Nêu nguyên nhân, hậu quả sự suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta. Nêu biện pháp khắc phục tài nguyên sinh vật. (Nêu mỗi cái ít nhất 3 ý)
1.em hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm gây ô nhiễm nguồn nước sông,biện pháp khắc phuc
2.em hãy nêu đặc điểm chung của tài nguyên đất nươc ta
3.em hãy nêu đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật ở nước ta.tại sao phải bảo vệ tài nguyên động vật
4.tại sao phải bảo về tài nguyên rừng ?là một học sinh em sẽ làm gì để đóng góp phần bảo vệ tài nguyên rừng
GIÚP TỚ VỚI...<3
câu 1 : các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là :
+ do rác thải trong sinh hoạt
+ do rác thải trong y tế
+ do rác thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp
+ do y thức của ng dân
biện pháp khắc phục
+ tuyên truyền nâng cao y thức ng dân
+ đề nghị các nhà máy sản xuất thiết bị y tế ko thải các chất thải sinh học ra môi sông
+ đề nghị các nhà máy sản xuất nông nghiệp ko thải các chất thải hoá học ra môi sông
câu 2
đặc điểm chung của tài nguyên nước ta là mặc dù rất phong phú nhưng đều có hạn , nếu khai thác và sử dụng quá mức sẽ bị cạn kiệt
câu 3
đặc điểm chung của tài nguyên sinh vật nước ta là mặc dù rất phong phú nhưng đều có hạn .
phải bảo vệ tài nguyên động vật vì :
+ chúng giúp cân bằng và giúp đa dạng hệ sinh thái
+ nếu khai thác quá mức chúng sẽ bị liệt vào danh sách đỏ và có thể bị tyệt chủng
câu 4
phải bảo vệ tài nguyên rừng vì :
+ vì chúng cung cấp 1 nguồn ô xi lớn
+ giúp cân bằng lượng khí ô xi và các - bô - níc trong bầu khí quyển
+ có thể cung cấp gỗ tốt
là một học sinh em sẽ :
+ tuyên truyền mn ko nên khai thác quá nhiều tài nguyên rừng
+ tuyên truyền mn ko nên khai thác trái phép tài nguyên rưtng quá hiếm như cây pơ mu , cây thông đỏ
THAM KHẢO
1. Ngyên nhân
- Biện pháp
-Chất thải công nghiệp
-Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý
-Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản
-Rò rỉ dầu do tai nạn
-Sử dụng nhiên liệu hóa thạch
-Sự nóng lên toàn cầu
-Chất thải phóng xạ
-Đô thị hóa
-Chất thải động vật
-Rò rỉ lưu trữ dưới lòng đất
Biện pháp
-Xử lý nước thải công nghiệp
-Xử lý nước thải đúng cách
-Luật pháp và chính sách chống ô nhiễm nước
-Nỗ lực cá nhân và các chiến dịch giáo dục
-Thực hành nông nghiệp xanh
Câu 3 : Nêu 1 số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng 1 số tài nguyên khoán sản nước ta .
Em hãy nêu những biện pháp cụ thể để khắc phục
help me ! cần gấp ạ
cảm un :3
tham khảo
Nguyên nhân :
+ Sử dụng quá nhiều tài nguyên
+ Trong phòng chống bảo vệ tài nguyên còn lỏng lẻo không an toàn
+ Các nhà máy vẫn sử dụng tài nguyên một cách lãng phí
+ Các tài nguyên vẫn bị khai thác một cách bừa bãi dù không có chỉ định
Khắc phục :
+ Siết chặt quy định khai thác tài nguyên
+ Đóng cửa nhưng công ty vẫn cố tính khai thác tài nguyên bừa bãi
Tham khảo
Sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
+ Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
+ Khai thác thủ công, kĩ thuật khai thác lạc hậu.
+ Sự quản lí còn lỏng lẻo. Khai thác bừa bãi.
+ Phần lớn còn khai thác lộ thiên, lãng phí nhiều.
Refer:
nguồn : vndoc.com
Sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
- Khai thác thủ công, kĩ thuật khai thác lạc hậu.
- Sự quản lí còn lỏng lẻo. Khai thác bừa bãi.
- Phần lớn còn khai thác lộ thiên, lãng phí nhiều
Thực trạng sự giảm sút tài nguyên và môi trường biển - đảo:
- Sự suy giảm của tài nguyên cá biển: Tình trạng khai thác cá quá mức, ngư trường bị ô nhiễm, và thay đổi khí hậu đang gây sự giảm sút đáng kể trong nguồn tài nguyên cá biển.
