung quanh trại là những dãy cờ hoa rực rỡ sắc màu mà chúng em trang trí cho trại của mình. Tuy có phần hơi đơn giản, không quá cầu kì. Thế nhưng nó được làm bằng tất cả tấm lòng cùng những giọt mồ hôi và những đôi tay của các thành viên của lớp XX, nó sẽ mãi mãi tồn tại trong kí ức của từng thành viên của chi đoàn chúng em.

Một lần nữa, em xin thay mặt lớp cảm ơn nhà trường đã tổ chức một ngày sinh hoạt ngoại khóa đầy ý nghĩa về ngày 26/3 dành chúng em. Chúng em xin hứa sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc học tập, để tất cả các thành viên của lớp đều đạt loại khá giỏi cũng như không phụ lòng thầy cô, cha mẹ đã dày công dạy dỗ! Phần thuyết minh của em đến đây là kết thúc.

Kính chúc BGK cùng quý thầy cô dồi dào sức khỏe!
Xin chúc hội trại thành công tốt đẹp!
Xin cảm ơn quý ban giám khảo, quý thầy cô, cùng các bạn đã lắng nghe.
Em xin hết!

Bài 5:

Kính thưa: Ban tổ chức, ban giám khảo Hội trại
Em xin đại diện cho trại lớp XX thuyết minh về ý nghĩa cổng trại như sau:

Nhân kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường XX phối hợp với Đoàn xã tổ chức Hội trại để ôn lại những chặng đường vẻ vang phát triển của Đoàn. Về với hội trại lần này, chi đội lớp XX xin trình bày một kiểu cổng trại với tên gọi: Khát vọng

Tuổi trẻ chính là tuổi của những ước mơ, hoài bão và khát vọng muốn vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống, cũng chính là khoảng thời gian để cống hiến sức trẻ, trí tuệ, xung kích đi đầu với lý tưởng cao đẹp “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

Và cũng chính những khát vọng đã giúp tuổi trẻ bay cao, bay xa để vươn tới những chân trời mới, góp phần xây dựng đất nước như Bác Hồ kính yêu đã mong ước. Cổng trại của chúng em dùng nguyên vật liệu rất giản đơn nhưng vô cùng gần gũi với mọi người dân Việt Nam đó chính là tre, nứa. Tre nứa là thứ dễ kiếm, dể làm đồng thời giá thành cũng lại rẻ mà có ý nghĩa vô cùng. Từ ngàn đời nay, tre nứa được xem là một hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam, ngay thẳng, dẻo dai và thuỷ chung. Nó gắn liền với cuộc sống thường ngày: “Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre xung phong vào xe tăng, đại bác của quân thù”.

Phía trên cổng trại, ở vị trí cao nhất chính là lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, như muốn nhắc nhở mọi người rằng hãy yêu quí mảnh đất thiêng liêng mà nhiều thế hệ đã dựng xây. Còn phía bên phải cổng trại là Huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với cánh tay nắm chắc lá cờ hệt như muốn thể hiện về một chân lí sáng ngời: Đoàn thanh niên là đội hậu bị tin tưởng và cũng là cánh tay phải của Đảng, mỗi khi đất nước cần thì thanh niên có, mỗi khi đất nước khó khăn thì thanh niên luôn sẵn sàng. Phía bên trái chính là huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh, hình tượng măng non mọc thẳng chính là biểu hiện của sự mạnh mẽ, trẻ trung tiếp bước cha anh để tiếp quản đất nước trong tương lai.

Tóm lại, với cổng trại trên, chi đội chúng em mong muốn gửi đến các bạn học sinh một thông điệp rằng: Khát vọng là một yếu tố cần thiết của mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh như chúng mình. Chúng ta phải sống có khát vọng trong học tập cũng như trong rèn luyện để mai sau trở thành những đứa con ngoan, những người trò giỏi có ích cho đời.

