viết đoạn văn 10 câu theo kiểu diễn dịch cảm nhận tâm trạng nhân vật tôi khi vào lớp
viết đoạn văn 10 câu theo kiểu diễn dịch cảm nhận tâm trạng nhân vật tôi khi vào lớp
Tham khảo
Trong tác phẩm Tôi đi học, Thanh Tịnh đã xuất sắc khi cho người đọc thấy được những cung bậc cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Tác phẩm kết cấu theo dòng hồi tưởng của nhân vật, trình tự thời gian của buổi tựu trường, với ba phân đoạn chính: trên đường đến trường, ở sân trường và trong lớp học và đặc biệt là khi cậu đã ngồi trong lớp. Khi đó, cảm giác của nhân vật tôi vẫn là sự ngỡ ngàng, nhìn cái gì cũng thấy mới lạ và hay hay. Cảm giác “lạm nhận” chỗ ngồi là “vật riêng của mình”, nhìn người bạn mới mà thấy có cảm giác quen thân là sự thay đổi tâm lí rất rõ rệt. Bởi dường như cậu bé đã ý thức được rằng, đó là thứ sẽ gắn bó với cậu suốt trong những tháng ngày cắp sách đến trường sắp tới. Hình ảnh “Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao” gợi nhớ trong đầu nhân vật tôi những kỉ niệm của ngày đi bẫy chim giữa cánh đồng. Đó cũng là tâm lí rất đỗi con trẻ và ngây thơ. Ranh giới giữa một cậu bé chỉ biết nô nghịch, vui đùa và một cậu bé lần đầu tiên đi học, ý thức về một môi trường mới vẫn nhập nhằng khiến kỉ niệm bất giác tràn về xen lẫn tiếng phấn viết bảng của thầy trong lớp. Và tiếng phấn ấy đã đưa nhân vật tôi trở lại với không khí của lớp học : “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc : Bài viết tập : Tôi đi học”. Đó là cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ : “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian, thời gian mới, một tâm trạng, một tình cảm mới trong cuộc đời đứa trẻ.
viết đoạn văn 10 câu theo kiểu diễn dịch cảm nhận tâm trạng nhân vật tôi khi xếp hàng vào lớp
Viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe gọi tên vào lớp.
Câu 4: Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên bằng đoạn văn diễn dịch từ 8 - 10 câu. Đoạn văn có sử dụng một từ láy (gạch chân chỉ rõ). (văn biểu cảm)
Em tham khảo nhé:
Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song(Từ láy) cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Viết đoạn văn khoảng 12 câu cảm nhận về tâm trạng của nhân vật tôi khi vào trong lớp đón giờ học đầu tiên, trong đoạn văn sử dụng câu bị động và từ láy ( văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh)
“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.
Sao trên đời đầy người hỏi bài vậy phải nghe lời thầy huấn chứ
Dựa vào phần trích dẫn trên và toàn bộ văn bản, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch theo cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn , nhân cách của nhân vật tôi.
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu , nêu cảm nhận của em về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động và 1 câu ghép(Gạch chân và chú thích).
Tham khảo:
“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. (câu bị động) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” (câu ghép). Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.Viết đoạn văn nghị luận theo kiểu diễn dịch khoảng 12 câu,trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật "tôi" trong tác phẩm.Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép nối để liên kết câu(Những ngôi sao xa xôi)
Tham khảo nha em:
Trong những ngày tháng chiến đấu gian khổ chống Mĩ cứu nước, biết bao thế hệ thanh niên đã lên đường ra trận. Họ đến từ những miền quê, vùng đất khác nhau nhưng đều mang trong mình một lí tưởng cao đẹp, một ý chí chiến đấu kiên cường. Phương Định- cô gái được Lê Minh Khuê khắc họa với những nét đẹp đáng trân quý. Là cô gái đến từ mảnh đất thị thành, cô rất quan tâm đến hình thức bên ngoài, biết có nhiều người thích nhưng cô vô kín đáo và tế nhị. Cô mang một tâm hồn mộng mơ và lãng mạn, thích hát những bài hát dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Hay nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào trong quá khứ hoặc say sư tận hưởng những cơn mưa. Cô hồn nhiên, trong trẻo như đóa hoa vừa chớm nở giữ sớm tinh khôi. Thế nhưng, khi đối diện với công việc, cô là người mang những phẩm chất anh hùng. Và Phương Định là cô gái có tinh thần dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh thực hiện từng thao tác phá bom. Cô còn rất quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho đồng đội khi bị thương trong chiến đấu như chị em thân thiết một nhà. Một đóa hoa vẹn cả sắc hương, vừa mang nét duyên dáng, đáng yêu con gái nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất của người anh hùng cách mạng. Có thể nói, Những ngôi sao xa xôi đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của thanh niên Hà Nội qua hình ảnh Phương Định dũng cảm gan dạ mà cũng thật trong trẻo, mộng mơ.
Phép liên kết+TPBL: in đậm
Viết 1 đoạn văn khoảng 7-10 câu nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp học (trong truyện ngắn tôi đi học)
Mọi người giúp mình với!!!
1. Mở bài
- Giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh và nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.
