Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn KHả Uyên
Xem chi tiết
Phương Uyên
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
13 tháng 2 2022 lúc 23:04

Tham khảo:

 

Nếu được gọi tên xã hội hiện tại, tôi sẽ gọi đây là một xã hội giả dối. Vì sao ư? Vì mọi thứ đều có thể làm giả được. Từ đồ ăn, thực phẩm đến bằng cấp, thậm chí là con người. Đó là hệ quả tất yếu của thái độ thiếu trung thực, đặc biệt là thiếu trung thực trong thi cử của chúng ta trong suốt một thời gian dài khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trung thực là thành thật, thẳng thắn, tôn trọng sự vật, sự việc, quá trình như đúng những gì ta chứng kiến, theo lẽ phải và sự công bằng. Thiếu trung thực chính là sự giả dối, lươn lẹo làm cho sự thật bị bóp méo, trái với lẽ phải và công bằng. Sự thật nếu đã bị bóp méo thì không còn là sự thật nữa. Và hẳn nhiên, nếu đã không còn là sự thật thì kết quả dù có thể nào thì cũng không còn giá trị. Thiếu trung thực trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều là điều không thể chấp nhận. Thiếu trung thực trong thi cử thì lại càng không. Thiếu trung thực trong thi cử là hành động gian dối trong các kỳ thi hay kiếm tra. Thực chất đây chính là hành động ăn cắp kiến thức một cách trắng trợn của một bộ phận không nhỏ những con người nhỏ nhen, ích kỷ với chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi.

Kết quả của các kỳ thi hay kiểm tra chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định chứ nó không thể là thước đo để định giá giá trị của một con người. Bởi vốn dĩ các cuộc thi hay kỳ kiểm tra được đề ra là để đánh giá năng lực của người học trong một giai đoạn nhất định, từ đó ta có thể thấy được mình đang ở đâu, đang thiếu gì cần bổ sung và khắc phục. Nhưng bản chất của các kỳ thi sẽ thay đổi nếu như nó không còn giữ đúng được mục đích đề ra ban đầu của mình. Hành động gian đối trong thi cử là một hành động sai trái, thiếu công bằng và cần phải loại bỏ ngay khỏi suy nghĩ, trong tiềm thức của tất cả chúng ta.

Nếu đã là sự giả dối thì nó sẽ kéo theo hàng loạt những hệ lụy giống như khi ta bắt đầu một lời nói dối thì ta sẽ phải nói dối thêm hàng nghìn lần để có thể khớp với lời nói dối ban đầu. Đã sai sẽ lại càng sai. 

Thiếu trung thực hay gian dối trong thi cử trước hết sẽ làm thay đổi kết quả của cuộc thi khiến cho việc đánh giá năng lực của người thi không còn đúng nữa. Những người học thực sự sẽ bị đánh đồng với những kẻ lười biếng, ỷ lại. Công bằng ở đâu khi người thì học ngày học đêm, kẻ thì nhởn nhơ bay nhảy để cuối cùng hai người được đánh giá như nhau? Vẫn biết cuộc đời vốn dĩ không công bằng nhưng nếu không có sự công bằng ngay trên ghế nhà trường thì khi ra ngoài xã hội kia, nhân cách và thế giới quan của chúng ta sẽ bị lệch lạc và méo mó đến nhường nào?

Gian dối trong thi cử đồng nghĩa với việc không học tập, không làm việc nghiêm túc trong suốt cả cuộc hành trình. Và điều đương nhiên, những con người ấy sẽ chẳng có gì trong đầu, dù là những thứ đơn giản nhất. Chúng ta gian lận trong mọi kỳ thi để có được thành quả một cách dễ dàng. Điều đó có nghĩa thành công đến với chúng ta như một điều đương nhiên, dù không cần bỏ ra chút công sức hay thật sự cố gắng một giây phút nào. Nếu kẻ gian dối may mắn qua được tất cả các kỳ thi, ta sẽ nhận vào xã hội một cái đầu rỗng tuếch, không làm được việc, không có tính kỷ luận, không cố gắng. Cả một xã hội nếu chỉ toàn những cái đầu rỗng thì chúng ta sẽ phát triển thế nào?

