Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bích Lệ
Xem chi tiết
Minh Nhân
15 tháng 3 2021 lúc 19:21

Em tham khảo nhé !

 

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, cho đến ngày nay câu tục ngữ vẫn phát huy giá trị và sự đúng đắn của nó trong thực tế. Mặc dù vậy, có một số ý kiến lại cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Chúng ta cần làm sáng tỏ những ý kiến về câu tục ngữ này để nhìn nhận thật rõ ràng.

Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ, cũng như bao câu câu tục ngữ mà ông cha ta để lại, câu tục ngữ này cũng có hai nghĩa, đó là nghĩa thực và nghĩa bóng. Nghĩa thực chính là muốn nói đến việc tiếp xúc với mực đen thì chân tay và cả quần áo của ta đều rất dễ bị lấm bẩn nhem nhuốc cùng với màu mực, và khi ta ngồi cạnh ngọn đèn đang sáng ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của ngọn đèn đó. Nghĩa bóng của câu ý muốn nói nếu trong cuộc sống chúng ta luôn gần gũi và tiếp xúc với con người xấu và môi trường xấu ta sẽ rất dễ bị lây nhiễm những điều xấu.

Ngược lại nếu chúng ta biết chọn một môi trường tốt, lành mạnh và gần những người tốt đẹp ta sẽ học tập và có được những điều tốt đẹp. Ý nghĩa của câu tục ngữ rất rõ ràng, những phán xét ngược lại hay nghi ngờ chỉ là chưa nhìn nhận thật thấu đáo. Có những người bạn cho rằng cứ gần gũi và ở gần người xấu nhưng nhất định không làm theo thì làm sao mà xấu theo được, còn tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo thì làm sao để “ rạng” lên đây.

Đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan, thực tế trong xã hội, một số thanh niên giao lưu chơi bời với những đối tượng mắc các tệ nạn xã hôi như trộm cắp, ma túy, thì chỉ một thời gian ngắn cũng sẽ trở thành những đối tượng trộm cắp và “tù binh” của ma túy. Trong tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao chúng ta cũng thấy rất rõ sự ảnh hưởng của môi trường và những người xung quanh đến nhân cách của một con người, Chí Phèo vốn là nông dân rất hiền lành nhưng khi anh bị ném vào tù , tiếp xúc với bọn lưu manh, sống trong môi trường thù hận và tàn bạo, kết quả anh đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Anh không chỉ tàn đời mà còn làm hại cả nhưng gia đình lương thiện khác, khiến bao cơ nghiệp tan nát và bao nhiêu nước mắt cùng với máu đổ xuống. Trên các phương tiện truyền thông ta cũng thấy có rất nhiều đối tượng nghiện ma túy được gia dình và xã hội tạo điều kiện cho cai nhưng rồi lại “ ngựa quen đường cũ” trở về con đường hút hít. Liệu chúng ta có đủ bản lĩnh vững vàng để gần kẻ xấu nhưng nhất quyết không lây nhiễm cái xấu hay không. Còn tất nhiên gần “ đèn” dù ít dù nhiều ta vẫn nhận được ánh sáng của nó, chỉ là các bạn không muốn nhận hoặc kiêu căng tự ái, cố tình không học theo cái tốt.

Tóm lại, chúng ta phải khẳng định rằng ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng, câu tục ngữ là một lời răn dạy hết sức đúng đắn, đây là một bài học trong cuộc sống mà ai cũng phải ghi nhớ, lấy đó làm kim chỉ nam cho việc lựa chọn những người bạn, tấm gương và môi trường học tập, sinh hoạt của mình.

minh nguyet
15 tháng 3 2021 lúc 19:23

Tham khảo:

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nói khuyên con người, hướng con người đến cái thiện, nói về mối quan hệ của con người với môi trường xung quanh. Trong đó có câu:" Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". 

