đốt cháy 20ml khí H2 trong 20ml khí O2. tính thể tích chất khí thu đc sau phản ứng.
Đốt cháy 6,5 lít khí H2 trg bình chứa khí oxi(o2), sau phản úng thu đc sản phẩn là nước (H2O)
A/ Viết Phương Trình Phản ứng hóa học xảy ra
B/Tính thể tích khí oxi sinh tham gia?
a, 2H2 + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2H2O
b, \(n_{H_2}=\dfrac{6,5}{22,4}\approx0,3\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{0,3}{2}=0,15\left(mol\right)\\ V_{O_2}=0,15.22,4=3,36\left(l\right)\)
PTHH: 2H2 + O2 -> (t°) 2H2O
Ta có: nO2 = 1/2 . nH2
=> VO2 = 1/2 . VH2 = 1/2 . 6,5 = 3,25 (l)
đốt cháy 5,6 lít khí H2 trong bình chứa khí oxi(o2), sau phản ứng thu được là sản phẩm nước(h2o)
a,viết PTHH
b, Tính thể tích khí oxi tham gia.
\(n_{H_2}=\dfrac{V_{H_2}}{22,4}=\dfrac{5,6}{22,4}=0,25mol\)
\(2H_2+O_2\rightarrow\left(t^o\right)2H_2O\)
0,25 0,125 ( mol )
\(V_{O_2}=n_{O_2}.22,4=0,125.22,4=2,8l\)
Khí H2 cháy trong khí O2 tạo nước theo phản ứng:
2H2 + O2 -> 2H2O
Muốn thu được 22,5g nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là:
`2H_2 + O_2 -> 2H_2 O`
`1,25` `1,25` `(mol)`
`n_[H_2 O] = [ 22,5 ] / 18 = 1,25 (mol)`
`=>V_[H_2] = 1,25 . 22,4 = 28 (l)`
Khí H2 cháy trong khí O2 tạo nước theo phản ứng: H2 + O2 ---> H2O Muốn thu được 3,6 gam nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là *
Hỗn hợp khí gồm H2 và O2 có thể tích 4,48(l) (có tỉ lệ thể tích là 1:1).
a. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Đốt cháy hỗn hợp khí trên bằng chính lượng khí oxi trong bình. Làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng thu được khí A. Tính thể tích khí A (biết phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
a)
\(V_{H_2} = V_{O_2} = \dfrac{4,48}{2} = 2,24(lít)\)
b)
\(2H_2 + O_2 \xrightarrow{t^o} 2H_2O\\ V_{H_2} = 2,24 < 2V_{O_2} = 4,48(lít)\)
Do đó, O2 dư.
\(V_{O_2\ pư} = \dfrac{1}{2}V_{H_2} = 1,12(lít)\\ \Rightarrow V_A = V_{O_2\ dư} = 2,24 - 1,12 = 1,12(lít)\)
a, Theo bài ra ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}V_{H2}+V_{O2}=4,48\\V_{H2}=V_{O2}\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow V_{O2}=V_{H2}=2,24\left(l\right)\)
b, Ta có : \(n_{O_2}=n_{H_2}=\dfrac{V}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
\(PTHH:2H_2+O_2\rightarrow2H_2O\)
Thấy sau phản ứng O2 dư .
=> \(V_A=V_{O2du}=22,4\left(n_{o2}-n_{O2pu}\right)=1,12\left(l\right)\)
Vậy ..
