Lê Thánh Tông là hoàng đế thứ năm của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời kỳ cầm quyền của Lê Thánh Tông, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình sau nhiều cuộc chiến với Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man. Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, cũng như đã khiến Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.
Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:
Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với giặc ngoại xâm lược; Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước; Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội; Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh; Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng. Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục và phát triển kinh tế Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ[11]; Bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị địa chủ phong kiếnLê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành.Ông từng nói :"Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo"
Chúc bạn học tốt