Cuối cùng, em xin thay mặt cho chi đội gửi tới các thầy, cô, ban giám khảo cùng các bạn trong Hội trại một lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống.

Chúc Hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp.

Bài 6:

Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến!
Em là XX xin thay mặt tập thể lớp XX trình bày bài thuyết minh về cổng trại với chủ đề: "Ra khơi''. Em xin được phép bắt đầu.

Như quý thầy cô đã thấy, tổng thể cổng trại của chúng em có hình chiếc thuyền, con thuyền mang tên “Chi đoàn XX”. Con thuyền này là thứ chở những niềm tin, ước mơ, hy vọng của chúng em vươn xa đến những chân trời mới.

Tiếp theo, em xin mời mọi người cùng hướng mắt lên phía trên, là nơi có hình tượng hai bàn tay chụm vào nhau. Thưa quý thầy cô cùng các bạn! nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết rằng:

"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Vâng! Bàn tay chính là kết tinh sức mạnh của con người, là thứ công cụ tốt nhất để con người có thể tạo ra những thứ mình muốn. Đối với chúng em – thế hệ tương lai của đất nước, bàn tay ấy còn chứa đựng tất cả sức lực, tinh thần cũng như lòng nhiệt huyết để chúng em có thể vững bước, tự tin xây dựng đất nước. Dù cho biết rằng con đường ấy còn lắm gian nan, trắc trở thế nhưng chúng em luôn tin rằng dưới ánh sáng soi đường của Đảng và sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của Đoàn TNCS HCM, thì không gì là không thể.

Trải qua những chặng đường đầy thử thách. Ngày hôm nay, bàn tay này sẽ mang theo những thành tích, những hoa thơm trái ngọt để dâng lên Bác Hồ kính yêu, cùng với đó là những lời hứa sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân, trở thành người vừa "hồng" vừa "chuyên": “Hồng” là đạo đức, tư tưởng và “chuyên” là chuyên môn, tri thức, nghiệp vụ.

Tuy nhiên, để thực hiện được những điều lớn lao ấy, việc đầu tiên mà chúng em cần làm ngay lúc này đó chính là phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức cũng như nhân cách, đạo đức của mình. Dưới mái trường này, trong khoảng thời gian qua đã có biết bao lớp người học tập, lớn lên và trưởng thành, cũng như đã đào tạo biết bao công dân có ích cho đất nước, và chúng em luôn cảm thấy tự hào khi mình là một trong những thế hệ đó.

Nhân dịp kỉ niệm XX năm ngày thành lập Đoàn, tuổi trẻ chúng em quyết tâm thi đua lập thành tích, phát huy hơn nữa những thế mạnh của bản thân mình. Bên cạnh đó, chúng em cũng hy vọng năm học này sẽ đạt được nhiều điểm 10, nhiều thành tích để dâng tặng thầy cô, khiến thầy cô vui lòng.

Con thuyền "" Chi đội XX"" ra khơi chở theo tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết và chở cả những hoài bão, hy vọng dưới nền tảng vững chắc, tự hào bởi những thế hệ đã đi qua, sẽ từng bước vươn ra đại dương, đương đầu với mọi con sóng dữ và một ngày không xa nó sẽ quay về chất đầy những thành quả tươi đẹp.

Bài thuyết minh của em đến đây là kết thúc. Cuối cùng, em xin thay mặt cho chi đội gửi tới các thầy, cô, ban giám khảo cùng các bạn trong Hội trại một lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống. Chúc Hội trại của chúng ta thành công tốt đẹp!

Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Bé Của Nguyên
18 tháng 9 2018 lúc 19:33

THAM KHẢO SƠ QUA :

1.MB :

- Từ bao đời nay , cây lúc đã gắn bó và là 1 phần ko thể thiếu của con người VN .

- Cây lúa đồng thời cx trở thành tên gọi của nên văn minh - nên văn minh lúa nc .