- Dẫn dắt đi vào vấn đề
2. Thân bài
* Khái quát
- Giới thiệu sơ lược nội dung truyện: Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về buổi đầu tiên tựu trường trong cuộc đời.
- Ấn tượng về câu chuyện: Giọng kể chuyện trực tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc, giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .
* Cảm nghĩ
- Mạch cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học
+ Không gian con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ Cảm giác thích thú hôm nay tôi đi học → Chất thơ trữ tình lan tỏa mạch văn
+ Nhân vật tôi có cảm giác trang trọng và đứng đắn: đi học là tiếp xúc với một thế giới lạ , khác hắn với đi chơi, đi thả diều
+ Không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và trang nghiêm…. Và nhân vật tôi trải lòng mình để quan sát xung quanh, cảm nhận về ngôi trường mới.
+ Buổi đầu đến trường, cũng như bao đứa trẻ khác, nhân vật tôi giật mình và lúng túng khi nghe gọi tên
+ Khi vào lớp, nhân vật "Tôi" cảm thấy một cách tự nhiên, không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộng .
- Nhận xét:
+ Nhân vật tôi đã khơi dậy trong lòng bao người hình dáng ngày đầu đến trường trong kí ức. Những hình ảnh đã trở thành kỉ niệm đẹp, những khoảnh khắc không thể quên…
+ Những cảm nhận tinh tế, những cảm xúc nhẹ nhàng trong buổi tựu trường của nhân vật tôi như những thước phim chậm nhẹ nhàng lan tỏa vào lòng người. Một đứa trẻ ngày đầu đến trường cũng như bao đứa trẻ khác với những bồi hồi, lo lắng, những mong đợi, và cả hi vọng, niềm tin cho mai sau
3. Kết bài
Nêu ấn tượng của bản thân về nhân vật Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của cá nhân
Bài viết:
Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi học trò. Nhân vật Tôi trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh đã nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình với những kỉ niệm trong sáng và hồn nhiên.
Nhân vật nhớ về ngày khai trường là nhớ về khung cảnh thiên nhiên những ngày đầu đến lớp. Đó là khoảng thời gian cuối thu khi các loài cây thay lá, sương và làn gió thu lành lạnh khiến lòng người như bồi hồi hơn khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên. Và chính hình ảnh của những em nhỏ rụt rè theo mẹ đến lớp đã tác động trực tiếp, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi học trò trong tâm hồn đến nhân vật “tôi”.
Con đường làng quen thuộc, gắn bó với cả tuổi thơ sao hôm nay như thay đổi, bởi từ nay đó không chỉ là con đường gắn với những trò chơi nghịch ngợm mà sẽ là con đường đi tới lớp, co đường ấy trở nên khác lại trng mắt trẻ thơ vì lí do vô cùng đơn giản: “Hôm nay tôi đi học”. Nhớ về ngày đến lớp, tác giả nhớ đế những từng cảm nhận về chính bản thân mình, từ bộ quần áo đến quyển vở mới trên tay. Tất cả đều cho thấy sự thay đổi và lớn khôn trong suy nghĩ của một cậu bé về một ngày bắt đầu đến lớp nhưng vẫn toát nên nét hồn nhiên, đáng yêu của một đứa trẻ.
Nhớ về ngày khai giảng, tác giả nhớ đến hình ảnh về sân trường. Không gian đầy mới lạ mới cậu học trò lần đầu đến lớp, cậu cảm thấy mình như nhỏ bé trước khung cảnh ngôi trường vừa xinh xắn và có nét oai nghiêm. Rồi khi có tiếng trống tập trung trên sân trường, tất cả đều bỡ ngỡ, cảm thấy chơ vơ vì tất cả đều lạ lẫm với âm thanh ấy. Vì vậy mà không chỉ nhân vật Tôi, các cô cậu học trò mới đều e sợ đứng nép bên người thân, như những con chim non bắt đầu rời tổ nhìn về bầu trời rộng mở phía trước. Hình ảnh so sánh thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ trong tâm hồn cậu bé và tâm trạng lo sợ, hoang mang trong bước đi đầu tiên của cuộc đời. Những suy nghĩ, cảm nhận của cậu bé trước tất cả sự thay đổi, trước bạn bè, trước thầy cô vừa thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, vừa bộc lộ tâm trạng bối rối, cảm xúc vừa háo hức vừa có chút bơ vơ, lạc lõng bởi đây là lần đầu tiên cậu xa mẹ.
Tâm trạng của nhân vật còn thể hiện khi bước vào không gian lớp học – ngôi nhà thứ hai với mỗi đứa trẻ khi đến trường. Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung cửa. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau bởi đó là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.
Những diễn biến trong tâm trạng của nhân vật đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi nét hồn nhiên, ngây thơ của những đứa trẻ trong ngày đầu đến lớp mà còn khiến chúng ta như thấy hình ảnh của mình nhiều năm về trước. Chính nhờ nghệ thuật khắc họa nhân vật vô cùng tinh tế và chân thật, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đã mang đến những xúc cảm và lay động tâm hồn người đọc về những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người.
Tôi đi học là câu chuyện tuy không mới nhưng đã để lại trong lòng người đọc những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của ngày đầu tựu trường. Qua đó, em như được sống lại với những kí ức của tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ trong ngày đầu tiên đến lớp của mình