Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ý Nhi
Xem chi tiết
๖ۣۜNɦσƙ ๖ۣۜTì
30 tháng 6 2019 lúc 10:41

     Truyện cổ tích là những truyện do tưởng tượng, hư cấu mà nên do vậy cốt truyện không có thật. Tác giả qua từng câu chuyện để phản ánh ước mơ, khát vọng của tập thể, cộng đồng hay thể hiện những giá trị chân lý của cuộc sống.

Trái lại, ca dao dân ca là sản phẩm tinh thần của nhân dân, là những khúc hát tâm tình mà nhân dân sáng tác trong những hoàn cảnh cụ thể. Những hoàn cảnh này là hoàn cảnh có thật trong đời sống hàng ngày của người dân lao động. Nó thể hiện tư tưởng, tình cảm và ước mơ, khát vọng của nhân dân. Vì ca dao dân ca là tiếng nói tâm tình nên sức truyền cảm của nó tới người tiếp nhận rất lớn. Những bài ca dao than thân, những câu ca dao nghĩa tình...đều thể hiện những hoàn cảnh, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, những cung bậc tình cảm rất thật, rất chân thành.
Bn có thể lấy ví dụ để chứng minh thông qua các bài ca dao than thân, ca dao tình nghĩa.
+ Ca dao than thân:
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
....
+ Ca dao tình nghĩa:
- TÌnh vợ chồng
- Tình anh em
- Tình yêu đôi lứa...
Dẫn chứng rất nhiều và phong phú, bn có thể sưu tầm làm dẫn chứng nhé....

Trần Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Hải
8 tháng 4 2017 lúc 21:23

Đã từ lâu lắm, do sức mạnh ngòi bút của Nhà văn, người ta ví Nhà văn là "Kỹ sư tâm hồn". Đúng thật, có người đã ca ngợi sức mạnh của một cuốn sách "hơn cả một quân đoàn". Nhà văn góp phần to lớn để xây dựng và cải tạo tâm hồn con người qua bao thế hệ. Sức mạnh Tác phẩm của Nhà văn là không biên giới, nó lan rộng tới mọi quốc gia, không bị cản trở bởi sự phân chia chiến tuyến. Nhà văn đã góp phần to lớn để cải tạo xã hội loài người, góp phần to lớn trong việc xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp.

Xin kính cẩn nghiêng mình trước các Kỹ-Sư-Tâm-Hồn.

Louise Francoise
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
14 tháng 2 2018 lúc 9:53

Truyện cổ tích là những truyện do tưởng tượng, hư cấu mà nên do vậy cốt truyện không có thật. Tác giả qua từng câu chuyện để phản ánh ước mơ, khát vọng của tập thể, cộng đồng hay thể hiện những giá trị chân lý của cuộc sống.
Trái lại, ca dao dân ca là sản phẩm tinh thần của nhân dân, là những khúc hát tâm tình mà nhân dân sáng tác trong những hoàn cảnh cụ thể. Những hoàn cảnh này là hoàn cảnh có thật trong đời sống hàng ngày của người dân lao động. Nó thể hiện tư tưởng, tình cảm và ước mơ, khát vọng của nhân dân. Vì ca dao dân ca là tiếng nói tâm tình nên sức truyền cảm của nó tới người tiếp nhận rất lớn. Những bài ca dao than thân, những câu ca dao nghĩa tình...đều thể hiện những hoàn cảnh, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, những cung bậc tình cảm rất thật, rất chân thành.
Em có thể lấy ví dụ để chứng minh thông qua các bài ca dao than thân, ca dao tình nghĩa.
+ Ca dao than thân:
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
....
+ Ca dao tình nghĩa:
- TÌnh vợ chồng
- Tình anh em
- Tình yêu đôi lứa...
Dẫn chứng rất nhiều và phong phú, em có thể sưu tầm làm dẫn chứng nhé.
Thân ái!

Bích Ngọc Huỳnh
14 tháng 2 2018 lúc 9:53

Truyện cổ tích là những truyện do tưởng tượng, hư cấu mà nên do vậy cốt truyện không có thật. Tác giả qua từng câu chuyện để phản ánh ước mơ, khát vọng của tập thể, cộng đồng hay thể hiện những giá trị chân lý của cuộc sống.
Trái lại, ca dao dân ca là sản phẩm tinh thần của nhân dân, là những khúc hát tâm tình mà nhân dân sáng tác trong những hoàn cảnh cụ thể. Những hoàn cảnh này là hoàn cảnh có thật trong đời sống hàng ngày của người dân lao động. Nó thể hiện tư tưởng, tình cảm và ước mơ, khát vọng của nhân dân. Vì ca dao dân ca là tiếng nói tâm tình nên sức truyền cảm của nó tới người tiếp nhận rất lớn. Những bài ca dao than thân, những câu ca dao nghĩa tình...đều thể hiện những hoàn cảnh, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, những cung bậc tình cảm rất thật, rất chân thành.
Em có thể lấy ví dụ để chứng minh thông qua các bài ca dao than thân, ca dao tình nghĩa.
+ Ca dao than thân:
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
....
+ Ca dao tình nghĩa:
- TÌnh vợ chồng
- Tình anh em
- Tình yêu đôi lứa...
Dẫn chứng rất nhiều và phong phú, em có thể sưu tầm làm dẫn chứng nhé.

Nhók Love Khởi My
Xem chi tiết
phùng hà phương
Xem chi tiết
phạm hoàng dương
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 16:44

Tham khảo:

- Câu văn trên là suy nghĩ của nhân vật ông giáo.

“Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”

Sau khi chứng kiến cái chết đau đớn, dữ dội của lão Hạc, ông giáo đã nhận ra tấm lòng, nhân cách cao đẹp của lão Hạc vẫn vẹn nguyên, không thể bị xói mòn trước thực trạng xã hội đầy những dối trá, lừa lọc. Qua đó khẳng định niềm tin tưởng mạnh mẽ của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc -  nhân cách một người lao động lương thiện. Đồng thời cũng thể hiện nỗi buồn, sự xót xa cho số phận những người nông dân trong xã hội cũ. Dù có nhân cách cao đẹp, đáng trân trọng nhưng lại phải chịu một cuộc đời đầy bất hạnh, một cái chết quá dữ dội

Bảo CHie
Xem chi tiết
Lưu Võ Tâm Như
16 tháng 9 2021 lúc 16:44

1- Cùng một bài ca dao , ở mỗi địa phương khác nhau có một vài sự thay đổi về từ ngữ .Đó là hiện tượng gì?

-  đó là từ ngữ mỗi địa phương có nét văn hóa khác nhau (từ địa phương) 

Lưu Võ Tâm Như
16 tháng 9 2021 lúc 16:45

2- Loài vật tượng trưng cho cuộc đời mờ mịt phiêu bạt của người nông dân.?

Con Trâu

Lưu Võ Tâm Như
16 tháng 9 2021 lúc 16:46

3-Loài vật thường được ẩn dụ cho cuộc đời người lao động

Trâu, bò

Johnny Khải
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
16 tháng 11 2016 lúc 17:12

Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.

Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.

Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.

Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.

Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.

Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.

Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...

Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...

Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.

Hoàng Thị Thái Hòa
Xem chi tiết
vũ gia anh
6 tháng 11 2018 lúc 20:51

hay đó

Nguyễn Thu Phương
6 tháng 11 2018 lúc 20:53

bạn ko nên đăng những bài viết ko liên quan vào đây

Nguyễn Hạnh Linh
6 tháng 11 2018 lúc 20:54

Bạn nói hay đó nhưng mà ko ai có nhu cầu nghe hết trơn á