- Mất môi trường san hô: Sự gia tăng nhiệt độ biển, biến đổi khí hậu, và hoạt động con người như san lấp, khai thác san hô, và du lịch biển đang dẫn đến sự mất mát môi trường san hô quan trọng.
- Ô nhiễm biển và rác thải nhựa: Sự bùng phát của ô nhiễm biển và rác thải nhựa đang ảnh hưởng đến môi trường biển và đảo, gây tổn hại đến động thực vật và động vật biển, cũng như cản trở cuộc sống của cư dân đảo.
Nguyên nhân:
- Quá khai thác tài nguyên: Khai thác cá quá mức và không bảo vệ nguồn tài nguyên cá biển dẫn đến suy giảm nguồn cá.
- Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu gây tăng nhiệt độ biển, biến đổi môi trường biển, và tăng mức biển, tạo điều kiện khắc nghiệt cho đời sống biển - đảo.
- Hoạt động con người không bền vững: San lấp, xây dựng hạ tầng du lịch, và ô nhiễm biển đang tạo áp lực lớn lên môi trường biển và đảo.
Hậu quả:
- Mất mát đa dạng sinh học: Sự suy giảm tài nguyên cá và san hô, cùng với ô nhiễm biển, đe dọa đa dạng sinh học biển.
- Tăng nguy cơ hạn hán và thiên tai: Biến đổi khí hậu và mất môi trường biển có thể tạo điều kiện cho hạn hán, lũ lụt, và các hiện tượng thiên tai khác.
- Ảnh hưởng đến người dân đảo: Các cộng đồng dân cư trên các đảo có thể phải đối mặt với việc mất môi trường sống và nguồn sống của họ do tăng mực biển và suy giảm nguồn thủy sản.
Biện pháp khắc phục:
- Bảo vệ nguồn tài nguyên cá biển: Quản lý bền vững nguồn tài nguyên cá biển, áp dụng giới hạn khai thác và các biện pháp bảo vệ nguồn cá.
- Bảo tồn môi trường san hô và biển đảo: Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường san hô, hạn chế hoạt động san lấp, và tăng cường quản lý khu vực biển đảo.
- Kiểm soát ô nhiễm và rác thải nhựa: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm biển và giảm rác thải nhựa bằng cách thúc đẩy việc xử lý rác thải hiệu quả và giáo dục cộng đồng.
- Thích nghi với biến đổi khí hậu: Phát triển kế hoạch và chính sách th
Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.
1. Tài nguyên rừng
- Suy giảm tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943 là 43%. Năm 1983, giảm xuống còn 22 %. Đến năm 2006, tăng lên đạt 39%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
+ Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 - 80%.
+ Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:
Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tổn các loài. Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vộ rừng cho người dân.
+ Nhiệm vụ trước mắt là quy hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.
Sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh vật
Suy giảm đa dạng sinh vật
+ Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đổng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguổn hải sản của nuớc ta cũng bị giảm sút rõ rệt.
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tổn thiên nhiên
+ Ban hành "Sách đỏ Việt Nam".
+ Quy định khai thác về gỗ, động vật và thuỷ sản.
Chứng minh tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú, đa dạng? Những nguyên nhân nào làm cho một số loại tài nguyên khoáng sản của nước ta có nguy cơ cạn kiệt? Bằng hiểu biết của mình em hãy đưa ra một số biện pháp khắc phục sự suy giảm tài nguyên khoáng sản?
Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.
a) Tài nguyên rừng
- Suy giảm tài nguyên rừng: năm 1943, độ che phủ rừng ở nước ta là 43,09% và giảm xuống còn 22,0% vào năm 1983, sau đó tăng lên 38,09% (năm 2005). Mặc dù tổng diện tích rừng đang lăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi).
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
+ Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện lại từ gần 40% lên đến 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 - 80%
+ Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng:
Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.
Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Đối với rừng sản xuất đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đât rừng.
+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
+ Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.
+ Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn lợi hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt.
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Đến năm 2007, đã có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài - sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam (để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vậl và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam).
+ Quy định trong việc khai thác (như: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non; cấm gây cháy rừng:-cấm săn bắt động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước).
* Suy giảm đa dạng sinh học
– Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm) nhưng đang bị suy giảm.
– Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
– Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Đó là hậu quả sự khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.
* Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Năm 1986 có : 87 khu với 7 vườn quốc gia.
+ Đến năm 2007 có : 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
– Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. Để bảo vệ nguồn gen quí hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật quí hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
– Quy định việc khai thác :
+ Cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non.
+ Cấm gây cháy rừng.
+ Cấm săn bắn động vật trái phép.
+ Cấm dùng chất bổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột.
+ Cấm gây độc hại cho môi trường nước.
Bản thân em đưa ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng cạn kiệt tài nguyên sinh vật nước ta
Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Tăng cường quản lí nhà nước, thể chế và pháp luật bảo vệ môi trường.
Trồng cây xanh, trồng rừng tăng diện tích rừng phòng hộ.
Xây dựng bể xử lí chất thải từ các khu dân cư, nhà máy.
Xây dựng hệ thống hút bụi tại các khu công nghiệp.
Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên.
Bảo tồn đa dạng sinh học.
Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
Việc suy kiệt nguồn nước ngầm và nước mặt, đặc biệt trong những kỳ nắng nóng không chỉ khiến cho nguồn nước sinh hoạt cạn kiệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, mà xa hơn còn có thể dẫn tới xung đột về nguồn nước... Nước - nguồn tài nguyên không hề vô hạn, đang đòi hỏi chúng ta phải có cách ứng xử đúng đắn.
Nguy cơ được báo trước
Ðại diện Tổng cục Thủy lợi và Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cuối tháng 6 vừa qua đã đi kiểm tra tình hình hạn hán tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả kiểm tra thực tế và theo báo cáo nhanh của các địa phương cho thấy, tổng diện tích đang bị hạn hán, thiếu nước khu vực Bắc Trung Bộ đến thời điểm này là hơn
17 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, như: Nghệ An (12.387 ha); Quảng Bình (2.390 ha); Quảng Trị (1.017 ha); Hà Tĩnh (730 ha)… Hiện dung tích của các hồ chứa vừa và lớn toàn vùng Bắc Trung Bộ chỉ đạt 43% so với dung tích thiết kế, thấp hơn so cùng kỳ năm 2018 là 13% và năm 2017 là 22%.
Việc suy kiệt nguồn nước tại khu vực này có nhiều nguyên nhân. Khách quan là do lượng mưa trung bình trong tháng 6 của khu vực Bắc Trung Bộ chỉ khoảng 40 mm, thấp hơn so trung bình cùng kỳ năm 2018 61%, thấp hơn cùng kỳ năm 2017, 2018 khoảng 55%. Nền nhiệt độ trong khu vực rất cao, từ 37 - 40 độ C, có những nơi đạt 41 độ C. Với điều kiện nắng nóng như hiện nay, lượng bốc hơi hằng ngày lên tới 5 - 7 mm.
Tuy nhiên, không thể không nhắc đến nguyên nhân chủ quan, chính là những bất cập trong quản lý. Cho đến giờ, công tác lập quy hoạch tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2012 vẫn còn chậm. Trong khi chưa thành lập được các cơ quan quản lý lưu vực sông, thì việc điều hòa, phân bổ nguồn nước giữa các ngành, địa phương vẫn chưa được tính toán cụ thể và đồng thuận cao. Thông tin, dữ liệu, số liệu điều tra, đánh giá, quan trắc tài nguyên nước còn phân tán, chưa có cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước và chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước.
Ðáng lưu ý, tại các địa phương, ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của người dân còn chưa cao. Còn nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên nước một cách lãng phí, chưa hiệu quả, tình trạng hành nghề khoan nước dưới đất trái phép còn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát... Việc xả thải ra môi trường chưa được kiểm soát tốt càng khiến cho nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt.
Suy kiệt nguồn nước là một trong những lý do khiến rừng bị nghèo hóa và dễ bị cháy. Ảnh: PHẠM TRƯỜNG
Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước - bao giờ?Nhằm giảm thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân kịp thời, Tổng cục Thủy lợi vừa qua đã có văn bản đôn đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh. Theo đó, đề nghị các tỉnh tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, trong đó tập trung vào một số giải pháp chính là: Thường xuyên kiểm kê nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trên địa bàn, khoanh vùng cụ thể các diện tích có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước, xây dựng kế hoạch cấp nước cụ thể cho từng vùng phục vụ của công trình thủy lợi…
Tuy nhiên, nhìn một cách dài hạn sẽ cần phải tính đến các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước. Muốn vậy, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới. Trọng tâm là rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về cấp phép khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, xử lý, trám lấp giếng không sử dụng; có các giải pháp bảo vệ nước dưới đất; xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá... Cùng đó, đẩy mạnh công tác điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất ở vùng khan hiếm nước, thiếu nước, hải đảo; nghiên cứu xây dựng để sớm đưa vào hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, giám sát việc vận hành của hệ thống liên hồ chứa, vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện... bằng công nghệ tự động, trực tuyến.
