Giúp mình lập dàn ý chi tiết với!!!
Lập dàn ý chi tiết: Thuyết minh về một con vật (KO NHẤT THIẾT LÀ CON TRÂU)
Mk cảm ơn!!!
Giúp mình lập dàn ý chi tiết với!!!
Lập dàn ý chi tiết: Thuyết minh về một con vật
Mk cảm ơn!!!
Tham khảo dàn ý thuyết minh về một con vật
Dàn ý bài văn thuyết minh về con mèo
I. MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung về loài mèo:
- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.
- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).
2. Đặc điểm:
- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...
3. Tập tính loài mèo:
- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.
- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.
4. Vai trò:
- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.
5. Lời khuyên:
- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.
III. KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).
Ai giúp mình với ạ mình cảm ơn
Đề bài: lập dàn ý thuyết minh chi tiết về đàn đá tây nguyên
Viết bài văn thuyết minh về con trâu và lập dàn ý chi tiết
Giúp mình với :333. Thanks
. Lập dàn ý:
I – Mở bài thuyết minh về con trâu
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài thuyết minh về con trâu
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Thuyết minh con trâu lớp 9Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp và ngắn. Bụng to. Da dày có màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.
Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày.
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C 1,5 - 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 - 500kg, đường tốt là 700 - 800kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.
Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mỹ nghệ như lược, tù...
Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu - có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường là những người chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kỳ tích thống lĩnh mười hai sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA Games 22. Trâu không còn là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu là biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy marathon, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Tham khảo:
Dàn ý:
I. Mở bài: giới thiệu về con trâu Việt Nam
Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dóc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có sừng
- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
3. Lợi ích của con trâu Việt Nam
a. Trong đời sống vật chất thường ngày
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa,
- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt
- Da của trâu có thể làm đồ mỹ nghệ,…
b. Trong đời sống tinh thần
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Máy móc kỹ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….
- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam
Bài văn:
Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.
Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đối với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.
Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.
Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.
Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. Trâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.
Sừng của một con trâu khá dài và có hình dáng giống như lưỡi liềm, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc và ngắn, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Da của chúng cũng rất dày. Lông của trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.
Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu… đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu. Nên đến mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.
Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi quan trọng. Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu cũng là một món đặc sản rất nổi tiếng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người. Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong SEA Games 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.
Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.
Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thể thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người Việt Nam.
Hãy viết một dàn ý tả con công trong sở thú.
PS: lập dàn ý chi tiết càng tốt, không chi tiết cũng được nhé.
Tui đang cần để tham khảo ý, cảm ơn
Tham khảo:
I. Mở bài
Giới thiệu đối tượng được miêu tảII. Thân bài
a. Khái quát về chim công
Chim công còn có tên gọi khác là khổng tước - cái tên thanh cao đúng với dáng vẻ của loài chim này.Là loài động vật chỉ sinh sống sâu trong những cánh rừng nguyên sinh, hiện nay được con người đưa về các khu sở thú và trở nên gần gũi với chúng ta hơn.Trong sở thú, những chú công được giữ ở một khu riêng, ngăn cách bằng các hàng rào chắn cao.b. Miêu tả con chim đực
Con chim công đực là con đẹp hơn cả.Dáng chú công mảnh và cao, diện trên mình bộ lông màu lục óng ả như tơ.Điểm thu hút em nhất chính là bộ lông đuôi. Đuôi chú chim công đực có màu ánh đồng sang trọng.Mỗi sáng, chú ta lại đi ra khỏi tổ, quét chiếc đuôi dài của mình trên sân và làm động tác kiểu ngạo là khoe ra bộ lông đuôi sặc sỡ của mình. Khi xòe ra, chiếc đuôi trong như một chiếc quạt nan khổng lồ đính những vòng tròn đồng tiền như những viên ngọc bích với những lớp màu xanh lam, đỏ đồng, vàng và nâu nối tiếp nhau theo hình những tròn đồng tâm.Các màu sắc trên lông đuôi hòa vào nhau, tạo nên một bức chỉnh thể đẹp tựa tranh của một họa sĩ kì công tạo nên tác phẩm cho cuộc đời.Không phải lúc nào đến sở thú em cũng có thể nhìn thấy cảnh tượng chim công khoe ra bộ lông đuôi, nhưng may mắn là đã có lần em đã được nhìn thấy và cảm thấy choáng ngợp bởi nét đẹp tự nhiên trời ban của loài chim hoang dã này.Nét kiêu sa của chú chim không chỉ ở bộ lông đuôi mà còn ở chiếc mào đầu. Chiếc mào đầu có hình lá rẻ quạt, trông như một chiếc vương miện xứng đáng cho ngôi vương nhan sắc của loài chim công.c. Miêu tả con chim cái
Cũng mang những dáng vẻ như chim đực nhưng lại không có mào đầu và bộ lông đuôi lộng lẫy.Lông đuôi chú chim công cái ngắn, có viền ngoài màu nâu.Dù không được trời ban cho nhan sắc diễm lệ như chim đực nhưng những chú chim công cái lại không phải người đi “tán tỉnh” mà chính chim đực lại luôn là người đi thu hút chim cái bằng cách khoe bộ đuôi sặc sỡ của mình.III. Kết bài
Nêu cảm nhận của em về đối tượng.Giúp mình lập dàn ý chi tiết về Vinh Hạ Long với!!!!
