Viết 1 đoạn văn bằng TA nói về 1 lễ hội truyền thống của VN.
Viet đoạn văn bằng tiếng anh nói về sở thích của mình, truyền thống của gia đình, cuộc sống của miền quê, về các lễ hội
Viết 1 đoạn văn nói về tình yêu, sự gắn bó của em với ngôi nhà gia đình em đang ở
Viết 1 đoạn văn nói về truyền thống nhân ái của dan tộc ta . Trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ , tục ngữ nói về truyền thống nhân ái
TSP
Ngôi nhà của em đã được mua từ năm 2013. Em đã được gắn bó với nó rất nhiều năm. Vậy nên em rất yêu nó. Ngôi nhà được sơn màu xanh lá cây kết hợp với màu vàng trông nó rất đẹp. Nó có 8 phòng: 2 phòng ngủ, 1 phòng bếp, 2 phòng học, 2 phòng tắm, 1 phòng tắm. Phòng ngủ có chiếc 1 chiếc giường đôi. Phòng bếp có rất nhiều đồ nội thất quan trọng. Phòng tắm có 1 cái vòi hoa sen, 1 cái bồn tắm và một cái bồn cầu. Hai phòng học đều có 2 cái bàn học với 1 tủ sách. Phòng bếp có rất nhiều đồ nội thất và phòng khách có 1 chiếc ti vi rất lớn với bộ bàn ghế. Ngôi nhà này đã gắn bó với em được 8 năm, nó như là người bạn của em. Em rất yêu ngôi nhà của mik
Câu 1:Theo em cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống trên quê hương Việt Nam
Câu 2:Viết đoạn văn ngắn 4-5 câu nói lên suy nghỉ của em về công cụ đồ đá của di chỉ bàu tró
Viết 1 đoạn văn nói về truyền thống của người dân Việt Nam ta
Truyền thống của người dân Việt Nam ta là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và văn hóa của chúng ta. Với hàng ngàn năm lịch sử phát triển, người Việt đã xây dựng lên những giá trị truyền thống độc đáo và đáng trân trọng.
Một trong những truyền thống quan trọng nhất của người Việt Nam là tôn vinh gia đình và tổ tiên. Chúng ta coi gia đình là trung tâm của cuộc sống và luôn tỏ lòng kính trọng, tôn trọng ông bà, cha mẹ, và tổ tiên. Lễ hội Ngày Tết là dịp mà người dân Việt tụ họp bên gia đình, cúng ông bà, và chia sẻ niềm vui trong không gian ấm áp và hạnh phúc.
Ngoài ra, tôn thờ đạo lý và đạo đức cũng rất quan trọng trong văn hóa của chúng ta. Người Việt luôn coi trọng lòng nhân ái, tình thương, và sự giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống này thể hiện qua việc giúp đỡ người khác trong những thời điểm khó khăn và thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện.
Không thể không nhắc đến truyền thống ẩm thực đa dạng và phong phú của người Việt Nam. Với các món ăn ngon, sáng tạo và sử dụng nhiều loại gia vị tự nhiên, ẩm thực Việt đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa thế giới và thường xuyên đưa người dân lại gần nhau trong bữa cơm gia đình hoặc những dịp họp mặt bạn bè.
Những truyền thống này là những giá trị quý báu mà người dân Việt Nam ta luôn tự hào và duy trì qua các thế hệ. Chúng ta tiếp tục vận dụng và phát triển chúng để xây dựng một tương lai tươi sáng và đáng tự hào cho đất nước.