Đốt cháy hỗn hợp khí gồm CO và H2 cần dùng 3,36 lít khí O2 ở đktc và thu đc 1,8 gam nước ngưng tụ
a) Viết PT phản ứng xảy ra
b) Tính thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu
c) Tính khối lượng khí CO2 đc tạo thành theo 2 phương pháp khác nhau
\(a)\\ 2CO + O_2 \xrightarrow{t^o} 2CO\\ 2H_2 + O_2 \xrightarrow{t^o} 2H_2O\\ n_{H_2} = n_{H_2O} = \dfrac{1,8}{18} = 0,1(mol)\\ \)
Theo PTHH :
\(2n_{O_2} = n_{CO} + n_{H_2}\\ \Leftrightarrow 2.\dfrac{3,36}{22,4} = n_{CO} + 0,1\\ \Leftrightarrow n_{CO} = 0,2(mol)\\ \%V_{H_2} = \dfrac{0,1}{0,1+ 0,2}.100\% = 33,33\%\\ \%V_{CO} = 100\%-33,33\% = 66,67\%\\ c) Cách\ 1 :\\ n_{CO_2} = n_{CO} = 0,2(mol)\\ m_{CO_2} = 0,2.44 = 8,8(gam)\\ Cách\ 2 : \\ m_{hh} = m_{CO} + m_{H_2} = 0,2.28 + 0,1.2 = 5,8(gam) \)
Bảo toàn khối lượng :
\(m_{hh} + m_{O_2} = m_{H_2O} + m_{CO_2}\\ \Rightarrow m_{CO_2} = 5,8 + 0,15.32 - 1,8 = 8,8(gam)\)
Đốt cháy sắt trong không khí, sau phản ứng thu được 62.4 gam hỗn hợp chất rắn A gồm Fe2O3 và Fe3O4 có tỉ lệ mol là 1:2.
- Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng.
- Tính thể tích không khí cần để đốt cháy trong pư trên (coi O2 chiếm 20% thể tích kk)
cho 14,4g Mg đốt cháy trong không khí thu đc 20,8g chất rắn
a, chứng minh Mg dư , thành phần % mỗi chất trong chất rắn
b, nếu cho 10,4g hh chất rắn đó tác dụng với dd HCl 0,4M.tính thể tích khí H2 ,CM thu đc sau phản ứng coi thể tích dd k đổi
c,nếu cho 10,4g hh đó tác dụng với HNO3 loãng .tính thể tích N2O (đktc), khối lượng muối thu đc sau phản ứng *giúp em với ạ
Đốt cháy 8,1 gam nhôm trong không khí, sau phản ứng thu được 12,24 gam chất rắn D.
a/ Tính thể tích không khí (đktc) đã phản ứng, biết O2 chiếm 20% thể tích không khí.
b/ Tính hiệu suất của phản ứng trên.
c/ Hòa tan hỗn hợp D trong dung dịch HCl. Tính khối lượng HCl cần dùng để phản ứng.
em cần gấp, mọi người giúp em với huhu
a) \(4Al+3O_2-^{t^o}\rightarrow2Al_2O_3\)
Bảo toàn khối lượng : \(m_{O_2}=12,24-8,1=4,14\left(g\right)\)
=>\(n_{O_2}=\dfrac{207}{1600}\left(mol\right)\)
Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí
\(V_{kk}=\dfrac{\dfrac{207}{1600}.22,4}{20\%}=14,49\left(lít\right)\)
b) \(n_{Al}=\dfrac{8,1}{27}=0,3\left(mol\right)\)
Lập tỉ lệ : \(\dfrac{0,3}{4}>\dfrac{\dfrac{207}{1600}}{3}\)
=> Sau phản ứng Al dư
\(n_{Al\left(pứ\right)}=\dfrac{207}{1600}.\dfrac{4}{3}=0,1725\left(mol\right)\)
=> \(H=\dfrac{0,1725}{0,3}.100=57,5\%\)
c) D gồm Al2O3 và Al dư
\(n_{Al_2O_3}=\dfrac{2}{3}n_{O_2}=\dfrac{69}{800}\left(mol\right);n_{Al\left(dư\right)}=0,3-0,1725=0,1275\left(mol\right)\)
\(Al_2O_3+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2O\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
\(\Sigma n_{HCl}=\dfrac{69}{800}.6+0,1275.3=0,9\left(mol\right)\)
=> \(m_{HCl}=0,9.36,5=32,85\left(g\right)\)