Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tạ thị nhung
Cho đề văn : Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam, ta hiểu thêm về đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc của người lao động xưa a, Hãy tìm hệ thống luận điểm cho đề bài trên b, Khi viết thành văn cho đề trên , một bạn HS viết phần mở bài như sau : Ca dao là một thể loại văn học dân gian rất gần gũi và quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam. Ngay từ khi mới lọt lòng, em đã được thưởng thức âm điệu ngọt ngào của ca dao qua lời ru của bà, của mẹ. Và cứ thế, em lớn lên cùng những khúc ca...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Hữu Phong
Xem chi tiết
nguyen thi quynh chi
10 tháng 2 2019 lúc 20:32

CON CHÓ

Đỗ Hữu Phong
12 tháng 2 2019 lúc 19:27

Bạn làm ơn nghiêm túc giùm mình đi . Nếu ko biết thì đừng  ghi lung tung chứ

nguyen thi quynh chi
12 tháng 2 2019 lúc 19:58

ơ tớ có chửi bạn đâu mà tớ có ghi thì tớ cũng ko phải chửi ban đã bảo hom qua em tớ viết lug tung chứ tớ ko viết

_My Crush_
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 3 2019 lúc 19:53

Tham khảo:

Câu 1:

I. Mở bài: giới thiệu về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
Ví dụ:

“Với bố mẹ con luôn là đứa trẻ
Vẫn thơ ngây, bé bỏng chẳng biết gì
Vẫn cần bảo ban cần yêu thương bảo bọc
Dù tuổi con chẳng bé bỏng nữa rồi…”

Đây là những câu thơ nói về tình cảm gia đình, tình yêu thương mà ba mẹ dành cho con cái. Nhưng ai thực sự biết được mái ấm gia đình, tình thương gai đình đối với nhiều người nó có được hạnh phúc như thế.
II. Thân bài: nghị luận về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
- Những quan điểm về gia đình:

Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc Là nơi ta được thoải mái, không nợ nần, ân oán Là nơi mà ta về mỗi khi mệt mỏi Là nơi chưa đầy tình yêu thương

- Vai trò của gai đình đối với một đứa trẻ :

Là nơi nuôi dạy những đứa trẻ một cách tốt nhất Là nơi trẻ nhỏ được yêu thương và chăm sóc ân cần nhất Những đứa trẻ cần được sống trong tình yêu thương gai đình

- Thực trạng hiện nay :

Những đứa trẻ mới sinh bị bỏ rơi, bơ vơ Có những đứa trẻ mới tuổi nhỏ đã đi mưu sinh, kiếm sống Có những đứa trẻ bị đánh đạp, chửi mắng và cho nhịn đói

- Những việc làm để mang lại mái ấm gia đình, tình thương gia đình

Yêu thương con cái, chăm soc chúng một cách chu đáo Quan tâm đến tâm tư, tình cảm của những đứa trẻ

III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
Ví dụ :
mái ấm gia đình, tình thương gia đình là một tình cảm rất đặc biệt, là một điều khiến bao con người hạnh phúc. Vậy nên chúng ta nên tạo dựng một mái ấm gia đình, tình thương gia đình.

Câu 3:

I. Mở bài: giới thiệu lòng nhân ái
Trong kho tàn ca dao tục ngữ của dân tộc ta có câu “ thương người như thể thương nhân”, một câu nói đến lòng yêu thương con người. cuộc sống xã hội ngày của của chúng ta, nhịp sống hối hả đã khiến con người trở nên lạnh lung và thờ ơ với mọi người xung quanh hơn. Cuộc sống càng hối hả thì chúng ta nên càng yêu thương nhau hơn. Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu về lòng nhân ái.

II. Thân bài: nghị luận về lòng nhân ái
1. Giải thích thế nào là lòng nhân ái:

- Nhân là con người
- Ái là thương, yêu
- Nhân ái là lòng thương yêu con người
- Là sự đối xử tốt với mọi người xung quanh và là thước đo nhân cách mỗi con người.
2. Chứng minh lòng nhân ái:
- Trong cuộc sống có những người yêu thương giúp đỡ người khác
- Coi trọng và giữ gìn nhân phẩm của một người nào đó cũng là yêu thương họ
- Sự đùm bọc, bảo vệ người khac
- Ví dụ về lòng nhân ái:
+ Quyên góp ủng hộ dồng bào lũ lụt
+ Thầy cô giáo lên miền núi dạy học
+ Yêu thương giúp đỡ bạn trong lúc khó khan
+ Giusp đỡ cụ già, giúp đỡ người tàn tật,….
3. Hiện trạng lòng nhân ái hiện nay:
- Có nhiều người vẫn thờ ơ sống k quan tâm người khác
- Họ chỉ nghĩ đến bản thân họ, không quan tâm người khác ra sao