2.TB :

a . Khái quát :

- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngủ cốc .

- Là cây lương thực chính của người dân VN ns chung và chấu Á ns riêng .

b . Chi tiết :

*Đặc điểm , hình dạng , kích thước .

- Lúa là cây có 1 rễ chùm .

- Lá bao quanh thân , có phiến là dài và mỏng .

- có 2 vụ lúa : lúa chiêm , lúa mùa .

* Cách trồng lúa :

- Từ hạt thóc nảy mầm thanh cây mạ .

- Rồi nhổ cây mạ xuống ruoojgg

- Ruộng phải cày bừa , làm đất , bón phân .

- Ruộng phải sâm sấp nước .

- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm cỏ , bón phân diệt sâu bọ .

- Người nong dân cắt lúa về tuốt hạt , phơi khô , xay xát thành hạt gạo .

* Vai trò của cây lúa :

- Ván đề chính của trồng lúa là làm cho hạt lúa , hạt gạo .

- Có nhiều loại gạo : gạo tẻ , gạo nếp ( dùng làm bánh chưng , bánh dày ...)

+ Gạo nếp dùng để làm bánh chưng , bánh dày hay đồ các loại xôi .

+ Lúa nếp non dùng để làm cốm .

- Lúa gạo làm đk rất nhiều các loại bánh như : bánh đa , bánh đúc , bánh giò , bánh tẻ ... Nếu ko có cây lúc thì rất khó khăn trong vc tạo nên nền vhoa ẩm thực độc đáo của VN .

* Tác dụng :

- Ngày nay , nc ta đã lai tạo đk hơn 30 giống lúa đk công nhận giống lúa quốc gia .

- VN từ 1 nc đói nghèo đã trở thành 1 nc đứng thứ 2 trên TG sau TL về sản xuất lúa gạo .

- Cây lúa đã đi vào thơ ca , nhạc họa và đời sống tâm hồn người VN .

3. KB :

- cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt .

- Cây lúa ko chỉ mang lại đời sóng no đủ mà còn trở thành 1 nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt .

Lê Công Chức
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
5 tháng 12 2016 lúc 18:09

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.

Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.

Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để

 

chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.

Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.

 

Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.

Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.

Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Lê Phương Thanh
20 tháng 11 2017 lúc 20:46

1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được).

2. Thân bài: * Cấu tạo: + Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó. + Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần: Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật). Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ. – Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên. -> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm. * Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh … * Tác dụng, cách bảo quản: – Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ. – Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi. – Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn. – Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp. – Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ. KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.
Lê Phương Thanh
20 tháng 11 2017 lúc 20:48

ó ai trong đời mà không viết hay chỉ đơn giản là vẽ vài nét? Như vậy, không có ai là không một lần cầm chiếc bút nói chung cũng như bút máy nói riêng. Mọi đối tượng đều dùng bút, không cần phân biệt độ tuổi hay nghề nghiệp. Trong đời sống, giá trị của những chiếc bút là một vật dụng thiết yếu, một người bạn thân thiết với người học. Đối với những người mà không được ở gần nhau, chiếc bút máy giúp con người bày tỏ những suy nghĩ, những điều muốn nói, mà họ không có điều kiện nói chuyện với nhau. Chiếc bút giúp tình cảm con người dù xa cách nhau, có thể vượt không gian và thời gian để xích lại gần nhau hơn; và chiếc bút trở thành thông điệp kết nối những trái tim. Còn có rất nhiều những tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng được tạo nên từ những cây bút nhỏ xinh. Cây bút giúp con người xây dựng nên một nền văn hóa phong phú và kho tàng kiến thức cho nhân loại. Ở trường hợp khác, những nhà sử học, những người lính trong kháng chiến, đã dùng cây bút để ghi lại những sự kiện lịch sử, những bài ca để đời. Chiếc bút cũng giống như cỗ máy thời gian của chú mèo máy Doraemon đưa con người quay lại quá khứ và ngắm nhìn lại những sự kiện trong quá khứ. Vậy đấy, bút máy thật có giá trị với con người. Nhưng để có chiếc bút máy tiện lợi như ngày hôm nay, đã có một quá trình dài phát triển.