Mình cảm ơn!!!!
Tham Khảo
MỞ BÀI: giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em thuyết minh.
THÂN BÀI
a. Vị trí và nguồn gốc
* Vị trí:
- Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về hướng Đông Bắc.
- Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn.
- Tiếp giáp phía Tây Nam với đảo Cát Bà, phía Đông với biển Đông, phía Đông Bắc với vịnh Bái Tử Long; phía Tây và Tây Bắc giáp với đất liền.
- Diện tích: 1553km2, gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ.
- Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữuvà khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.
* Nguồn gốc:
- Hạ Long có nghĩa là: rồng đáp xuống. Bởi vậy, vịnh Hạ Long có nghĩa là vịnh nước nơi rồng đáp xuống.
- Theo truyền thuyết khi người dân Việt Nam mới lập bị nạn giặc ngoại xâm, bởi vậy Ngọc Hoàng đã sai rồng mẹ và một đàn rồng con xuống hạ giới giúp người dân Việt đánh giặc.
- Vị trí rồng mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi rồng con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa gọi là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay).
- Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ XIX.
b. Đặc điểm và cấu tạo
- Có hai dạng: đảo đá vôi và đảo phiến thạch hình thành cách đây trên 500 triệu năm, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long.
- Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa gần như hoàn toàn tạo ra một vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị, với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển, trong một diện tích không lớn của vùng Vịnh. Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá với hình dạng phong phú, huyền ảo.
- Một số hang có dấu tích của người tiền sử: hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Mê Cung,…
- Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Mỗi đảo có khuôn mặt, hình dáng riêng, cũng trầm tư, suy nghĩ tựa như dáng vẻ của những con người thực thụ. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi),… Chính sự đa dạng trong cảnh quan khiến vịnh Hạ Long trở nên đặc biệt hơn, ấn tượng hơn so với những hòn đảo khác.
c. Giá trị, ý nghĩa của vịnh Hạ Long
- Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
- Vịnh Hạ Long là có giá trị cao trong khai thác du lịch, mỗi năm có hàng chục nghìn lượt khách tới tham quan du lịch, đem lại giá trị kinh tế lớn.
- Vịnh Hạ Long còn là biểu tượng của con người, dân tộc Việt Nam.
KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh
Lập dàn ý chi tiết nài văn thuyết minh về chiếc bánh cáy
Giúp mk vs mk đang cần. Cảm ơn nhìu :3333
Lập dàn ý chi tiết chi tiết cho bài văn tả con vật nuôi
Dàn ý chi tiết tả chú gà trống
1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)
2. Thân bài:
a) Tả bao quát hình dáng chú gà trống:
• Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.
• Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.
b) Tả chi tiết:
- Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.
- Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.
- Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước.
- Mình gà: lẳn, chắc nịch.
- Đùi gà: to, tròn mập mạp.
- Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.
- Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.
c) Hoạt động của chú gà;
- Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.
d) Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.
3. Kết luận:
- Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)
- Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)
Dàn ý chi tiết tả chú gà trống
1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)
2. Thân bài:
a) Tả bao quát hình dáng chú gà trống:
• Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.
• Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.
b) Tả chi tiết:
- Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.
- Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.
- Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước.
- Mình gà: lẳn, chắc nịch.
- Đùi gà: to, tròn mập mạp.
- Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.
- Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.
c) Hoạt động của chú gà;
- Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.
d) Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.
3. Kết luận:
- Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)
- Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)
1. Mở bài: giới thiệu chú chó nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?) - có thể giới thiệu một con chó mà em trông thấy (trông thấy ở đâu? Do ai nuôi?)
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Giới thiệu loại chó (giống chó gì? - chó Nhật, béc - giê, chó cỏ)
- Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?
b) Tả chi tiết:
- Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất. Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
Chú ý: đặc điểm của chó tùy vào giống chó thuộc loại gì?
- Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.
- Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.
- Tai: vểnh hay cúp? Bốn chân thế nào? Đuôi chó thế nào? (to như cái chổi sể)
c) Hoạt động của chó:
- Canh giữ nhà.
- Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.
- Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng ...
d) Nêu sự săn sóc của em đối với chú chó: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.
3. Kết luận:
- Nêu ích lợi của việc nuôi chó.
- Nêu tình cảm của em đối với con chó đã tả.
1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)
2. Thân bài:
a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)
- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
- Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)
- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...
- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.
3. Kết luận:
Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)
Em hãy lập dàn ý chi tiết (đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài) tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò)
Dàn ý chi tiết
Mở bài: Giới thiệu về con mèo định tả.