Người xưa nói “Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” để nhắc nhở chúng ta về việc hình thành một thói quen xấu. Việc gian lận trong thi cử suốt một thời gian dài sẽ tạo ra cho ta một thói quen. Đó là sự lười biếng, ỷ lại. Lâu dần thói quen sẽ ăn vào máu trở thành một phần của tính cách, sự lươn lẹo, giả dối. Sẽ chẳng ai có thể đặt niềm tin vào một con người thiếu trung thực. Đã gian dối được một lần, hà cớ gì họ lại không gian dối lần thứ hai nữa? Làm việc hay chơi cùng với những người gian dối ta sẽ luôn trong tâm thế đề phòng, cảnh giác vì họ có thể phản bội và bán đứng ta bất cứ lúc nào. Lòng tin là thứ ta phải dùng cả đời để xây dựng nhưng ta lại có thể đánh mất nó một cách dễ dàng trong vài phút. Chắc hẳn chúng ta vẫn còn ngỡ ngàng trước thông tin Tập đoàn Khải Silk buôn bán lụa giả nhập từ Trung Quốc số lượng lớn với giá rẻ và bán ra thị trường với giá cao ngất ngưởng sau khi được phù phép với mác lụa Việt Nam. Danh tiếng 15 năm gây dựng lòng tin nơi người tiêu dùng bốc chốc sụp đổ như làn khói mỏng. Cả một “đế chế” bỗng chốc trở thành kẻ lừa lọc, gian dối. Cho dù có cố gắng giải thích, phân trần hay chối bỏ trách nhiệm thì vết nhơ của sự gian dối sẽ không bao giờ có thể trắng lại được. Người tiêu dùng sẽ không ai dám tin tưởng dùng sản phẩm của Khải Silk nữa.

Con người là tế bào của xã hội. Nếu xã hội toàn những con người thiếu trung thực, gian dối, lừa lọc thì bản chất của xã hội ấy chính là sự giả dối. Sự giả dối đã trở thành bản chất thì đạo đức bị xuống cấp cũng đâu có gì lạ? Khi mọi phạm trù đạo đức bị đạp đổ bởi lợi ích cá nhân: ăn cắp kiến thức, ăn trộm thành quả lao động của người khác, lừa dối niềm tin của người tiêu dùng...thì sớm muộn gì không gian xã hội cũng bị thu hẹp lại chỉ còn một màu đen xám xịt. Cuộc sống còn ý nghĩa gì khi xung quanh ta toàn những chiếc mặt nạ của sự giả dối? Có mệt mỏi không khi cứ phải gồng mình cười nói với những thứ ta ghê tởm? Có thấy lạc lõng không khi cứ phải luồn cúi để trượt dài theo những giá trị phù phiếm, của cái tôi vị kỷ hẹp hòi. Cả một xã hội chạy theo thành tích, chạy theo sự hào nhoáng bề ngoài thì tụt hậu rồi chết là điều có thể lường trước được.

Vậy thì, phải làm thế nào để có thể khắc phục được thái độ thiếu trung thực trong thi cử? Mọi sai lầm đều xuất phát từ cá nhân mỗi người, đừng bao giờ tìm cách đổ lỗi cho bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Mỗi cá nhân đều là một tế bào của xã hội, tế bào ấy khỏe mạnh thì cả cơ thể sẽ hồng hào, đầy sức sống. Vì thế, mỗi chúng ta đều cần tự ý thức được về tác hại của việc thiếu trung thực, trong bất cứ việc gì, đặc biệt là trong thi cử. Hãy nghiêm khắc với chính bản thân mình để hình thành thói quen trung thực, thẳng thắn và biến nó thành tính cách của mình. Người ta thường nói, thật thà thẳng thắn thường thua thiệt. Nhưng cái thua thiệt ấy chỉ là cái lợi trước mắt, chỉ cả cái nhỏ nhặt, không có giá trị. Thua thiệt một chút nhưng cái mà ta nhận được là lòng tin, là tình yêu và sự kính trọng của mọi người đối với mình. Đó chẳng phải là giá trị lớn nhất của một con người sao?