Có thể nói, chiếc bút đầu tiên là những hòn than hay những viên đá được khắc lên hang đá hay mai rùa. Khoảng 3000 năm trước, người Xume là những người đầu tiên sử dụng hình thức viết trên phiến đất sét để ghi lại lịch sử. Đến thời đại của nền văn minh Ai Cập cổ, khái niệm bút và giấy mới chính thức được hình thành (lúc đó con người đã phát minh ra giấy). Chiếc bút thời ấy được làm từ thân cây sậy với đuôi được nghiền nát để giữ chất màu. Sau một thời gian, bút cây sậy sắc nhọn hơn với đường rãnh ở cuối. Từ đó, lịch sử chiếc bút mở sang trang mới, đó là bút lông (lông thiên nga, lông ngỗng,...), khi viết chấm đầu bút vào nghiên mực. Loại bút này có ưu điểm là đầu dễ vót nhọn, dễ uốn hơn và ít gãy hơn dưới lực ép của bàn tay. Chính vì vậy, loại bút này tồn tại mấy trăm năm, và tạo nên nền văn hóa là viết thư pháp và vẽ tranh phổ biến rộng rãi ở phương Đông (Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa phát triển gắn với chiếc bút lông). Còn ở phương Tây, vào thế kỉ XIX, người ta đã phát minh ra chiếc bút cũng dưới dạng chấm mực, nhưng ngòi bút không dùng lông động vật và dùng kim loại, để bút bền và nét viết chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, loại bút này có hạn chế là luôn phải kèm theo lọ mực, mực viết thì ra không được đều. Năm 1884 là năm diễn ra một bước tiến lớn của bút, vào năm nay, chiếc bút máy đầu tiên đã ra đời, bởi ông Lewis Waterman. Sự sáng tạo quan trọng này của ông là một sự rất tình cờ và ngẫu nhiên: Ông thấy rất phiền phức khi lúc nào cũng phải kè kè lọ mực, tốc độ viết chậm chạp, nét mực thì chỗ đậm chỗ nhạt khó coi, điều này làm ảnh hưởng đến công việc của ông. Waterman quyết tâm tìm ra câu trả lời mà hàng trăm chuyên gia đã bất lực. Cuối cùng ông cũng đã hiểu lực hút mao dẫn có mối liên hệ động lực với áp suất khí quyển. Làm thế nào để một cây bút chứa bình mực và làm cho mực chỉ chảy xuống khi người viết sử dụng? Câu trả lời là trong ống dẫn (đưa mực xuống đầu bút và xuống trang giấy), Waterman tạo ra hai hoặc ba rãnh để không khí và mực đồng thời vận động. Không khí sẽ thế chỗ của phần mực đã sử dụng. Vậy là chiếc bút máy được ra đời và tồn tại đến ngày hôm nay. Chiếc bút máy có hai bộ phận cơ bản là vỏ và ruột. Vỏ bút thường làm bằng kim loại để bảo vệ bút và để việc viết chữ được dễ dàng hơn. Còn phần ruột bút có kết câu khá phức tạp, đầu tiên là bộ phận dẫn đến cuộc cách mạng bút là bình mực dự trữ. Đó là một khoang rỗng bên trong để chứa mực. Khi bơm mực chỉ cần cắm đầu bút vào lọ mực, bóp nhẹ ống mực và thả ra. Nhưng đến thế kỉ XX, người ta chế tạo ra kiểu bút thay mực, loại này không cần phải bơm mực. Nối tiếp bình mực là ống dẳn. Đây là một hệ thống ống dẫn gồm các rãnh. Hệ thống này đảm bảo khả năng rò rỉ mực ở áp suất thấp nhất, khiến mực ra đều. Bộ phận chính đảm nhiệm việc đó là lưỡi gà. Lưỡi gà hình trụ, mặt ôm vào ngòi bút có rãnh thẳng ăn khớp với rãnh của ngòi bút để dẫn mực. Cái rãnh này ở phần gốc mỏng dần về phía đầu ngòi bút. Lưỡi gà và ngòi bút áp sát nhau nên kiểm soát được mực. Nét viết mảnh, thanh. Cuối cùng là ngòi bút. Ngòi bút thường được làm bằng kim loại. Ngòi bút hình thuôn nhỏ dần, hình lòng máng ôm lấy lưỡi gà. Đầu ngòi bút nhọn, có một viên bi rất nhỏ gọi là “hạt gạo” để nét viết trơn và tránh bị rách giấy. Đầu ngòi có rãnh xẻ giúp mực chảy đều. Trên bề mặt ngòi bút thường được in logo của nhà sản xuất. Tất cả các bộ phận trên được ghép lại và tạo ra một đồ vật quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Ngày nay, công nghệ phát triển, để có một chiếc bút máy có rất nhiều lựa chọn. Rất nhiều hãng sản xuất nổi tiếng và uy tín ở Việt Nam và cả thế giới như Hồng Hà, Thiên Long, Waterman, Parker, Montblanc, Pelikan Không chỉ phong phú về hãng mà bút máy còn vô cùng phong phú về hình thức. Bút máy bây giờ có nhiều màu sắc và có những họa tiết khác nhau. Có những chiếc bút còn gắn cả các hình ngộ nghĩnh được các em nhỏ yêu thích như chuột Mickey, mèo Kitty,... Nếu ngày xưa, bút máy chỉ đơn thuần với những chất liệu không quá cầu kì, thì ngày nay con người đã khẳng định đẳng cấp với những chiếc bút có ngòi làm bằng kim loại quý hiếm, vỏ hộp đựng bút đính nhưng viên kim cương hay đá quý. Bút máy còn là những món quà thiết thực và vô cùng ý nghĩa. Bút có khi còn là những phụ kiện trang sức không thể thiếu của nhiều người.