Vậy "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là gì?  Mực là một thứ chất lỏng màu đen dùng để viết, nếu để dính lên đồ vật hay quần áo thì sẽ khó làm sạch. Đèn là vật dụng để soi sáng trong bóng tối. "Đen"  và "rạng" là hai tính từ trái nghĩa để chỉ nếu ở gần mực mực thì sẽ bị bẩn còn ở nơi có đèn thì ta sẽ được soi sáng. Ngoài ra câu tục ngữ còn mang một hàm ý nữa đó chính là "mực" để chỉ những thứ xấu xa trong xã hội còn "đèn" là hình ảnh ẩn dụ cho những điều tươi sáng tốt đẹp trong cuộc sống. Nếu ta ở trong môi trường tốt thì ta sẽ trở thành người tốt, còn nếu xung quanh ta là những thứ xấu xa thì ta cũng sẽ trở thành người xấu. Câu tục ngữ nói về sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh tới con người. Điều này được cha ông ta đúc rút kinh nghiệm và truyền lại.

Tại sao cha ông ta lại khuyên như vậy? Môi trường sống ảnh hưởng tới nhân cách của con người rất nhiều. Khi bạn sống trong một môi trường, mọi thứ diễn ra trong đó sẽ được mắt bạn tiếp thu thông tin và truyền lên não. Những hành động lặp đi, lặp lại tạo thành thói quen trong môi trường đó mà bạn thường xuyên nhìn sẽ phần nào ảnh hưởng đến bạn. Ví dụ trong gia đình nếu bố mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, lễ phép với ông bà thì con cái cũng sẽ ngoan ngoãn kính trọng người lớn bởi trẻ con là một tờ giấy trắng, môi trường sẽ quyết định phần lớn nhân cách. Nếu gia đình lục đục, không hòa thuận, có bạo lực gia đình thì con cái sẽ khó có thể lên người. Hay ngay bạn bè cũng thế, chơi với người bạn tốt thì ta cũng sẽ trở nên tốt đẹp, chơi với người bạn chăm chỉ, cần cù học tập thì ta cũng học tập, thi đua với bạn vậy là cả hai cùng tiến bộ, còn chơi với những người chỉ biết chơi đùa, lêu lổng thì ta cũng sẽ sa đà vào những cuộc chơi bời những lời rủ rê từ đám bạn. Do đó mới có tình trạng đáng buồn ở nước ta hiện nay là học sinh rủ rê nhau chơi game rồi thành những con nghiện game, để có tiền chơi game sẵn sàng làm những hành động trái đạo đức, trái pháp luật. Ngoài nghiện game còn nhiều những thứ nghiện khác thành những tệ nạn xã hội cũng chính từ một người sa vào rồi rủ thêm người kia, cứ theo dây truyền thành một số đông người sa vào những thứ tệ nạn xã hội. Câu tục ngữ là lời khuyên bảo sâu sắc về cách "chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở". Nhưng không phải lúc nào gần mực cũng đen, gần đèn cũng rạng. Con cái sống trong gia đình tốt, được bố mẹ tạo điều kiện để phát triển nhất chưa chắc đã tốt nếu không cố gắng mà cứ lười nhác, ỷ lại. Hay như các chiến sĩ Việt Nam  xưa đã thâm nhập vào hang ổ của địch để lấy thông tin, sống ở môi trường như thế nhưng các  chiến sĩ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vậy nên khi ta ở trong môi trường xấu ta không nên lấy nó làm lí do để sa đà mà phải cố gắng tránh  thật xa những cái xấu để giữ mình trong sạch hay tốt nhất là tránh càng xa những môi trường xấu càng tốt.Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn học tập theo những người bạn tốt, học tập và làm theo những tấm gương tốt đó để càng ngày càng phát triển.

Câu tục ngữ là một khẳng định đúng đắn của cha ông ta mà không chỉ đúng trong quá khứ, hiện tại mà còn cả mai sau. Chúng ta nên học tập và làm theo câu tục ngữ đó.