Thế giới đều khâm phục tinh thần tự chủ, tự cường và phong cách sống của người Nhật. Đi bất cứ đâu ta cũng nghe thấy người ta ca ngợi hoặc nhắc tới đất nước ấy với một thái độ trân trọng. Chúng ta cũng cần phải học hỏi người Nhật, thay đổi tư duy ích kỷ, nhỏ nhen, tủn mủn lúc nào cũng đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu, mà thay vào đó hãy là lợi ích chung của cộng đồng. Điều đó không có nghĩa là ta sẽ bỏ qua nhu cầu của cá nhân mà chỉ đơn giản là ta bớt ích kỷ và chia sẻ nhiều hơn thôi. Chúng ta cũng cần thay đổi nhận thức và quan niệm giáo dục. Nền giáo dục của ta đang bị chi phối bởi bệnh thành tích, bệnh sĩ. Đó là hai căn bệnh cố hữu, đã ăn sâu bén rễ trong tâm hồn người Việt từ bao đời nay. Dù rất khó để thay đổi nhưng hãy cố gắng thay đổi: nói không với thành tích, nói không với gian lận. Ta chỉ tìm được người tài khi ta đánh giá họ theo đúng thực lực của bản thân họ và những gì họ cống hiến được cho đất nước, cho sự phát triển của loài người. 

Từ trước đến giờ, tôi vẫn luôn sống với quan niệm, những thứ có được bằng việc gian dối sẽ giống như cầu vồng sau mưa. Đẹp đấy. Lung linh đấy. Nhưng nó chỉ tồn tại được trong chốc lát. Cái còn lại sau cùng là ta có được gì sau những lần gian dối ấy. Thiếu trung thực trong bất kỳ điều gì cũng không thể chấp nhận. Thiếu trung thực trong thi cử thì lại càng không.

Lysr
13 tháng 2 2022 lúc 23:06

Bạn tham khảo, hơi dài, bạn có thể lược bỏ một số ý

Từ xưa cho đến nay, giáo dục vẫn luôn được xem là một phần quan trọng của cuộc sống bởi nó đào tạo nên những người tài cho đất nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển văn minh, giàu mạnh của mỗi quốc gia. Trong quá trình đào tạo, thi cử là hình thức không thể thiếu để đánh giá kiến thức, năng lực của người học. Tuy nhiên, gần đây, vấn đề thiếu trung thực trong thi cử đang diễn ra ngày càng phổ biến và để lại nhiều tác hại. Có thể thấy, thái độ thiếu trung thực trong thi cử được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy nguyên nhân của điều này xuất phát từ đâu? Trước hết, những điều đó bắt nguồn từ chính bản thân những người học. Nhiều học sinh trong quá trình học tập lười biếng, không chăm chỉ học hành nên lúc kiểm tra hay làm bài thi cử họ không đủ kiến thức, kĩ năng để hoàn thiện chúng. Ngoài ra,một số người thiếu dũng khí để đối mặt với kết quả, năng lực của bản thân mình, muốn che lấp đi năng lực thật của bản thân. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ bản thân người học còn có cả những nguyên nhân khách quan, xuất phát từ gia đình, nhà trường và xã hội. Đầu tiên, do sự giám sát lỏng lẻo, chưa có chế tài xử lí nghiêm minh và chưa có sự xử lí triệt để đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi. Hơn nữa, nhà trường, thầy cô và phụ huynh luôn dùng điểm số để đánh giá học sinh, điều đó vô tình đã tạo nên áp lực cho các em, làm cho các em sử dụng phao, quay cóp trong giờ thi, giờ kiểm tra để đạt được điểm số cao. Thái độ thiếu trung thực trong thi cử sẽ tạo ra sự bất công giữa người chăm chỉ và người lười biếng, người thật thà và người dối trá, làm đảo lộn mọi nền tảng giá trị đạo đức và tài năng của con người. Thiếu trung thực trong thi cử sẽ dẫn đến những đánh giá sai lệch về trình độ, ảnh hưởng đến quá trình làm việc về sau, khiến cho chất lượng cuộc sống và sự phát triển của đời sống con người ngày càng đi xuống.Tóm lại, thiếu trung thực trong thi cử là một hành vi, thái độ xấu cần bị cả xã hội lên án, phê phán. Xóa bỏ thái độ thiếu trung thực trong thi cử sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển của nền giáo dục, đào tạo ra những người đủ đức, đủ tài để xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

Hương Thủy Oanh
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
31 tháng 5 2018 lúc 14:35

Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta- những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử đã và đang là tình trạng thường xuyên xảy ra và là vấn đề nhức nhối mà dư luận xôn xao, lo lắng

Vậy thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử là gì? Đó là hiện tượng học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý. Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.

Đáng buồn là, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng! Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh đáng buồn đến như vậy? Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía chính học sinh chúng ta. Vẫn là những lí do rất muôn thuở: lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt. Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước. Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.

