giải thích câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
#mai_nộp_oy_cứu-mik_vs
giải thích câu tục ngữ :
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
bạn tham khảo nha.
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn sống giàu lòng nhân ái. Điều đó được thể hiện qua lời răn dạy:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn”
Trong bài ca dao có sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. “Bầu” và “bí” vốn là hai giống cây khác nhau. Nhưng lại có môi trường, điều kiện sống giống nhau. Chúng thường được trồng gần nhau để leo chung một giàn. Qua hình ảnh đó, chúng ta liên tưởng đến con người Việt Nam, tuy khác nhau về gia đình, nhưng cùng sống trong một đất nước. Bởi vậy mà chúng ta cần có tình yêu thương, sự chia sẻ và đồng cảm với những người xung quanh.
Khi sinh ra, con người có hoàn cảnh sống khác nhau. Người được sống trong sung sướng, giàu sang. Người phải chịu bất hạnh, nghèo khổ. Bởi vậy sự đùm bọc, sẻ chia là vô cùng cần thiết để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một người có trái tim rộng lớn. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà Người đã không quản ngại khó khăn ra đi tìm con đường cứu nước đúng đắn, về giúp đỡ đồng bào đánh giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do. Hay trong những năm chiến tranh, con người Việt Nam vẫn luôn biết đùm bọc lẫn nhau. Sự sẻ chia không chỉ trong đời sống vật chất, mà còn cả tinh thần để vượt qua mọi nghịch cảnh. Đến hiện tại, cuộc sống tuy đã tốt đẹp hơn, nhưng tinh thần đó vẫn được phát huy. Các chương trình thiện nguyện vẫn được tổ chức hằng năm như như áo ấm cho em, hiến máu nhân đạo hay gánh chữ lên non. Nhiều tấm lòng hảo tâm đã ủng hộ cho đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của thiên tai, giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao hay người dân vô gia cư.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ gìn được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sống biết sẻ chia, yêu thương và đồng cảm vì chúng ta cùng chung dòng máu đỏ da vàng.
chúc bạn học tốt nha
Giải thích câu ca dao: "Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" (mang ý nghĩa thông điệp)
P/s: Không viết dài nha
Hãy biết yêu thương trân trọng nhau và đoàn kết trong mọi hoàn cảnh.
. Dùng những hình ảnh có tính chất biểu tượng, mượn một qui luật trong tự nhiên để nói về tinh thần đoàn kết dân tộc: mỗi con người Việt Nam tuy khác nhau nhưng đều sinh sống trong một đất nước, đều là "con Rồng cháu Tiên", uống chung suối nguồn văn hóa truyền thống thì phải yêu thương nhau, hòa thuận để cùng phát triển.
tham khảo bài mk nha !
Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được khái quát qua 2 câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Và: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thỳ thương nhau cùng. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận 2 câu tục ngữ này để hiểu rõ đc ý nghĩa.
II, Khai triển ý:
+ Câu tục ngữ: bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.
- Nghĩa đen: Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa.
- Nghĩa bóng: Thông qua hình ảnh của bầu và bí tác giả dân gian muốn gửi đến chúng ta một thông điệp: Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước. Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
+ Câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Nghĩa đen: Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý. Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. Trước đây gương không được treo trên tường hay bỏ trong bóp. Những hình thức gương như thế mới được chế tạo ra sau này, chứ thuở xa xưa, gương thường được làm theo hình tròn hay hình bầu dục và được đặt trên cái giá bằng gỗ. Có những cái giá được làm bằng gỗ quý, đánh bóng rất đẹp. Nhưng cũng có những cái giá chỉ được làm bằng gỗ thường thôi. Thứ gỗ này được dùng vì nó cứng, có thể mang nổi tấm gương, chứ trông nó không được đẹp, có khi còn sần sùi xấu xí là khác. Nhưng, giá không phải lo, vì trước khi đặt tấm gương lên giá, người ta đã cẩn thận lấy một tấm nhiễu đỏ phủ cái giá, khiến cho bản thân cái giá dù không được làm bằng gỗ quý, nhưng bây giờ trở nên đẹp đẽ đáng quý, xứng đáng được dùng làm vật đỡ cái gương. ===>Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo
+ Nghĩa bóng: cũng như thế mà câu tục ngữ này khuyên chúng ta đã là người trong một nước thì hay biết thương yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ... đối với nhau. Bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã biết rất rõ ý nghĩ của câu ca dao này. nhưng với một lớp nghĩ rộng hơn thì đã là con người thì ai cũng cần có một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp vì thế việc chia sẻ những gì mình có thật sự rất quan trọng trong cuộc sống để có thêm nhiều niềm vui hơn và để bớt đi những giọt nước mắt rơi xuống vì những vấn ngại của cuộc sống. Dù có là ai đi chăng nữa, dù có bị gì đi chăng nữa thì con người vẫn là con người vẫn cần có tình thương của nhân loại và vẫn cần có tình yêu. Đồ vật, con vật còn có cảm xúc, còn có tính bầy đàn, chăm sóc lẫn nhau... thì cớ gì con người lại không được như vậy. vì thế câu ca dao này còn lên
Giải thích câu ca dao : bầu ơi thương lấy bí cùng /tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn . Giúp mk với; mai mk thi rồi. Cảm ơn mọi người nha
Mọi người dù k quen bít nhưng hãy yêu thương nhau vì cùng là người 1 nước
mik giải thik hơi dở ha,thông cảm nha
giải thích câu tục ngữ "bầu ơi thương lấy bí cùng ,tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
- ( Bóng ) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phai là anh em “cùng, chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã.
Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cùng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống tương thân tương ái, luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày cả những khi khỏe mạnh đến khi đau ốm. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều câu ca dao tục ngữ viết về được các cụ truyền lại để tìm thấy được những lời khuyên hữu ích cho mình. Và một trong số những câu tục ngữ thể hiện rõ nét nhất chính là câu ca dao:
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng . Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Qua câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng ông cha ta đã sử dụng những loại rau rất gần gũi với người Việt là “bầu” và “bí” để gửi gắm những lời khuyên sâu sắc đến thế hệ mai sau. Về nghĩa đen bầu với với bí đều là những loại thân leo thường được người nông dân trồng phổ biến ở những bờ ao, góc vườn, góc sân , do đặc tính cây là thân leo nên hai loại cây thường trồng người Việt trồng chung với nhau trên một giàn. Có lẽ vì vậy, hình ảnh bầu, bí gần gúi thân thiết bên những góc nhỏ trong nhà đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người nông dân.
Cùng chung điều kiện sống, cùng chia nhau những khó khăn của thời tiết con người nên chăm sóc nên chẳng có cớ gì phải ganh ghét nhau. Hai loài cây tường như vô tri vô giác ấy mà lại quấn quýt yêu thương, khiến con người phải ngưỡi mộ. Bí không vì quả mình dài, mà ganh ghét tị nanh với bầu tròn mà cũng chẳng vì sắc hoa của bí vàng rực rỡ mà chê màu trắng của bầu xấu xí thua hơn.
Tại sao lại như vậy? Là bởi vì dù khác giống nhưng hai loại cây vẫn chung một họ, vẫn chung nhau vui buồn số phận với nhau. Nếu mưa thuận gió hòa thì cùng nhau chung hưởng, nếu khô hạn mưa dầm thì cùng nhau vượt qua giông bão.
Bằng việc sử dụng những hình ảnh gần gũi thân quen trong cuộc sống đời thường cha ông ta đã để lại cho thế hệ mai sau một lời khuyên giản dị nhưng vô cùng thiết tha. Là hãy yêu thương nhau, vì cũng là con cháu một dân tộc. Chúng ta có chung nhau một quê hương, một nguồn cội vinh nhục của những người khác cũng là vinh nhục của chính ta.
Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là hãy yêu thương những người anh em ruột thịt họ hành thân thiết của chúng ta. Chúng ta có chung nhau ông bà, bố mẹ dù biết rằng mỗi người một tính không thể lúc nào cũng vui vẻ hòa hợp nhưng “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” . Vì vậy, đã là anh em trong gia đình là phải biết yêu thương nhau, che trở giúp đỡ nhau.
Không chỉ có anh em, họ hàng thân thiết mà còn có cả những người hàng xóm láng giếng. Họ chính là “bí” khác giống với “bầu” nhưng đã cùng nhau chung hoàn cảnh sống, là những người ngay sát cạnh ta để đỡ đần, cứu giúp ta những lúc nguy khốn. Chúng ta “tắt lửa tối đèn” có nhau vì vậy, phải đoàn kết, yêu thương nhau thì “giàn” của chúng ta mới vững mạnh và ngày càng phát triển. Vì vậy, để nói rõ hơn về tầm quan trọng của những người làng xóm tuy không chung dòng máu nhưng lại vô cùng thân thiết ông bà ta khuyên “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là vì thế.
