Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 7 2017 lúc 9:34

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, trích dẫn câu nói: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Câu nói khẳng định tầm quan trọng của việc rèn giũa, tôi luyện và mục đích chân chính của việc học.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (2đ):

      + Ngọc không mài không thành đồ vật: một viên ngọc có quý giá cỡ nào nhưng không được mài giũa bởi bàn tay người thợ thì cũng chỉ là viên đá mà thôi.

      + Người không học không biết rõ đạo: đạo ở đây là đạo đức, đạo lí, là lẽ sống đúng và đẹp trong quan hệ xã hội giữa người với người. Con người không có học thì không thể tự nhiên trở nên tốt đẹp. Chỉ bằng con đường học tập, con người mới trưởng thành, là người có đạo đức chân chính và lối sống cao đẹp. Vì vậy học tập là một yêu cầu tất yếu.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

      + Quan điểm trên xác định rõ mục đích chân chính của học tập. Học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách con người, học để thành người có ích.

      + Có thể học ở nhiều nguồn khác nhau: học từ đời sống, từ những người xung quanh, học trong sách vở, học từ chính những sai lầm mình đã trải qua. Việc học cần đa dạng về kiến thức, chủ động trong nắm bắt thông tin đa diện, đa chiều.

      + Việc xác định mục đích học tập giúp con người có động lực và phương hướng rèn luyện bản thân, nâng cao tri thức một cách hợp lí trên cơ sở có phương pháp học tập đúng đắn để tiếp thu tri thức một cách chủ động, bài bản.

      + HS nêu dẫn chứng lợi ích của việc xác định mục đích học tập đúng đắn.

   - Bình luận (2đ)

      + Quan niệm trên hoàn toàn đúng đắn.

      + Phê phán mục đích học tập sai trái: học cầu danh lợi, học vì bằng cấp...

      + Liên hệ đến việc học tập của bản thân: mục đích, nội dung, phương pháp học tập; học phải gắn với hành, phải được vận dụng vào cuộc sống.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị của câu nói trên.

Thế Thôi
Xem chi tiết
zero
10 tháng 5 2022 lúc 16:19

refer

Ngọc không mài là ẩn dụ cho hình ảnh con người: con người không được học hành sẽ không trở thành người tài giỏi, giúp ích cho xã hội, tỏa sáng, không giúp cho xã hội phát triển; đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc sống mỗi người và trong sự phát triển chung của xã hội.

ERROR?
10 tháng 5 2022 lúc 16:24

refer

BÀI LÀM

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

Ma Thị Lan Hương
Xem chi tiết
Đặng Khánh Huyền
30 tháng 5 2020 lúc 15:26

BÀI LÀM

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

( CHÚC BẠN HỌC TỐT )

Khách vãng lai đã xóa
Ma Thị Lan Hương
30 tháng 5 2020 lúc 22:08

Thank bạn
 

Khách vãng lai đã xóa
đoán xem
7 tháng 6 2020 lúc 21:43

nếu như viên ngọc ko đx mài rủa thì có đáng quý thế nào cũng chỉ như là một cục đá bình thường trong mắt mọi người mà thôi, còn khi đã đx mài rủa chịu qua nhiều đau khổ thì sẽ là một đồ vật đx mọi người thích thú và giá trị. Và học cũng vậy phải học phải chịu qua nhiều gian khổ thử thách mới biết đạo làm một con người là như thế nào

Khách vãng lai đã xóa
Yến Nhi
Xem chi tiết
7a4 Nguyễn Nữ Linh Đan
Xem chi tiết
Cherry Vũ
Xem chi tiết
Cô Chủ Nhỏ
28 tháng 3 2017 lúc 22:01

1.Nêu vai trò của động vật nguyên sinh vs đời sống con người &thiên nhiên

Vai trò của động vật nguyên sinh:

+ Với con người:

- Giúp xác định tuổi địa tầng tìm mơ dầu: trùng lỗ

- Nguyên liệu chế biến giấy nhá: trùng phóng xạ

- Gây hại cho con người: trùng kết lị, trùng sốt rét.

+ Với thiên nhiên:

- Làm sạch môi trường nước: trùng biến hình, trùng giày,..

- Làm thức ăn cho động vật nước, giáp xác nhỏ, động vật biển: trùng biến hình, trùng roi giáp.

- Gây bệnh cho động vật: trùng cầu, trùng bào tử.

3.Các động vật thuộc lớp giáp xác có vai trò thực tiễn nt đối vs tự nhiên và con người

Vai trò:

- Lợi ích:

+ Là thức ăn cho cá: tôm, tép...

+ Là nguồn cung cấp thức phẩm: tôm, cua,..

+ Có giát trị xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú,..

- Tác hại

+ Có hại cho giao thông đường thủy: sun

+ Truyền bệnh giun sán:

+ Có hại cho việc đánh bắt cá: chân kiếm kí sinh.

4.nêu đạc điểm nổi bật của ngành động vật có xương sống để phân biệt vs ngành động vật không xương sống

Đặc điểm: ngành động vật có xương sống thì có xương cột sống còn ngành động vật không xương sống thì không có.

Trang Vũ
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 5 2023 lúc 15:24

Đoạn văn trên đề cao quá trình rèn luyện bản thân để trở nên ưu tú. Trên đời không có ai tự nhiên trở nên ưu tú, tất cả đều là sự nỗ lực được tích góp mỗi ngày mới gặt hái được kết quả xứng đáng

𝓗â𝓷𝓷𝓷
13 tháng 5 2023 lúc 8:43

Nội dung chủ yếu của đoạn văn là muốn khuyên người đọc cần phải chú trọng đến việc học để đạt được nhiều thành công trong cuộc sống

phạm thị thục oanh
Xem chi tiết
Tung Duong
1 tháng 3 2021 lúc 19:58

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Khách vãng lai đã xóa
ThanhSungWOO
Xem chi tiết