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống bởi thế nhân dân ta có câu ” Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người là quan trọng hơn cả môi trường sống, bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ.” Mực” ở đây là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn ” đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu xa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi – bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

"Gần mực thì đen” ta đã bắt gặp hình ảnh Chí Phèo trong chuyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà từ của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại gần đèn thì rạng câu chuyện "Mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất. Mạnh tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc.

Trong thực tế ta thấy học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt, gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu, trong những trường hợp như vậy ta thấy “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là đúng tuy nhiên không phải ai gần mực cũng đen, ai gần đèn cũng rạng bởi lúc đó ta cản thận nên mực không thể gây bẩn, bởi ra cố tình ngồi khuất nên gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bởi vậy phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh của con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như thanh thép để lâu ngày không tô luyện sẽ han gỉ trở nên vô dụng.

Gần mực thì đen gần đèn thì rạng

Trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm có những chiến sĩ tình báo hoạt động thầm lặng, chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go khắc nghiệt. Sống giữa sự xa hoa những lời lẽ tán dương của quân địch liệu họ có phản bội Tổ quốc, làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong họ vẫn giữ phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ? sống quanh những lời xì xầm, bàn tán bị coi là Việt gian liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc trong môi trường ấy đòi hỏi người chiến sĩ tình báo không chi cần bộ óc nhanh nhẹn mà còn cần một bản lĩnh vững vàng để tự chiến đấu với bản thân.

Tóm lại câu tục ngữ” Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp ta thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người, đặc biệt là tính cách. Tuy nhiên con người có thể hoàn toàn chủ động đón nhận hoàn cảnh dù sống trong môi trường không tốt – gần mực nhưng nếu bản lĩnh thì ta vẫn như đóa hoa thơm ngát: ”Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Ngoo Thii Thuu Hienn
Xem chi tiết
Long Sơn
8 tháng 3 2022 lúc 20:22

Tham khảo

 

1. Mở bài

Dẫn dắt để giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

2. Thân bài

- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Mượn hình ảnh “mực” và “đèn” để khuyên nhủ con người bài học trong cuộc sống. Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy. Còn khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng.

 

- Dẫn chứng chứng minh:

Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng.Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn.Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp.

- Liên hệ bản thân:

Biết lựa chọn một người bạn tốt để chơi.Cố gắng rèn luyện để trở thành một người có ích cho xã hội.

3. Kết bài

Đánh giá về câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.

Bảo Trân
Xem chi tiết
thắng
12 tháng 5 2020 lúc 16:13

Nhân dân ta có một kho tàng tục ngữ vô cùng quý báu. Câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" thể hiện sâu sắc lời dạy của cha ông về cách sống.

Câu tục ngữ trên thật đúng nhưng có ban không tán thành. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu chi tiết để biết được ý nghĩa và bài học mà câu tục ngữ thể hiện.

Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường.

"Rạng" ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định "gần đèn thì sáng".

Như vậy, xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng, do đó mà trở nên sáng suốt tinh tường hơn.

Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh. Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dễ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lại, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt.

Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách.

Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rủ rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ sa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta chơi với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bạn cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thiếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đừng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt giải phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Người được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đấu từ những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ. (Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng" luôn có ý nghĩa trong thực tế.

Bởi vậy dân gian ta cũng có câu: "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hay "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời.

Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tự mình phá hủy nhân cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Và Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập.

Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen. Chúng ta cần tránh xa những cái xấu, không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình "rèn đức luyện tài". Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rất quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hướng đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời.

"Gần mực thì đen, gần mực thì sáng" là câu tục ngữ đúng đắn, đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống.

Khách vãng lai đã xóa
HỒ NGỌC HÀ
15 tháng 5 2020 lúc 21:15

 Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.

            Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.

  Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

            Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.

            Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.

            Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đăng Gia Huy
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Bích
23 tháng 3 2022 lúc 20:20

Kho tàng tục ngữ, ca dao có một vai trò quan trọng trong cuộc sống đã đem đến những bài học ý nghĩa. Một trong số đó là câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Khách vãng lai đã xóa
VỘI VÀNG QUÁ
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 12:41
1.    Mở bài: –    Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách. –    Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. –    Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. 2.    Thân bài:  a.Giải thích: 

+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.

