Những câu hỏi liên quan
Hoàng Thị Khánh An
Xem chi tiết
oanh lê
Xem chi tiết
mai thịnh diệp cương
17 tháng 9 2020 lúc 21:04

có 25 câu

Khách vãng lai đã xóa
Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
17 tháng 2 2019 lúc 7:54

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dần đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh... mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,... khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít ỏi với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiên thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thanh sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”.... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,... rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xoá bó “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.



 
Nguyễn Phương Anh‏
17 tháng 2 2019 lúc 7:58

Đề bài: Nghị luận xã hội về “Gian lận trong thi cử”

Bài làm

Tuổi học trò là tuổi thần tiên với những trò nghịch ngợm “Nhất quỷ nhì ma” vừa phá phách, vừa thông mình, thể hiện cho những kỷ niệm của tuổi trẻ một thời có một không hai. Sự thông mình thể hiện qua việc tiếp thu kiến thức, những trò chơi sinh hoạt trong trường lớp.

Nhưng thời gian gần đây nhiều học sinh đã sử dụng sự thông minh của mình vào những cám dỗ, vào những hành vi gian lận trong thi cử để đạt thành tích cao.

Gian lận thi cử là gì? Là hành động quay cóp nhìn bài không trung thực trong thi cử, mang tài liệu cấm vào phòng thi để mong có được điểm số cao trong học tập của mình. Những hiện tượng này là những hành động sai trái cần phải loại bỏ trong đời sống học đường.

Một điều thật sự đáng buồn vì việc gian lận trong thi cử đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống học đường hiện đại. Ở bất mỗi kỳ thi sau khi thi xong người ta vẫn thấy những tài liệu, phao tài liệu, của học sinh vứt la liệt ngay cạnh phòng thi, ngoài cảnh trường, thùng rác… điều này cho thấy rằng việc gian lận trong thi cử vẫn xuất hiện và ngày càng nhiều hơn.

Điều này thực sự là hồi chuông cần phải cảnh tỉnh cho nền giáo dục nước nhà bởi nếu chúng ta sống gian dối, thường xuyên đạt những điểm số cao nhưng không thực chất, sống ảo thì rồi chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Bởi khi chúng ta lớn lên bảng điểm rất cao nhưng trong đầu rỗng tuếch không có chút kiến thức nào thì sẽ không thể nào làm việc tốt được.

Việc gian lận trong thi cử là một hành động thông minh của những học sinh cá biệt. Các bạn thông minh khi nghĩ ra cách để gian lận qua mắt thầy cô, vậy tại sao không sử dụng sự thông minh của mình vào mục đích đúng đắn, mà lại sử dụng vào những mục đích sai trái, những hành động thiếu trung thực như vậy.

Nếu các bạn sử dụng trí thông minh của mình vào việc học tập thì chắc chắn sẽ đạt được thành tích cao trong học tập, các bạn không cần phải gian lận mà vẫn đạt được kết quả tốt.

Ngoài ra, việc gian lận trong thi cử là hành động vô cùng mạo hiểm bởi nếu bị phát hiện bị giám thị thầy cô biết thì bạn sẽ bị đuổi thi, hoặc đánh dấu vào học bạ. Việc gian lận trong thi cử sẽ trở thành một vết đen khó phai trong cuộc sống của bạn. Bạn sẽ phải trả giá đắt cho hành động gian dối của mình.

Khiến cha mẹ thầy cô buồn lòng, bạn bè xa lánh. Chính vì vậy khi muốn gian lận trong thi cử bạn hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng xem có dám đối mặt với những khó khăn khi bị phát hiện sự gian lận, nếu bạn đủ dũng cảm đối mặt với tình huống xấu nhất thì hãy thực hiện.

Việc gian lận lâu ngày cũng khiến bạn đánh mất dần sự trung thực của mình. Con người bạn ngày càng biến chất từ chỗ là người tử tế ngay thẳng chính trực bạn dần dần thành người gian dối, sống không ngay thẳng thích đi đường tắt. Gian dối sẽ thành bản chất con người bạn, lúc đó sẽ chẳng ai muốn chơi, gần gũi, yêu thương một con người suốt ngày gian dối.

Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu trung thực, gian dối trong thi cử có rất nhiều. Có thể do bạn học lười nhưng muốn đạt kết quả tốt không cha mẹ thầy cô trách phạt, do bệnh thành tích của nhà trường, thầy cô, do lòng tham của mỗi con người muốn mình tỏa sáng nổi bật trong tập thể lớp học nhưng lại không muốn nỗ lực bằng chính ý chí của mình.

Để giảm đi hiện tượng gian lận trong thi cử mỗi học sinh cần phải ý thức được vai trò trách nhiệm của mình là một học sinh thì việc học tập chính là điều quan trọng nhất.

Việc chúng ta học tập không phải là để cho cha mẹ, thầy cô mà cho chính tương lai của chúng ta. Nếu chúng ta có thể học tập tốt tích lũy với kinh nghiệm cho tương lai thì có thể xây dựng ước mơ của mình thành công.

Đúng như câu nói của Lê Nin rằng “Học, học nữa, học mãi” chính là câu nói đúng đắn, là lời khuyên chân thành của một người tiền bối khuyên nhủ cho lớp trẻ chúng ta phải cố gắng học tập để xây dựng một đất nước giàu mạnh, tốt đẹp hơn

Bài làm

                Thế giới đã bước vào kỷ nguyên của công nghệ đòi hỏi ở con người rất nhiều năng lực để làm việc thành công và có cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng, không phải ai cũng biết điều đó. Hiện nay nhắc đến chuyện học hành và nghiêm túc trong kì thi là nhà trường rất là nhức nhối, đau đầu về hiện trạng này. Mặc dù nhà trường đã ra hàng loạt những biện pháp răng đe nhưng vẫn chưa mấy là hiệu quả. Nên chúng ta đã không mấy xa lạ với việc tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử của các bạn học sinh hiện nay.

                Vậy trước hết chúng ta cần phải hiểu “gian lận trong học tập và thi cử” là gì? Gian lận trong học tập thi cử là hành vi thiếu tính trung thực cho việc học, không ngay thẳng chỉ mải mê để có được một con điểm ảo mà không biết rằng mình đã bỏ quên đi kiến thức thực sự của mình

Gian lận trong học tập và thi cử sẽ tạo ra một kết quả ảo thành tích ảo thì chắc chắn một điều rằng ngành giáo dục sẽ đi xuống. Những ngươi còn đang ngồi ghế nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và sẽ gây ra nhiều hệ luỵ mà chúng ta chua lường tới

Gian lận trong học tập và thi cử làm cho ý chí vươn lên của mỗi người sẽ giảm mạnh. Nó làm nảy sinh ra bệnh lười thì tương lại của ngươi đó sẽ rất mù mịt. Người hay gian lận trong học tập và thi cửl đã tự hạ thấp bản thân nhân phẩm của mình họ đã đánh đi lòng tự trọng của mình mà khôgn hề hay biết.

Hiện tại có rất là nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gian lận trong học tập, thi cử nhưng một trong những nguyên nhân là hiện nay nếu mà muốn có được điểm cao một thành tích cao trong học tập để được những điều đó học sình đã phải “bày mưu tính kế” để làm sao có thể đạt được những điều đó.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gian lận trong học tập và thi cử một phần do học sinh không chịu học bài hay là lười biếng học nên mới sảy ra hiện tượng gian lận trong học tập và thi cử. Nếu một phần là do học sinh một phần con lại bộ giáo dục cần phải có một chức trách nhiệm về vấn đề này chương trình giáo dục Việt Nam ta rất là nặng về lý thuyết . Ở nước ngoài học lúc nào cũng đi đôi với hạnh nên khi giảng xong thì được thực hành dể tiếp thu bài vở , còn giáo dúc Việt Nam đè nặng lý thuyết nên đâm ra các học sinh lại rất là lười lý thuyết nuốt khôgn trôi nên thành ra mới có chuyện gian lận trong học tập và thi cử

“Tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử” là một con dao hai lưỡi, là hiểm họa của đất nước. Không những nó tạo ra một kết quả giả dối, cạnh tranh thiếu công bằng, xuất hiện những điểm số “ảo”mà còn khiến người gian lận ảo tưởng về sức mạnh tri thức của bản thân, từ đó huênh hoang, kieu ngạo, làm ẩu làm liều gây nguy hiểm cho nhân dan và tổn hại cho đất nước.