Suy rộng ra của công ca dao trên có nghĩa là toàn thể dân tộc Việt Nam đều có chung một nguồn cội đó chính là con “con rồng, cháu tiên” . Chúng ta cùng nhau sống trên một lãnh thổ . Vì vậy, dù trên đất nước ta có 54 dân tộc nhưng đó là 54 danh tộc anh em, là người trong một nhà. Phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn: “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng là trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ khi cả dân tộc ta nắm tay nhau quyết hi sinh tất cả để giành độc lập và bảo vệ non sông nước nhà chúng ta đã chiến thắng mọi thế lực hùng mạnh nhất. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng những mất mát do chiến tranh và thiên nhiên để lại vẫn luôn luôn cần được mọi người giúp đỡ. Thật vậy, khi cả dân tộc ta hướng về miền Trung, về miền núi hay hải đảo xa xôi thì có rất nhiều những mạnh thường quân, những con người đã không tiếc tiền bạc công sức của mình để chung tay cùng nhau vượt qua khó khăn
Và trong thời đại ngày nay, khi xã hội toàn cầu hóa chúng ta có thể hiểu nghĩa rộng hơn của câu ca dao trên là cũng là loài người sống trên trái đất chúng ta phải biết yêu thương nhau, chia sẻ với nhau để chiến tranh không còn và xã hội ngày càng phát triển. Câu ca dao là lời dạy ấm áp tình người, khuyên chúng ta biết bỏ đi cái vị kỷ cá nhân để mở rộng tấm lòng yêu thương.
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Hãy viết 1 bài văn giải thích lời khuyên của cha ông ta qua câu ca dao trên
Giúp mình với ạ mình đang cần ạ
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái. Điều đó đã được gửi gắm trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là bài ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Trước hết, bài ca dao đã mượn hình ảnh “bầu và bí”. Đây vốn là hai loại cây khác nhau nhưng có nhưng đặc điểm, môi trường sống giống nhau. Chúng cùng thuộc giống cây thân leo, thường được trồng chung một giàn. Hình ảnh cây bầu, cây bí chung một giàn vô cùng quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Khi mượn hình ảnh bầu và bí người xưa muốn khuyên ta rằng dù chúng có là loài khác nhau đi chăng nữa nhưng vẫn biết chia sẻ không gian, cùng nhau chung sống hòa thuận. Qua hình ảnh đó, ông cha ta muốn nói đến con người dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội thì vẫn cần phải chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay đều đã phát huy được truyền thống quý giá đó. Bác Hồ - một con người vĩ đại của dân tộc. Cả cuộc đời của Người luôn hy sinh hạnh phúc cá nhân, để đem lại hạnh phúc chung cho nhân dân. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà đã không quản thân mình ra đi tìm đường cứu nước. Suốt ba mươi năm bôn ba người ngoài để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó cũng có thể là hành động của những người chiến sĩ dũng cảm ngã xuống giành lại tự do cho tổ quốc: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Trong hiện tại, tình yêu thương lại thật giản dị, nhỏ bé, là lời nói con yêu mẹ, con cảm ơn ông bà; là sự giúp đỡ cha mẹ những công việc trong gia đình; là giúp đỡ những người bị nạn, những đứa trẻ bị lạc đường… Còn với mỗi học sinh tình yêu thương có thể là giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của lũ lụt…
Nhưng bên cạnh đó, nhiều người còn giữa lối sống vô cảm. Họ lặng lẽ đi qua những người bị thương nặng, họ dừng chân nhưng lại rút điện thoại để quay phim chụp hình, hoặc họ lượm nhặt đồ của người bị thương rồi bỏ đi trong lòng đầy đắc ý… Điều đó thật đáng lên án, phê phán biết bao nhiêu.
Như vậy, bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống cùng chung một giàn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Chúng ta hãy mở rộng tấm lòng sẻ chia, yêu thương để nhận được những hạnh phúc nhiều hơn.
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 6 câu về câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Trong câu ca dao trên đã sử dụng linh hoạt so sánh ngang bằng từ ( bầu và bí ) . Cho thấy sự gắn kết giữa những con người trong xã hội . Mặc dù không cùng một nhà một dòng họ nhưng vẫn yêu quý nhau như những anh em trong cùng một nhà . Câu ca dao cũng cho ta hiểu được rằng chúng ta nên biết quý trọng nhau , đoàn kết với nhau.Bài ca dao này còn cho chúng ta hiểu trên đời tình người là thứ thiêng liêng và cao quý nhất . Nếu sống trong đời mà không coi trọng tình người thì chúng ta sẽ không có ai giúp chúng ta trong những lúc khó . Đọc xong câu ca dao em thấy câu ca dao là một bài học giúp chúng ta coi trọng tình người
Các bạn giúp mình với mình đang cần gấp.
Các bạn ơi cho mình hỏi câu "Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" là tục ngữ hay ca dao?
Phần in đậm trông câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” là thành phần biệt lập nào?
A. Thành phần phụ chú
B. Thành phần tình thái
C. Thành phần gọi – đáp
D. Thành phần cảm thán
Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu ca dao sau Bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Nghĩa tường mình: Bầu bí trên một giàn dù khác giống nhưng vẫn nên yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Nghĩa hàm ý: Con người cần sống với nhau bằng tình yêu thương và sẻ chia
Câu ca dao dưới đây sử dụng thành phần phụ chú đúng hay sai?
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
A. Đúng
B. Sai