 

 + Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực. + Ý nghĩa của câu tục ngữ: –    Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu. –    Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải. + Ý nghĩa câu nói của bạn: –    Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu. –    Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định. (Dẫn chứng) b.Nâng cao, mở rộng vấn dể: + Quan hệ trong gia dinh: –    Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. –    Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng) + Quan hệ trong xã hội: –    Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng) –    Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng) –    Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng) 3. Kết bài: –    Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời. –    Bản thân cũng rút rá được bài học bổ ích.
Lê Phương Anh
17 tháng 9 2016 lúc 20:13
 DÀN Ý:1-Mở bài:- Dẫn dắt vấn đề (từ xưa đến nay ông cha ta có những câu tục ngữ.......)-Trích dẫn luận điểm chính (câu tục ngữ ấy)2-Thân bài:a- Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".Giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.b- Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ, lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi người dễ nhớ,dễ hiểuc- Phân tích, bình luận trên các khía cạnh-Tác dụng của việc học hỏi, cầu thân với những người tốt (vế 2), (nêu dẫn chứng và luận cứđầy đủ để bài thuyết phục)-Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu (dẫn chứng)dẫn chứng theo 2 mặt: những người nổi tiếng vài vài tấm gương quen biết, giới thiệu sơ quavề họ, đặc biệt là các người quen biết ý, sẽ làm người chấm tin tưởng ^^d- Nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên, có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thểnhư:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng, Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng địnhlại ý kiến.- Phần mở (bạn có thể mở rộng thêm tại sao ta không thể hình tượng hoá câu tục ngữ giốngnhư hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn")3- Kết bài- Khẳng định lại ý ở đầu bài, tục ngữ nước ta đúng là túi khôn của nhân loại- Bài học rút ra từ câu tục ngữ.....Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút được biết baobài học quý giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xãhội. Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.
Triệu Thị Phương
21 tháng 2 2018 lúc 20:57
1. Mở bài: – Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách. – Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. – Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. 2. Thân bài: a.Giải thích:

+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.

+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực. + Ý nghĩa của câu tục ngữ: – Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu. – Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải. + Ý nghĩa câu nói của bạn: – Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu. – Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định. (Dẫn chứng) b.Nâng cao, mở rộng vấn dể: + Quan hệ trong gia dinh: – Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. – Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng) + Quan hệ trong xã hội: – Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng) – Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng) – Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng) 3. Kết bài: – Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời. – Bản thân cũng rút rá được bài học bổ ích.
miinz :))
Xem chi tiết
nguyễn anh tuấn
12 tháng 5 2022 lúc 14:39

< cái nào cũng đk >

- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.

- Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng)

- Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng)

- Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng)

- Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng)

Bùi Hồng Anh
Xem chi tiết
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Girl zang hồ
9 tháng 4 2022 lúc 7:35

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Mực: sự tối tăm, mù mịt, tượng trưng cho những điều xấu, những thói quen, đức tính không tốt.

Đèn: tượng trưng cho ánh sáng, chân lí, lẽ phải, những điều đúng đắn, tốt đẹp.

Câu tục ngữ khuyên nhủ con người tránh xa những điều xấu xa, sai trái, hướng đến những điều tốt đẹp, những chân lí của cuộc sống để trở thành một con người có ích cho xã hội.

b. Phân tích

Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt tốt - xấu, phải - trái, đúng - sai; mỗi chúng ta cần phải có quan điểm, nhận thức được và đi theo những điều đúng đắn.