Để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, nhất định chúng ta cần phải đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Mỗi học sinh phải có năng lực thực sự, thực sự là tinh hoa của đất nước. Thế nhưng, để tạo ra những tinh hoa ấy, mỗi giáo viên trước hết phải là một tinh hoa. Chỉ có tinh hoa mới tạo ra những tinh hoa còn kẻ kém cỏi chỉ tạo ra nhiều thêm những kẻ kém cỏi mà thôi.

Bên cạnh những bạn học sinh thường hay gian lận trong học tập và thi cử thì chúng ta có thể thấy biết bao tấm gương sáng ngời khác về lòng trung thực, ý chí vươn lên trong học tập để trở thành nhân tài đích thực đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Trong thời đại công nghệ và kỹ thuật số như ngày nay, đòi hỏi chúng ra phải có thái độ nghiêm túc trong việc học tập. Không tự giác học tập nghĩa là đánh mất đi mọi cơ hội để thành công.

Biện pháp để ngăn chặn những sự việc này không gì khác ngoài việc không tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử. Bản thân mỗi học sinh hãy chăm chỉ, siêng năng nghe thầy cô giảng bài, không được ngủ gật trong lớp. Hãy học tập một cách tự giác và cách nghiêm túc. Hãy tích cực tham gia các kì thi một cách trật tự, nghiêm túc, kiên quyết chống lại hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử.

Tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử là một hành vi xấu, cần lên án và xử phạt nghiêm khắc. Cả xã hội phải cùng chung tay góp sức đẩy lùi tệ nạn này ra khỏi cuộc sống để xây dựng một nền giáo dục lành mạnh, trung thực, chát lượng và hiệu quả. Có làm được như vậy thì tri thức mới được nâng cao, con người mới được hoàn thiện và thành công trong cuộc sống, xã hội mới phát triển ổn định, đất nước phồn vinh.

Là một học sinh vẫn đang ngồi dưới ghế nhà trường phải phấn đấu mỗi ngày cho việc hòh tập và cũng không nên quên rèn cho mình thêm một nhân cách, một nhân phẩm tốt. Cần phải xác định mình đang học cái gì và mang những kiến thức mình học đi cống hiến cho đất nước.

            Không có gì quý hơn tấm lòng trung thực. Và cũng không có gì chia rẽ chúng ta mạnh mẽ hơn là sự giả dối. Khi sống trung thực với chính mình và với người khác bạn mới nhận được sự tin tưởng, yêu thương và giúp đỡ của mọi người xung quanh. Hãy học tập một cách nghiêm túc, tích lũy tri thức một cách trung thực, thi cử công bằng thì bạn mới có được thành tựu chân thực và có giá trị. Cuộc vốn rất công bằng. Những gì bạn xây dựng nên bằng sự giả dối thì sớm muộn gì nó cũng sụp đổ và trả lại cho bạn sự đau khổ mà thôi.

# Chúc bạn học tốt #

Hoàng Trần Mai
Xem chi tiết
Đỗ Đức Mạnh
Xem chi tiết
_ɦყυ_
17 tháng 11 2017 lúc 23:08

Tiếng anh cấp 2 điểm trung bình là 7 thì ko đủ để đạt học sinh giỏi đâu.

Phải từ 8 điểm trở lên tất cả các môn mới đc học sinh giỏi.

Mik bị 1 lần, may mà học kì 2 điểm cao nên mới đc học sinh giỏi.

Phải 2 kì tổng kết mới tính điểm tổng kết cả năm trên 8,0 điểm mới đc học sinh giỏi toàn diện.

Đây là ý kiến của mik nè.

Lê Văn Huy
18 tháng 11 2017 lúc 11:27

dung roi

Nguyễn Thị Hà My
10 tháng 12 2017 lúc 22:17

chỉ cần các môn không dưới 6,5 và 3 môn Mĩ Thuật,Âm Nhạc,Thể Dục đạt là học sinh giỏi.Với cả toán và văn 1 môn TB trên 8.Lại quên lời thầy hả ông nội.