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lòng nhân ái
- Lòng nhân ái là một dạo đức tốt đẹp
- Chúng ta nên yêu thương và giúp đỡ người khác, yêu thương và giúp đỡ người khác cũng là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình.

Thảo Phương
3 tháng 3 2019 lúc 20:56

3)

+ Mở bài:

Nêu khái quát vị trí của lòng nhân ái đối với cuộc sống tinh thần, giá trị con người trong đời sống hiện nay.

– Cha ông ta xa xưa đã có câu “Lá lành đùm lá rách”

+ Thân bài:

– Lòng nhân ái là gì? Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào? Bạn thấy lòng nhân ái xuất hiện ở đâu? (ví dụ như: trong các cử chỉ cao đẹp của con người, đối nhân xử thế giữa người với người, bạn lấy ví dụ thực tế trong đời sống, có thể từ chính cuộc sống của bản thân mình…)

– Lòng nhân ái có tầm quan trọng như thế nào? Có lòng nhân ái con người sẽ sống đoàn kết yêu thương nhau hơn. Con người khi sống với nhau bằng lòng nhân ái xã hội sẽ phát triển và gắn bó với nhau

+ Mở mang tâm hồn con người, giảm bớt những hận thù, ganh ghét kị. Trên thế giới sẽ không còn chiến tranh. Trong mỗi dân tộc sẽ giảm đi số lượng tội phạm… Giúp cho quan hệ giữa người với người tốt hơn

– Xây dựng một xã hội phát triển giàu đẹp, tràn đầy nghĩa tình…. mà ở trong đó tinh thần tương thân, tương ái nâng đỡ nhau cùng phát triển sẽ được phát huy

– Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều là thiên thần nhưng trong quá trình lớn lên tiếp xúc và học tập từ xã hội bên ngoài mà con người dần dần thay đổi, có người trở nên lương thiện, có tính thần nhân ái biết giúp đỡ người khác có người thì trở nên hung bạo thích đánh đám, thích làm tổn thương người khách, do vậy nếu tất cả đều có lòng nhân ái thì cuộc sống trên thế giới sẽ vô cùng bình yên.

– Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần làm sao để có được lòng nhân ái?(học tập, tu dưỡng đạo đức, trau dồi tình cảm cho bản thân,…)

+ Kết bài:

– Một xã hội muốn phát triển tốt đẹp là một xã hội mà con người sống trong đó phải có lòng nhân ái, cần yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Bởi có thế cuộc sống của con người ta mới thật sự ý nghĩa. Bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.


thanh Nguyen
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 11 2019 lúc 12:04

b, Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện

c, Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Vũ Thị Thanh Phương
Xem chi tiết
vũ duy công
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 12:15
 

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

 

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

 

Em tham khảo nhé !

 

Nguyễnn Vũtháibìnhh
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
14 tháng 3 2021 lúc 21:27

1. Mở bài

- Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam

- Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng.

2. Thân bài

* Tiếng nói của tình cảm gia đình:

- Tình cảm giữa cha mẹ và con cái: (Lấy dẫn chứng)

+ Lòng biết ơn con cái dành cho bậc sinh thành dưỡng dục

+ Tấm lòng hy sinh, yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái mình mà không gì có thể so sánh được.

=> Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy, tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận. Người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ mới phải đạo làm con.

- Tình cảm giữa anh em trong gia đình (Lấy dẫn chứng)

+ Đó là sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau

+ Là sự chỉ bảo, đoàn kết

- Tình cảm vợ chồng (Lấy dẫn chứng)

+ Đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau.

+ Luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua.

* Tình yêu quê hương đất nước (Lấy dẫn chứng)

- Đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình.

- Đối với nhân dân địa phương: Đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được; đối với khách du lịch: Để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình.

- Khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước.

- Khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau.

3. Kết bài

- Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

- Ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

Vi Hằng
Xem chi tiết
haidang
Xem chi tiết