Thân bài:
- Tả ngoại hình của con mèo :
+ Bộ lông : màu vàng khoang trắng
+ Cái đầu : tròn
+ Hai tai : nhỏ xíu, dựng đứng lên nghe ngóng
+ Bốn chân : mềm, dấu móng vuốt sắc nhọn bên trong.
+ Cái đuôi : dài
+ Đôi mắt: màu xanh nhạt, tròn và trong như hòn bi
+ Bộ ria : luôn vểnh lên
- Tả hoạt động của con mèo.
+ Con mèo bắt chuột (rình rồi vồ chuột)
+ Con mèo đùa giỡn
Kết luận : Nêu cảm nghĩ của em về con mèo.
a. Mở bài (Giới thiệu chi tiết về con mèo)
Nhà em có nuôi nhiều loài vật khác nhau trong đó mèo là con vật mà em vô cùng ấn tượng. Giới thiệu về xuất xứ của con mèo: mèo được mua ngoài chợ, được một người quen cho, do con mèo cũ của nhà đẻ,…b. Thân bài
- Tả hình dáng con mèo
Tả chiều dài của mèo: con mèo dài bằng từng nào. Mèo bé dài khoảng 1 gang tay hay mèo to dài khoảng 2 gang tay. Ước lượng về cân nặng của chúng: khoảng chừng 4-5kg. Loại mèo: mèo mướp, mèo tam thể. Miêu tả về bộ lông của chúng: lông có 3 màu vàng, trắng, đen, lông màu xám, lông đen tuyền,… Lông mèo dày và khi vuốt có cảm giác bóng mượt. Đầu của mèo nhỏ và tròn: như một cuộn len nhỏ, như một quả bóng tennis,… Thân mèo thon và dài. Bốn cái chân của mèo cao và rắn rỏi: ngón chân của mèo tuy ngắn nhưng có những móng vuốt vô cùng sắc nhọn. Đây chính là vũ khí săn mồi của chúng. Mắt mèo thường có màu xanh biếc và rất sáng. Nhờ có đôi mắt này chúng có thể nhìn rõ con mồi trong đêm tối. Cái mũi của con mèo nhỏ và có màu hồng, có cảm giác ướt lạnh. Hai bên có những sợi ria mép dài đâm ngang hai phía giống như những sợi râu ăng ten. Hai cái tai lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng.- Tả hoạt động, tính nết của con mèo
Mèo thích nhất là nằm bên cạnh bếp củi hay thích nằm sưởi dưới cái nắng ấm áp. Chúng thường tự thích đùa giỡn với cái đuôi của mình. Mèo thích dụi đầu vào chân người mỗi khi muốn được âu yếm, vuốt ve. Thi thoảng chú chạy đùa giỡn với mấy chú gián. Khi rình bắt chuột, chú nằm yên nghe ngóng và không tạo ra bất kỳ tiếng động nào. Đôi mắt chú mở to nhìn về hướng con mồi. Khi chuột xuất hiện, chú sẽ vồ ra đột ngột khiến chuột không kịp trở mình. Chú sẽ đùa giỡn với chuột một lúc trước khi làm thịt. Mèo thích nhất là ăn cá. Khi ăn, chú ăn một cách từ tốn, gọn gàng.c. Kết luận
Từ ngày nuôi mèo, gia đình em không còn bị những con chuột tấn công nữa. Mèo là người bạn nhỏ thân thiết đáng yêu nhất của em. Mèo là loài vật không thể thiếu của gia đình em. Em sẽ chăm sóc cho mèo thật tốt để chú luôn khỏe mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau : Thuyết minh về 1 đồ dùng sinh hoạt trong gia đình em
( các bạn nhớ lập dàn ý chi tiết nha.ai xong sớm sẽ đc 10000 tick )
a) Mở bài:
Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.
b) Thân bài:
1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).
Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.
2/ Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:
a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.
- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.
- Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.
- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.
- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.
b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.
3/ Cách chọn:
- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.
- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .
4/ Cách sử dụng:
- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.
- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.
5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.
- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.
- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.
c) Kết bài:
Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà -chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là László Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.
- Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.
2. Cấu tạo
- Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hàng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.
- Hình dạng rất phong phú, đa dạng.
- Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.
- Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,... và nhiều nguyên liệu khác.
- Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.
- Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.
3. Cách sử dụng và bảo quản
- Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.
- Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đâu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.
4. Ý nghĩa
Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đèn mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.
- Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi...Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.
- Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Paker,...thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.
- Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.
III. KẾT BÀI
- Bút bi luôn giữ vai trò quan trong trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.
- Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.
a) Mở bài:
Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.
b) Thân bài:
1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).
Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.
2/ Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:
a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.
- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.
- Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.
- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.
- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.
b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.
3/ Cách chọn:
- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.
- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .
4/ Cách sử dụng:
- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.
- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.
5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.
- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.
- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.
c) Kết bài:
Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.