Phạm Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Phạm Thị Thùy Linh
29 tháng 3 2019 lúc 21:21

làm ơn nhanh giùm tui

Mai tui làm bài kiểm tra òi,

mấy bạn bè anh chị ơi , giúp Linh với ạ

chờ nhiều = tuyệt vọng bao nhiêu

                                                                                    Bài làm

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

                      Hok_Tốt

                      #Thiên_Hy

Hoàng Ngọc Nhật Uyên
Xem chi tiết
Nhóc_Siêu Phàm
5 tháng 1 2018 lúc 16:41

Câu 1. Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết ? Cho ví dụ.

Trả lời: - Tăng khả năng thụ phấn của cây khi sự thụ phấn tự nhiên kém hiệu quả. Một số nông dân khi trồng bí ngô thường thụ phấn bổ sung để tăng khả năng kết trái của cây. 
- Thụ phấn chéo nhằm tránh thoái hóa giống hay để lai tạo nên giống mới có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ như người trồng ngô thường thụ phấn chéo để tránh thoái hóa giống và tăng năng suất (tăng khả năng tạo hạt) bằng cách dùng bao giấy cuộn lại thành hình chiếc phễu, sau đó vít ngọn cây ngô xuống lắc cho hạt phấn rơi vào phễu . Khi đã có hạt phấn rồi thì tiến hành thụ phấn chéo cho cây bằng cách lấy hạt phấn của cây này rắc lên hoa (râu ngô) của cây kia.

Câu 2. Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gi ?

Trả lời: 

- Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phân cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.

- Ong lấy dược nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.

Câu 3. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa ? Tên của bộ phận đó ?

Trả lời:

Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh;

Hạt do noãn đã được thụ tinh tạo thành

Một số loại cây, khi quả đã hình thành mà vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị... (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô... (giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).

hoho209
Xem chi tiết
Norad II
12 tháng 3 2021 lúc 9:51

Gọi số câu đúng là x; số câu sai là y.

Ta có tổng số câu là 10.

Ta có hệ phương trình:

x + y = 10

10x - 5y = 85

Giải hệ ra được: x = 9 và y = 1

Vậy bạn đó trả lời đúng 8 câu.

Puo.Mii (Pú)
12 tháng 3 2021 lúc 11:20

Giả sử thì sinh đó trả lời đúng hết thì sẽ có số điểm là: \(10.10=100\)(điểm)

Vì bạn đó được 85 điểm nên số điểm bị thừa là: \(100-85=15\)(điểm)

Số câu trả lời đúng là: \(10 - 15:(5+10)= 9\)(câu)

Vậy bạn đó đã trả lời đúng \(9\) câu

Puo.Mii (Pú)
12 tháng 3 2021 lúc 19:57

Từ bài toán, ta có hệ phương trình sau:

     \(x.10 + (10-x).(-5)=85\)

⇔ \(x.10+10.(-5)-x.(-5)=85\)

⇔ \(x.[10+(-5)]+10.(-5)=85\)

⇔ \(x.15+(-50)=85\)

⇔ \(x.15=85+50\)

⇔ \(x.15=135\)

⇔ \(x=135:15\)

⇔ \(x=9\)

Vậy bạn học sinh đó đã trả lời đúng 9 câu trong cuộc thi.

Phương Nhi Ngô
Xem chi tiết
Hoàng Minh Tuấn
3 tháng 3 2019 lúc 18:09

trả lời đúng 40 câu

Nguyễn Tấn Phát
3 tháng 3 2019 lúc 18:28

Gọi x là số câu hỏi mà học sinh trả lời đúng(      \(x>0\))

Vậy số câu sai là \(50-x\)(vì tổng số câu đúng và câu sai là 50)

Vậy số điểm của câu đúng là \(20.x\)

Và  số điểm trừ của câu sai là \(15\left(50-x\right)\)

Theo đề bài ta có

     \(20x-15\left(50-x\right)=650\)

\(\Rightarrow20x-\left(750-15x\right)=650\)

\(\Rightarrow20x-750+15x=650\)

\(\Rightarrow35x-750=650\)

\(\Rightarrow35x=650+750\)

\(\Rightarrow35x=1400\)

\(\Rightarrow x=\frac{1400}{35}\)

\(\Rightarrow x=40\)

Vậy bạn ấy trả lời được 40 câu đúng