Tuy vậy, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt nếu thiếu đi tính trung thực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với cá nhân chúng ta, ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quay cóp sẽ không bao giờ bị bại lộ? Mà có ai tưởng tượng ra rằng khi bị phát hiện thì ta sẽ thế nào chưa? Đó sẽ là những ánh mắt dè dặt của bạn bè, sự thất vọng của thầy cô, bố mẹ, nhân cách và đạo đức sẽ đặc biệt bị hạ thấp. Nhưng giả sử mọi lần gian lận đều “trót lọt” thì sao? Đau đớn nhất là việc này đã để lại vết sẹo rất sâu trong tâm hồn, hình thành nên một nhân cách méo mó, không đủ hành trang để vững vàng bước vào cuộc đời phía trước. Hành động này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới những người xung quanh. Họ nghĩ thật đến những bất công trong học đường và rộng hơn là trong xã hội, họ mất hết niềm tin vào tương lai phía trước. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con người kiến thức rỗng tuếch, chỉ sở hữu những bảng điểm và bằng cấp giả?

Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…

Trung thực là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta

Lưu Mỹ Hạnh
31 tháng 5 2018 lúc 19:35

1. Mở bài

Trong rất nhiều phẩm chất ta cần có, cần rèn luyện phải kể đến đức tính trung thực. Từ xưa cho đến nay, phẩm chất đó được xem như thứ hành trang không thể thiếu trong hành trình vươn tới của con người.

Tuổi thọ, đặc biệt là tuổi trẻ học đường rèn phẩm chất trung thực vô cùng quan trọng. Quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường. Phẩm chất trung thực được biểu hiện tập trung nhất trong thi cử.

Nhận thức rõ điều này, trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng của con tổng thống Mĩ A. Lincôn đã viết: "Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử".

Như vậy không chỉ ngày nay, mà từ xưa, không chi ở Việt Nam mà ở các nước phương Tây vấn đề trung thực và thi cử luôn là một yêu cầu đặt ra với người học.

2. Thân bải

a. Giải thích ý kiến

Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.

Thực chất, ý kiến này còn đề cập đến đức tính trung thực của con người.

b. Bàn luận về tính trung thực trong khi thi và cuộc sống

- Trong khi thi

- Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.

- Người trung thực phải là người biết rõ: trung thực trong khi thi dù bị rớt vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.

- Trong cuộc sống

+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là niềm hạnh phúc cao quý.

+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Bản thân cẩn nhận thức sâu sắc trung thực làm nên giá trị, làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi đối mặt với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.

- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi cử cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiêu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.

3. Kết bài

- Trung thực giúp chúng ta trở thành những con ngưòi dám chịu trách nhiệm với bản thân mình.

- Học sinh trung thực thầy cô mới đánh giá đúng năng lực của mỗi em và từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức.

- Trung thực là một phẩm chất quí, cần thiết ở mỗi con người, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện phẩm chất đó ngay từ bây giờ, đặc biệt là trong thi cử.



Huong San
5 tháng 6 2018 lúc 9:44

Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta- những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử đã và đang là tình trạng thường xuyên xảy ra và là vấn đề nhức nhối mà dư luận xôn xao, lo lắng

Vậy thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử là gì? Đó là hiện tượng học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý. Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.

Đáng buồn là, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng! Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh đáng buồn đến như vậy? Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía chính học sinh chúng ta. Vẫn là những lí do rất muôn thuở: lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt. Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước. Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.

Tuy vậy, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt nếu thiếu đi tính trung thực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với cá nhân chúng ta, ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quay cóp sẽ không bao giờ bị bại lộ? Mà có ai tưởng tượng ra rằng khi bị phát hiện thì ta sẽ thế nào chưa? Đó sẽ là những ánh mắt dè dặt của bạn bè, sự thất vọng của thầy cô, bố mẹ, nhân cách và đạo đức sẽ đặc biệt bị hạ thấp. Nhưng giả sử mọi lần gian lận đều “trót lọt” thì sao? Đau đớn nhất là việc này đã để lại vết sẹo rất sâu trong tâm hồn, hình thành nên một nhân cách méo mó, không đủ hành trang để vững vàng bước vào cuộc đời phía trước. Hành động này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới những người xung quanh. Họ nghĩ thật đến những bất công trong học đường và rộng hơn là trong xã hội, họ mất hết niềm tin vào tương lai phía trước. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con người kiến thức rỗng tuếch, chỉ sở hữu những bảng điểm và bằng cấp giả?

Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…

Trung thực là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta

Trường Nghĩa Tôn
Xem chi tiết
Như Ý
16 tháng 3 2023 lúc 21:19

-các bộ phim ảnh có tính chất mang gian lận thi cử,điều đó khiến cho chúng ta thích thú và muốn làm theo nó,dẫn ra cảm giác muốn gian lận trong kì thi. Điều đó đã trở thành mối nguy hại cho nền giáo dục hiện nay.

-mặt tâm lý sắp thi khiến học sinh trở nên muốn gian lận. Như là ghét ôn bài,strees,sợ làm bài và không nhớ bài kĩ hay cái tôi quá cao không muốn bị điểm thấp. mặt tâm lý của học sinh là một vấn đề khó giải quyết,cho nên hãy rèn luyện tính kiên nhẫn,chăm chỉ bạn nhé.

-tính cách trong ta cũng là sự việc dẫn đến mức tồi tệ. tục ngữ có câu "giang sơn dễ đổi,bản tính khó dời" nên cũng biết rằng khi có tính gian lận trong bản thân,khó có thể dứt ra được. Cứ đến kì thi là bạn lại nổi lên dấy cái gian lận. Cho nên hãy đừng có thói đó bạn nhé,chúng ta đều là những vị thành niên mang tâm hồn bé thơ trong sạch,đừng để gian lận vấy bẩn nha.

-sự lười biếng cũng là cách dần dần dẫn đến thoi gian lận trong cuộc sống,hãy đánh tan sự lười biếng bằng cách kiên trì,chăm chỉ

 

 

Thị quyên Lê
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
18 tháng 4 2022 lúc 21:21

Xã hội phát triển ngày một nhanh hơn khiến cho sự tranh đua thành tích giữa mọi người với nhau ngày một nhiều hơn . Điển hình nhất là " bệnh thành tích " của các học sinh " giỏi " hiện nay , áp lực về điểm số của cha mẹ đè nặng lên những đôi vai nhỏ bé của các bạn ngày càng nhiều . Từ đó , việc " gian lận thi cử " được sinh ra . Bước vào một ngôi trường , đâu đâu trong những kỳ thi ta cũng sẽ thấy việc gian lận trong thi cử , điều ấy xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau , có thể là do lười học , có thể làm các bạn muốn điểm cao hơn thế,.... nhưng liệu học đối phó như thế sẽ giúp được gì cho chúng ta sau này ?.Hay , đó chỉ là cách để khoe với mọi người những con điểm gian lận ? , hay đó là cách để không học mà vẫn điểm cao ? . Điều đấy không đáng hãnh diện một chút nào cả . Việc gian lận thi cử sẽ làm cho các bạn học sinh , cũng như tương lai sau này của đất nước trở nên thiếu trung thực trong học tập, từ đó sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc sống xã hội , làm giảm giá trị , nhân phẩm của bản thân của các bạn . Làm cho ta ảo tưởng rằng mình học rất giỏi với những con điểm cao chót vót ấy , làm ta trở nên lơ đãng việc học mà chỉ lo chơi , làm mất đi tương lai của bản thân . Chúng ta có thể thấy , việc gian lận thi cử không có gì là đáng tự hào cả , mà ngược lại ta cần biết nhìn nhận lại bản thân, cố gắng học hành để thi với năng lực thực chất của mình . Điều đó sẽ giúp ta trở thành một con người có phẩm hạnh cao đẹp , một công dân sống có ích cho xã hội , có ích cho lý tưởng sống của bản thân . Khép lại đoạn văn trên , mọi người , nhất là các bạn học sinh cần hạn chế tình trạng gian lận trong thi cử và kể cả gian lận trong bất cứ 1 việc gì đi nữa . Việc " gian lận " chỉ giúp ta tạm thời còn về sau nó sẽ để lại hậu quả đắt giá cho ta.

Chan
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 3 2021 lúc 22:03

Tham khảo:

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Có lẽ, đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Chao ôi, ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

TP tình thái: Có lẽ,

TP cảm thán: Chao ôi,

Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
3 tháng 4 2018 lúc 15:11

Đặt vấn đề:
– Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
– Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
– Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
– Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Giải quyết vấn đề:
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh.

Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau”
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,…

Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài –>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác…
Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”.
“Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ”

Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.

Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến “gian lận” trong thi cử và nhiều khi là “nới tay” bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
“Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!”
Thảo Phương
24 tháng 10 2019 lúc 12:05

1. Mở bài

Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...).

2. Thân bài

LĐ1: Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

- Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.

- Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực).

LĐ2: Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh

- Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.

- Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

LĐ3: Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài.

- Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời."

- Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

LĐ4: Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

- Không có kiến thức khi bước vào đời.

- Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi.

- Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

- Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

LĐ5: Biện pháp khắc phục

- Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ trẻ chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thành tích giả.

- Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất.

- Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

3. Kết bài: Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục.

Khách vãng lai đã xóa
Bích Ngọc Huỳnh
3 tháng 4 2018 lúc 15:07

Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta- những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử đã và đang là tình trạng thường xuyên xảy ra và là vấn đề nhức nhối mà dư luận xôn xao, lo lắng

Vậy thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử là gì? Đó là hiện tượng học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý. Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.

Đáng buồn là, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng! Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh đáng buồn đến như vậy? Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía chính học sinh chúng ta. Vẫn là những lí do rất muôn thuở: lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt. Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước. Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.

Tuy vậy, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt nếu thiếu đi tính trung thực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với cá nhân chúng ta, ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quay cóp sẽ không bao giờ bị bại lộ? Mà có ai tưởng tượng ra rằng khi bị phát hiện thì ta sẽ thế nào chưa? Đó sẽ là những ánh mắt dè dặt của bạn bè, sự thất vọng của thầy cô, bố mẹ, nhân cách và đạo đức sẽ đặc biệt bị hạ thấp. Nhưng giả sử mọi lần gian lận đều “trót lọt” thì sao? Đau đớn nhất là việc này đã để lại vết sẹo rất sâu trong tâm hồn, hình thành nên một nhân cách méo mó, không đủ hành trang để vững vàng bước vào cuộc đời phía trước. Hành động này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới những người xung quanh. Họ nghĩ thật đến những bất công trong học đường và rộng hơn là trong xã hội, họ mất hết niềm tin vào tương lai phía trước. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con người kiến thức rỗng tuếch, chỉ sở hữu những bảng điểm và bằng cấp giả?

Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…

Trung thực là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta

Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Phong
11 tháng 12 2016 lúc 9:44

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Linh Phương
11 tháng 12 2016 lúc 12:03

TRung thực là đức tính tốt mà mỗi con người đều phải có. Nếu một ai đó thiếu sự trung thực thì nó không chỉ ảnh hưởng tới danh dự, phẩm chất của họ. Với em trung thực là bước khởi đầu để bước tới tương lai. Học tập tốt , không chửi láo mà trung thực không có thì cũng như không. Trung thực trong bài kiểm tra , trung thực nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sao không đổ thừa cho ai..........

Nguyễn Huy Tú
11 tháng 12 2016 lúc 9:40

Nguyễn Trần Thành Đạt

Linh Phương

Silver bullet

Nguyễn Xuân Sáng

Nguyễn Thị Mai

Lê Nguyên Hạo

Quang Anh Nguyễn
Xem chi tiết
︵✰Ah
25 tháng 1 2022 lúc 14:39

Tham Khảo 

Trường học là ngôi nhà thứ hai dạy cho con người nhiều điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng gian lận trong thi cử. Gian lận trong thi cử là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là ý thức chủ quan các em học sinh, nhiều bạn còn lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích. Tuy nhiên, một phần khác là do đề thi mà các thầy cô giao dài và khó, gia đình tạo áp lực về thành tích học tập khiến các em tìm mọi cách để đạt được điểm cao để mọi người hài lòng. Việc gian lận thi cử tưởng nhỏ nhưng thực ra nó có tác động và hệ quả vô cùng to lớn đối với các em học sinh. Đầu tiên, nó tạo cho các bạn thói quen xấu, đức tính xấu, sẵn sàng gian lận để được điểm cao, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em. Cũng từ hiện tượng này mà nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số đã không còn đánh giá được đúng năng lực của học sinh. Muốn môi trường học đường tốt hơn, các em học sinh có điều kiện phát triển hơn thì trước hết bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Bên cạnh đó, gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích. Ngoài ra, nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe. Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường học đường tích cực, tốt đẹp, đẩy ra những tiêu cực và hiện tượng gian lận trong thi cử để sau này trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội.

Minh Hồng
25 tháng 1 2022 lúc 14:39

Tham khảo

Vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục. Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn. Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này. Người ta bảo ngựa quen đường cũ, việc gian lận cũng vậy, nếu như các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Và vai trò của nhà trường trong việc đối phó với nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lý nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo. Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt. Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lý mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu. Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ. Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!