Một nội dung quan trọng cần phải khẩn trương hoàn thành việc lập Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Có được Quy hoạch này sẽ giúp giải bài toán tài nguyên nước đang cạn kiệt dần, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Chúng ta cần phải gắn với việc tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất, điều tra chi tiết nhằm đánh giá được tài nguyên nước, thống kê, kiểm kê tài nguyên nước, quan trắc giám sát tài nguyên nước, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Việc Quy hoạch này cần ưu tiên công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng nước ở những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế - xã hội phát triển và nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, cần huy động nguồn lực trong nước kết hợp với hợp tác quốc tế nhằm tăng nguồn vốn đầu tư, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ để đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản tài nguyên nước. Ðược biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tích cực triển khai thực hiện việc lập Quy hoạch, nhưng câu hỏi bao giờ bản Quy hoạch sẽ hoàn thành và đi vào đời sống thì vẫn để ngỏ.
Trong bối cảnh ấy, việc đầu tư cho các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước trong thời gian tới hy vọng sẽ bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm, tránh được việc đầu tư dàn trải không hiệu quả. Kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sẽ phục vụ đắc lực cho công tác quy hoạch, gắn với việc khai thác hiệu quả, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu. Giảm tối đa việc thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là các vùng khó khăn về nguồn nước, nhất là thiếu nước sinh hoạt cho người dân là điều cần phải được triển khai cấp bách.
HS Phó Minh Hiển - 5A1 - Vinschool Thăng LongTóm tắt những thay đổi và nêu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của tài nguyên sinh vật nước ta ?
a) Những thay đổi của tài nguyên sinh vật
- Diện tích rừng có nhiều biến động : từ năm 1943 đến năm 1983 giảm (từ 14.3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7.2 triệu ha năm 1983), từ năm 1983 đến năm 2005 tăng (từ 7.2 triệu ha năm 1983 lên 12.7 triệu ha năm 2005)
- Chất lượng rừng suy giảm. Năm 1943 loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng). Đến nay, tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng cây khai thác được. Vì thế 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
- Đa dang sinh học suy giảm. Sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen hiếm) nhưng đang bị suy giảm. Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn lợi hải sản cũng bị giảm sút rõ rệt.
b) Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tài nguyên sinh vật.
- Diện tích rừng tăng là do Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng....
- Tài nguyên sinh vật suy giảm là do khai thác quá mức của con người, môi trường bị ô nhiễm
Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm, nhưng hiện nay tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm vì: - Khai thác tài nguyên sinh vật vượt quá mức sinh sản của sinh vật. - Rừng bị giảm diện tích, sinh vật mất nơi cư trú. - Ô nhiễm và tình trạng mất cân bằng sinh thái cũng de dọa sự sông của sinh vật. - Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen. - Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Vùng biển Tây Nam, nơi có nguồn hải sản rất lớn thì sản lượng đánh bắt cá, tôm cũng giảm sút đáng kể. Đó là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển. b) Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng: Giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các sinh vật quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát.
nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật
- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ khí quyển, các vườn quốc gia.
- Các nước cần chung tay bảo vệ môi trường để tránh các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
- Ban hành các luật và chính sách nhằm ngăn chặn phá rừng, cấm săn bắt các loài động vật quý hiếm.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ tài nguyên sinh vật.
Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biến - đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
- Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển:
+ Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên biển – đảo : khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, thủy sản…; và sử dụng các phương thức có tính huỷ diệt (nổ mìn, rà điện,...); đánh bắt cá bằng lưới dày.
+ Nguyên nhân ô nhiểm môi trường biển – đảo : các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển, các hoạt động giao thông trên biên và khai thác dầu khí được tăng cường, sự cố đắm tàu, thung tàu, tràn dầu, việc rửa tàu chở dầu ,...
- Hậu quả:
+ Làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
+ Ảnh hướng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển ,đến đời sống con người