Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Vân Anh
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết
Đặng Châu Anh
26 tháng 10 2016 lúc 23:20

(1)Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”

Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép.

còn kết thì thôi

Laura Lê
26 tháng 10 2016 lúc 23:14

 

- vẻ đẹp về hình thể

- sự chìm nổi lênh đênh

-dù sống trong thế giới rắn nát- xã hội thối nát trong nam kinh nữ nhưng ng phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng son sắt thủy chung

Nguyễn Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Selina Moon
10 tháng 3 2016 lúc 13:29

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung,

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ hơn, người phụ nữ cũng được đề cao và coi trọng. Bên cạnh đó, vẫn còn đâu đây những số phận của người phụ nữ phải chịu bất hạnh trong cuộc sống. Vì vậy, trong thơ cũng như ca dao những bài viết về người phụ nữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sức sống. Đọc những tác phẩm đó,  chúng ta không chỉ đồng cảm, sẻ chia mà còn  để chiêm nghiệm và  suy ngẫm. Từ đó,  ta lại càng thấy trân trọng và đồng cảm cho số phận của những người phụ nữ kém may mắn.

Thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài thường không được coi trọng đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi.

Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong XH

                        Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

                        Bảy nổi, ba chìm với nước non

                                                   (Bánh trôi nước)

Ở xã hội xưa, trai năm thê bảy thiếp là thường, còn người phụ nữ không cho phép được như vậy. Họ đau có quyền làm chủ đời mình, trong ca dao ta cũng bắt gặp rất nhiều câu ca nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữa:

                                    Thân em như tấm lụa đào

                                    Phất phơ giữa  chợ biết vào tay ai

Hay:

                                    Thân em như hạt mưa sa

                                    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

          Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận bi đát. Càng đọc, ta càng trân trọng và hiểu thêm cái bối cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ. Riêng bản thân tôi, được sinh ra trong một xã hội văn minh, bình đẳng và không tận mắt chứng kiến những điều đó nhưng qua thơ văn đã giúp tôi hiểu hơn rất nhiều về người phụ nữ xưa và càng trân trọng họ hơn. Họ là những đóa hoa sen thơm mát, tỏa hương cho đời, gần bùn mà chẳng hôi tân mùi bùn

          Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở.

Do sống trong xã hội phong kiến-một xã hội coi thường phụ nữ và luôn bị lễ giáo trói buộc, không được hoạt động xã hội, không được học hành thi cử, chịu nhiều thiệt thòi cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Chính vì vậy, người phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn đau khổ trong đường tình duyên. ...........

Nguyễn Thị Phương Anh
10 tháng 3 2016 lúc 21:12

Chiều nay cô giáo mk chữa rồi , bài mẫu nè , cả mở bài và kết bài luôn : 

          Đề tài về người phụ nữ luôn được phản ánh rõ nét trg dòng chảy vhoc từ xưa đến nay , với những số phận , vẻ đẹp và cung bậc tcam khác nhau . Vhoc ở thời đại nào thì đề tài người phụ nữ luôn có sức lôi cuốn thi nhân như chính sự hấp dẫn của nữ giới trg cuộc sống chúng ta vậy . H/ảnh người phụ nữ hiện lên trg v/bản " những câu hát than thân , bánh trôi nước và đoạn trích sau p' chia li " là những người có tấm lòng cao đẹp nhưng lại chịu những bất hạnh của cuộc đời .

           Trg kho tàng v/học dân gian VN , cùng với các thể loại khác ca dao ra đời không chỉ diễn tả tâm hồn , tư tưởng t/cảm của n/dân mà còn là t' hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa cay đắng của người phụ nữ , đặc biệt là ng' phụ nữ trg x/hội cũ . ................................................ 

MÌNH ĐỊNH CHÉP HẾT NHƯNG DÀI QUÁ - ĐÂY MỚI LÀ MỞ BÀI VÀ CÂU MỞ CỦA THÂN BÀI THÔI   

ĐỖ VÂN ANH
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 10 2016 lúc 9:15

a) "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

b)"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ. 

"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

c)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

d)"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

Linh Phương
2 tháng 10 2016 lúc 10:42
       

a,

Văn học dân gian là nguồn thi liệu sinh động, phong phú của thơ cá bác học. Các nhà thơ, các học giả đương thời đã tìm thấy trong kho tàng ca dao những "hạt vàng mười" của ngôn từ, của cách diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn nhữn vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ Văn 7 và bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương.

Ngô Châu Bảo Oanh
2 tháng 10 2016 lúc 9:10

Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước | Học trực tuyến

Hương thu Đoàn
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Liên
27 tháng 11 2021 lúc 18:15

Tham khảo !!!

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương thật tài tình khi hóa thân người phụ nữ vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp của người phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp phúc hậu, mềm mại. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người con gái Việt. Người phụ nữ mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi. Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như nào thì người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của nữ sĩ và đó cũng là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt.. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn - bình đẳng giới.

Hạnh Hồng
Xem chi tiết
fanmu
28 tháng 12 2021 lúc 20:03

Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận của người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bất hạnh, họ là đối tượng bị xã hội phong kiến đối xử bất công, tàn nhẫn. Vì vậy mà đã có rất nhiều những tác phẩm thơ văn của các nhà thơ Trung đại hướng ngòi bút của mình đến những con người này. Một trong số đó không thể không kể đến nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà là một nhà văn nữ tài năng, bà viết về những người phụ nữ phong kiến bằng tất cả những tình thương, sự xót xa đồng cảm. Đồng thời bà cũng sẵn sàng phê phán, chỉ trích những bất công của xã hội bằng những lời lẽ sâu cay, thâm thúy nhất, vì đã làm cho cuộc đời những người phụ nữ này đau khổ. Ta có thể thấy, trong tất cả những sáng tác thơ văn của Hồ Xuân Hương, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số rất hiếm những bài thơ có giọng điệu dịu dàng, nữ tính khi thể hiện những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Trường
Xem chi tiết
Lê Thị Ly
Xem chi tiết
Hà Thị  	Nga
24 tháng 11 2021 lúc 21:38

Số phận của ng phụ nữ:
- Ba chìm bảy nối: cuộc đời vất vả, gian nan
- Rắn nát mặc dầu kẻ tay mặn: số phận phải phụ thuộc vào người khác, ko tự mk quyết định số phận
- Mà em vẫn giữ tấm lòng son: dù cuộc đời có khó khăn, vất vả thì ng phụ nữ vẫn giữ đc tấm lòng thủy chung, những phẩm chất tốt đẹp
+ Thân em vừa trắng lại vừa tròn: gợi ra 1 thân hình khá đầy đặn, trắng hồng. Đó là chuẩn mực của 1 ng phụ nữ đẹp trong xã hội
Bạn tham khảo nha!

 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Chi
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
17 tháng 10 2021 lúc 13:02

tham khảo:

Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
le uyen
17 tháng 10 2021 lúc 13:08

Tham khảo 

Nhà thơ Xuân Diệu rất mê thơ Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nữ sĩ: Bà chúa thơ Nôm.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân giã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay nhuyễn thành bột, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn tròn cỡ quả cà pháo, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…). Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được coi là phái đẹp, là tinh hoa của Tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ dàng liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!

Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín, lớp vở bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương kín đáo khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.

Trần Trung
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 10 2021 lúc 9:09

Em tham khảo:

Hình  ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đpẹ truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình.  Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn.  Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.