viết 1 đoạn hội thoại bằng tiếng anh nói về đồ ăn truyền thống
Hội thoại tiếng anh giao tiếp chủ đề ăn uống 1 | |
– Can I help you? – Yes, we want three larger beers, and one hamburger with cheese but without onion – Anything else? – Wait for me….Uhmm Two black coffees, and the bill, please – OK That’s $10 altogether. Thank you so much, and have a nice day – The same to you | – Tôi có thể giúp gì anh? – Vâng, tôi muốn 3 cốc bia lớn, và một chiếc hăm –bơ –gơ có phó –mát nhưng không có hành nhé – Anh có thêm thứ gì nữa không ạ? – Chờ tôi chút…Uhmm 2 café đen, vui lòng cho tôi hóa đơn luôn – OK Cả thảy hết 10 đô. Cảm ơn anh rất nhiều, và chúc anh có một ngày vui vẻ – Cô cũng vậy nhé! |
Hội thoại tiếng anh giao tiếp chủ đề ăn uống 2 | |
– Good evening! – Good evening! – A pint of beer and a coke please – Bitter or larger? – Larger please – Anything else? – A packet of crisps – So, It will $15,5 altogether – Here you are – Thanks | – Xin chào! – Xin chào! – Cho tôi một panh bia và một cốc Coca – Loại nhỏ hay loại lớn? – Cho tôi loại lớn đi – Anh còn cần gì nữa không ạ? – Một gói khoai tây chiên giòn – Vậy, cả thảy hết 15,5 đô ạ – Của cô đây – Xin cảm ơn |
Hội thoại tiếng anh giao tiếp chủ đề ăn uống 3 | |
– Can we have a table for two? – No problem, follow me please – Excuse me, where’s the toilet? – Go ahead and the first on the right …. – Are you ready to order? – What do you recommend? – Today’s special is steak with vegetables, fish, pork, pizzas, and special salads – OK, to start we want some almonds and olives – What do you want to drink? – Two pints of beers and a big bottle of water – And for the main course? – A steak with chips, and also a special salad with tomato, lettuce, tuna but no onion or garlic please – And for you madam? – I prefer fish – We have cod, sole and haddock – Haddock please and a salad, no chips please – Would you care for dessert? – What have you got? – Salad fruit and ice cream – Which flavours? – Chocolate, vanilla, and strawberry – Salad fruit for me and a chocolate ice cream – Will you have coffee? – Two black coffees – OK. I’ll be back soon – Thank you! | – Chúng tôi có thể ngồi một bàn cho 2 người được không? – Không vấn đề gì, vui lòng đi theo tôi – Xin lỗi, nhà vệ sinh ở đâu ạ? – Đi thẳng và nhà vệ sinh ở bên phải …. – Anh đã sẵn sàng để gọi món chưa ạ? – Cô giới thiệu cho tôi vài món đi? – Món đặc biệt hôm nay là thịt nướng với rau, cá, thịt lợn, pi-za, và món salad đặc biệt – OK, đầu tiên chúng tôi muốn ít hạnh nhân và ô –liu – Anh có muốn uống gì không? – 2 panh pia và 1 chai nước loại to – Còn món chính thì sao ạ? – Một suất thịt nướng và khoai tây chiên, ngoài ra cho tôi một đĩa salad đặc biệt với cà chua, rau diếp, thịt cá ngừ nhưng không hành hay tỏi nhé – Còn cô thì sao? – Tôi thích cá hơn – Chúng tôi có cá tuyết, cá bơn và cá êfin – Cho tôi cá efin nhé, và một salad, không khoai tây chiên nhé – Cô có muốn dùng tráng miệng không? – Cô có những món gì? – Salad trái cây và kem ạ – Có những vị nào? – Sô-cô-la, va-ni, và dâu tây – Cho tôi salad trái cây, và một cây kem vị sô-cô-la nhé – Cô dùng thêm café chứ ? – 2 cà phê đen nhé – OK. Tôi sẽ quay trở lại ngay – Cảm ơn cô ! |
I write about PHO
This simple staple consisting of a salty broth, fresh rice noodles, a sprinkling of herbs and chicken or beef, features predominately in the local diet. Pho is cheap, tasty, and widely available at all hours.The Hanoi and Saigon styles of pho differ by noodle width, sweetness of broth, and choice of herbs.
thanks
Em đã đc tham gia nhiều lễ hội truyền thống của quê hương . Hãy viết đoạn văn ( từ 5-7 câu ) nêu những suy nghĩ của mình về các lễ hội truyền thống đó .
Gợi ý : Thông tin chung về lễ hội : không gian , thời gian , người tham dự.
- Toàn cảnh lễ hội :
+ Lễ hội bắt đầu khi nào ?
+ Lễ hội diễn ra ra sao ?
+ Lễ hội khép lại ở hoạt động nào ?
+ Toàn bộ không khí lễ hội đem lại cho em cảm nhận gì ?
+ Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội .
Giải giúp mình vx mình đang cần gấp
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về công lao của các Vua Hùng và truyền thống dân tộc qua Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.
Tham khảo:
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
viết đoạn văn nói về 1 trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta
các bạn làm nhanh nha mình đang cần gấp
Tham khảo:
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.
THAM KHẢO:
Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn tả một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tàng đạo đức của xã hội văn minh. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những trang thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là thể hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng miềm tin cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, là những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn để đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết coi trọng tinh thần ham học hỏi, để cao truyền thông ham họcTôn sư trọng đạo là một truyền thông đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) nêu suy nghĩ về Giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống ở địa phương em?