Khi con người sống và làm theo lẽ phải, những điều xấu sẽ sớm bị bài trừ và xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Người sống và làm theo lẽ phải sẽ giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh và được mọi người yêu quý, tôn trọng, noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về người sống có ích, học tập và làm theo lẽ phải để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người không phân định được tốt - xấu, phải - trái, đúng - sai. Lại có những người tuy biết đó là việc là xấu những vẫn đi theo để hòng trục tư lợi cá nhân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Khách vãng lai đã xóa

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, trích dẫn câu nói. Bày tỏ quan điểm, thái độ của em về câu nói (tán đồng, không tán đồng, câu nói đúng, câu nói sai, câu nói vừa đúng vừa sai,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng:

Nghĩa đen: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nghĩa là mọi thứ đặt gần mực thì sẽ dần bị nhiễm màu đen giống màu mực. Ngược lại những thứ đặt gần ánh đèn, được ánh sáng chiếu rọi tới thì sáng lên.

Nghĩa bóng: được hiểu là những người thường tiếp xúc hoặc sống trong môi trường không lành mạnh thì nhân cách sẽ trở nên xấu đi, còn những người sống trong môi trường tốt sẽ trở nên tốt đẹp.

Nêu nhận định, suy nghĩ của em về câu nói: (bài này nhận định câu nói đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác)

Giải thích về mặt đúng của câu gần mực thì đen gần đèn thì sáng:

Giải thích câu nói đúng ở đâu? Vì sao đúng? Người thường tiếp xúc với cái xấu mà không có tâm lí vững vàng thường dễ bị đồng hóa, lôi kéo, nhiễm thói hư tật xấu (đặc biệt ở những đối tượng vị thành niên).

Biểu hiện:

Những người vốn dĩ rất tốt nhưng tiếp xúc với môi trường thiếu lành mạnh trở nên xấu đi. (dẫn chứng)

Những người vốn dĩ có nhiều thói quen xấu nhưng được tiếp xúc, sinh hoạt trong môi trường lành mạnh trở nên tốt hơn. (dẫn chứng)

Lưu ý: có thể cho ví dụ cụ thể về một vài đối tượng mà em biết như danh nhân hay người xung quanh hàng xóm, bạn bè, người thân,... để làm sáng tỏ luận điểm.

Giải thích mặt chưa đúng của câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng:

Câu nói chưa đúng ở đâu? Vì sao? Những người giàu bản lĩnh, được trang bị tâm lý vững vàng dù họ có sống, sinh hoạt hay tiếp xúc với môi trường nào vẫn giữ nguyên bản tính vốn có.

Biểu hiện:

Không phải bất cứ ai tiếp xúc với cái xấu cũng trở thành người xấu. (dẫn chứng)

Không phải ai sống trong môi trường lành mạnh đều là người tốt. (dẫn chứng)

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định về câu nói trên (nhìn chung, câu tục ngữ này đúng, tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện, chưa hoàn toàn đúng với mọi trường hợp,...) Đưa ra phương hướng, quyết tâm.

Khách vãng lai đã xóa
13	Trần Quốc Huy
3 tháng 5 2022 lúc 15:28

I.  Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

– Nghĩa bóng:

+ Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen

+ Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng

– Nghĩa đen:

+ Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy

+ Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng

2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

- Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng

- Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn

- Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sán

Linh Popopurin
Xem chi tiết
MY PHẠM THỊ DIÊMx
15 tháng 3 2022 lúc 18:43
anime khắc nguyệt
15 tháng 3 2022 lúc 18:43

 Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp, những gì xấu xa, đèn là vật phát ra ánh sáng, soi rõ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèncâu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn: gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.    ( tham khảo )

Lê Phương Mai
15 tháng 3 2022 lúc 18:53

undefinedundefinedundefinedundefinedundefined

Gửi cả dàn ý lẫn bài viết nòa:33

Quandung Le
Xem chi tiết
Ahwi
16 tháng 4 2018 lúc 15:04

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/dan-gian-ta-co-cau-tuc-ngu-gan-muc-thi-den-gan-den-thi-rang-nhung-co-ban-lai-bao-gan-muc-chua-chac-da-den-gan-den-chua-chac-da-rang-em-hay-viet-bai-van-chung-minh-thuyet-phuc-ban-ay-theo-y-kien-cua-em-c36a594.html#ixzz5EEdo2ejJ