Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 12 2019 lúc 8:59

* Những mặt tích cực:

   - Hết sức coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp

      + Đo đạc lại ruộng đất, lập địa bạ.

      + Ban hành chính sách quân điền.

      + Thực hiện chính sách khai hoang. Lập doanh điền.

   - Phát triển các nghề thủ công dân gian, tăng cường xây dựng các quan xưởng.

   - Chú trọng đến việc khai khoáng các mỏ, tăng nguồn thu thuế cho nhà nước.

* Những hạn chế:

   - Không bảo vệ được ruộng đất công, ruộng đất công chỉ còn 20% tổng diện đất cả nước. Chính sách quân điền chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, thực chất, chỉ là hình thức cấp ruộng đất cho quan lại và binh lính.

   -Trong chính sách khai khoáng, các mỏ do nhà nước khai thác kém hiệu quả và chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn rồi lại giao cho tư nhân lĩnh trưng

   - Về thương nghiệp, nhà Nguyễn thi hành chính sách thuế khóa phức tạp va chế độ kiểm soát ngặt nghèo đối với các hoạt động buôn bán. Về ngoại thương, thi hành chính sách độc quyền và hết sức dè dặt với các tàu buôn phương Tây.

Trần Đình Tiến
11 tháng 5 2021 lúc 14:30

nêu những mặt tích cực và hạn chế của những chính sách kinh tế thời nguyễn

Thiz_luowng Hồ
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
16 tháng 5 2022 lúc 21:31

Đề tui có câu này bạn có thể tham khảo:

– Tích cực: Duy  trì  mối  quan  hệ  tốt  đẹp  với  các  nước  láng  giềng như Lào, Xiêm, Thái Lan,…

– Hạn chế: thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa” khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây.

=> Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu không tạo điều kiện cho đảo nước giao lưu với các nước và các nền văn háo tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

Thiz_luowng Hồ
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
16 tháng 5 2022 lúc 21:30

Đề tui có câu này bạn có thể tham khảo:

– Tích cực: Duy  trì  mối  quan  hệ  tốt  đẹp  với  các  nước  láng  giềng như Lào, Xiêm, Thái Lan,…

– Hạn chế: thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa” khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây.

=> Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu không tạo điều kiện cho đảo nước giao lưu với các nước và các nền văn háo tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 12 2017 lúc 13:19

- Chính trị:

    + Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế (năm 1802), lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

    + Chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

    + Quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

- Đối ngoại:

    + Thần phục nhà Thanh.

    + Đối với các nước phương Tây thì khước từ mọi tiếp xúc.

- Kinh tế:

    + Nông nghiệp: chú trọng khai hoang, thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền…

    + Công thương nghiệp: lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu.. Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng còn phân tán…

- Xã hội:

    Đời sống nhân dân cơ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

vũ kim oanh
Xem chi tiết
vũ kim oanh
1 tháng 3 2016 lúc 15:18

*Sự thành lập vương triều Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức dể giải quyết các công việc  ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đêm quân trở lại đánh chiếm Gia Định, biến vùng này làm căn cứ, mở các cuộc tấn công lại Tây Sơn.

- Từ Gia Đinh, Nguyễn Ánh tổ chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn, làm cho lực lượng Tây Sơn suy giảm nhanh chóng.

- Tháng 6-1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế), Quang Toản chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra Thăng Long.

- Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long, Quang Toản và triều đình Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bắt. Vương triều Tây Sơn chấm dứt.

- Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn (1802-1945).

*Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn

- Đối với Trung Quốc: Nhà Nguyễn chủ trương thần phục.

+ Năm 1803, Gia Long cử xứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong.

+ Năm 1804, Nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó nhà Nguyễn phải định kì cống nạp.

-Đối với Cao Miên và Lào: Nhà Nguyễn sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.

- Đối với các phương Tây:

+ Trong giai đoạn đầu: Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa.

+ Sang thời Minh Mạng (1820-1840):

-Nhà Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương Tây

-Thi hành chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa”. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam.

Nhà Nguyễn càng tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ.

bé mèo
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
8 tháng 5 2016 lúc 21:08

 - Về chính trị: 
+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt Niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm l806, lên ngôi Hoàng đế. 
+ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền : vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương ; ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm l8l5. 
- Các năm 183l- l832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên) ; quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước. 
- Về ngoại thương, nói chung nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài. 
- Về ngoại giao: 
+ Các vua Nguyễn thán phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. 
+ Đối với phương Tây: nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc 'bế quan, tỏa cảng". Điều đó, càng thúc đẩy việc Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.

Nguyễn Quý Thành
6 tháng 4 2022 lúc 20:39

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Thương nghiệp:

+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

* Xã hội:

- Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.

- Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.


 

trần anh quan
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
14 tháng 5 2021 lúc 10:34

- Về chính trị:

+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt Niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn. Năm 1806, lên ngôi Hoàng đế

+ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền: Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm 1815 

- Các năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Quân đội bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước

- Về ngoại thương: Nói chung nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài

- Về ngoại giao:

+ Các vua Nguyễn thán phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước

+ Đối với phương Tây: Nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc 'bế quan, tỏa cảng". Điều đó, càng thúc đẩy việc Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 6 2018 lúc 7:51

Hạn chế sự giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài, kìm hãm sự phát triển kinh tế.