Hiện nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển, trở nên quan trọng nhưng con người không thể nào quên những chiếc bút máy giản dị mà thân thiết. Là một học sinh, em yêu bút máy, và em luôn ngân ca câu hát:

Nào bàn nào ghế,
Nào sách nào vở
Nào mực nào bút
Nào phấn nào bảng...

Bút máy luôn là người bạn đồng hành với chúng em trên con đường học tập.

Despacito
Xem chi tiết
๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
10 tháng 10 2017 lúc 13:48

  Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

       Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.

       Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.

       Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.

       Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

       Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.

       Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trươc cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc...) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

       Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.

Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

       Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.

        Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễ Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử... đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực (Đêm thu: Tình cờ làm thơ; Ngồi dèm...). Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu - nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca... Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bọ "vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”... Nước Sở cùa Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

       Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

       Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh... thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta - địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quỉ môn quan”.

        Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.

        Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật.

        Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.

        Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: tỉ lệ từ Hán - Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều cùa Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.

Xin được mượn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu tri âm cùng Tố Như để thay cho lời kết:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Despacito
10 tháng 10 2017 lúc 13:46

  Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

       Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.

       Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.

       Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.

       Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

       Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.

       Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trươc cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc...) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

       Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.

        Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.

        Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễ Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử... đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực (Đêm thu: Tình cờ làm thơ; Ngồi dèm...). Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu - nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca... Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bọ "vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”... Nước Sở cùa Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

       Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

       Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh... thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta - địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quỉ môn quan”.

        Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.

        Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật.

        Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.

                                               

𝚈𝚊𝚔𝚒
10 tháng 10 2017 lúc 13:47

 Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

       Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 ( Ất Dậu ) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.

       Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.

       Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.

       Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

       Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.

       Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trươc cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc...) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

       Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.

Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

       Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.

        Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễ Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử... đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực (Đêm thu: Tình cờ làm thơ; Ngồi dèm...). Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu - nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca... Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bọ "vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”... Nước Sở cùa Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

       Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

       Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh... thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta - địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quỉ môn quan”.

        Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.

        Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật.

        Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.

        Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: tỉ lệ từ Hán - Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều cùa Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc .

marurin
Xem chi tiết
Haruhiro Miku
1 tháng 4 2018 lúc 20:06

Trùng lợp thật,hôm nay trường mình đi đền Hùng,mình vừa đi về nè

Đền Hùng nằm ở phía tây bắc Hà Nội, cách Thủ đô chưa đầy 90km. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng hay còn được gọi là núi Cả, núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hi Cương, Hi Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiêu Sơn,...). Núi có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết, ba đỉnh núi này là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.
 
Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Vào những ngày đẹp trời, ta có thể nhìn thây dòng sống Lô hiền hoà, trong vắt, những xóm làng ẩn hiện trong vườn cây trái như một bức tranh đầy màu sắc. Từ núi Nghĩa Lĩnh có thế’ quan sát được cả một vùng rất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô đổ nước vào sống Hồng, với các dãy núi Tam Đảo, Ba Vì và các dãy đồi lượn sóng xen kẽ giữa những cánh đồng tốt tươi, những vùng quê trù phú của vùng trung du.
 
Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và một lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất đẹp mắt. Cao nhất là Đền Thượng, thấp nhất là Đền Giếng. Các Đền được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Sau khi qua cổng chính của khu di tích, qua 225 bậc đá, là lên đến đền Hạ. Ở khu vực Đền Hạ có chùa Thiên Quang và cây Thiên Tuế 700 tuổi; gần đó có đền Ngọc và giếng Ngọc. Từ Đền Hạ theo 168 bậc đá nữa là Đền Trung và lên tiếp 102 bận nữa thì lên Đền Thượng và có lăng vua Hùng, tượng trưng cho mộ Tổ.
 
Cổng đền được xây theo kiểu vòm cuốn. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ; giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh-hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Mặt sau cổng đắp hai con hố là hiện thân vật canh giữ thần.
 
Qua cổng chính là Đền Hạ. Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Ngay chân Đền Hạ là nhà bia, trên đỉnh có đắp hình, nậm rượu. Nơi đây đặt bia đá ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
 
Gần Đền Hạ có ngôi chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ ngồi nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ. Chùa có một gác chuông được xây dựng vào thế kỉ XVII. Tiếp đến là Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.
 
Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để cử hành những buổi lễ thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Tiếp đến là Lăng Hùng Vương, tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng hình vuông, tầng dưới bốn góc đắp bốn con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc”. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, hai bén cửa đều đắp kì lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bàng đá. Trong lãng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái mui luyện.
 
Từ Đền Thượng, đi tham quan một đoạn nữa là đến Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh), tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên dược nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời, cổng Đền Giếng có kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn.
 
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn). Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.
 
Ngay dưới chân núi là Bảo tàng Hùng Vương. Trong Bảo tàng có nhiều hiện vật, tranh ảnh, tượng lớn khắc hoạ chủ đề: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.
 
Vào những ngày giỗ Tổ Hùng Vương, cờ, hoa, biểu ngữ được trang hoàng khắp mọi nơi. Cờ bay đỏ những cành cây, đỏ những mặt hồ. Trong những ngày lễ, Đền Hùng càng đông khách thập phương đến tham quan và thắp hương, tưởng nhớ ghi dấu công ơn của các vua Hùng.
 
Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử — văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!
 
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Vương Kiều Trinh
12 tháng 6 2021 lúc 21:04

VUONGDUCTAI

Khách vãng lai đã xóa