Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
tuan anh le
Xem chi tiết
vinh le
Xem chi tiết
vinh le
5 tháng 12 2021 lúc 9:15

ai tra loi nhanh giup minh voi

 

tam
Xem chi tiết
Thảo Phương
6 tháng 2 2018 lúc 14:43

Đặc điểm nổi bật về kinh tế của trung và nam mĩ

1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
- Có 2 hình thức sở hữu:
+ Đại điền trang
+ Tiểu điền trang
- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí
b. Các ngành nông nghiệp:
* Ngành trồng trọt:
- Các nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả như: cà phê, ca cao, chuối, mía… để xuất khẩu
- Ngành trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.
- Nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực.
* Ngành chăn nuôi và đánh cá:
- Một số nước phát triển chăn nuôi theo qui mô lớn.
- Đánh cá: phát triển mạnh ở Pê – ru.
2. Công nghiệp:
- Các nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất là: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la.
+ Các ngành công nghiệp chủ yếu: cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất, dệt, thực phẩm...
- Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng phục vụ xuất khẩu.
- Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và sơ chế nông sản.
-Các nước vùng núi An-đét và eo đất Trung Mĩ dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có: quặng kim loại
-Các nước vùng biển Ca-ri-bê nằm trong vành đai nhiệt đới có điều kiện phát triển nộng nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp và cây ăn quả…

Bích Ngọc Huỳnh
6 tháng 2 2018 lúc 15:34

Đặc điểm nổi bật về kinh tế của Trung và Nam Mĩ :

1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp :
- Có 2 hình thức sở hữu:
+ Đại điền trang
+ Tiểu điền trang
- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí .
b. Các ngành nông nghiệp:
* Ngành trồng trọt:
- Các nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả như: cà phê, ca cao, chuối, mía… để xuất khẩu
- Ngành trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.
- Nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực.
* Ngành chăn nuôi và đánh cá:
- Một số nước phát triển chăn nuôi theo qui mô lớn.
- Đánh cá: phát triển mạnh ở Pê – ru.
2. Công nghiệp:
- Các nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất là: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la.
+ Các ngành công nghiệp chủ yếu: cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất, dệt, thực phẩm...
- Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng phục vụ xuất khẩu.
- Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và sơ chế nông sản.
-Các nước vùng núi An-đét và eo đất Trung Mĩ dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có: quặng kim loại
-Các nước vùng biển Ca-ri-bê nằm trong vành đai nhiệt đới có điều kiện phát triển nộng nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp và cây ăn quả…

Chúc bạn học tốt!! ^_^

HUỲNH TÔ ÁI VÂN
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc quỳnh lam
19 tháng 3 2019 lúc 18:32

Câu 1:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

*Đồi núi phần lớn chiếm diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp :

-Đồi núi chiếm tới \(\frac{3}{4}\)diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích.

-Trên phạm vi cả nước địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85%, địa hình cao(trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

*Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

-Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

+Hướng Tây Bắc-Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

+Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

*Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông( đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

-Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường(hầm đèo Hải Vân).

-Đắp đê ngăn lũ.

-Phá rừng đầu nguồn gây nên hiện tượng đất trượt đá lở, xây dựng nhà máy thủy điện,..

Câu 2:

Đặc điểm chung của biển Đông:

-Chế độ gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng(tháng 10-tháng 4). Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở Vịnh Bắc Bộ là hướng nam.

+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và cực đại là 50m/s. Tạo nên sóng nước cao tới 10m hoặc hơn.

-Chế độ nhiệt: mùa hạ mạt, mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C.

-Chế độ mưa: lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền. Đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mùa thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

-Chế độ triều: chế độ Nhật triều của Vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống rất đều đặn.

-Độ muối của biển Đông là 30-33%.

Câu 3: Ý nghĩa vị trí:

-Tự nhiên:

+Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa.

+Tính nhiệt đới: do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

+Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông-nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

+Gió mùa: thiên nhiên nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa Châu Á điển hình nên có 2 mùa rõ rệt.

+Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú.

+Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai(bão lũ, hạn hán,..)

-Kinh tế:

+Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực, trên thế giới.

+Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ,..với các nước.

-Văn hóa-xã hội:

+Có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã hội với các quốc gia trong khu vực=> tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 4:

*Giống nhau:

-Đều có các khối núi trên 2000m.

-Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam.

-Đều có dãy núi hướng Tây Bắc-Đông Nam(Con Voi, Tao Đảo, Hoàng Liên Sơn,...)

*Khác nhau:

Tây Bắc Đông Bắc
Độ cao

-Cao hơn Đông Bắc.

-Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế.

-Cao trung bình >1000m.

-Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta.

-Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp <1000m.

-Núi cao tập trung ở thượng nguồn sông Chảy với các đỉnh cao trên 2000m:Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.

Hướng núi-Hướng sông

-Hướng chính là hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Hướng chủ đạo là hướng vòng cung.

-Sông ngòi chya3 theo hướng vòng cung.

Hình thái -Núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc,. -Vùng đồi trung du: đỉnh tròn, sườn thoải

Huyên le Thanh
Xem chi tiết
Đâu Đủ Tư Cách
27 tháng 12 2017 lúc 21:01

Tình hình nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX:
-Kinh tế: Trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế.
- Xẫ hội: Công nhân bị bóc lột; thất ngiệp; nạn phân biệt chủng tộc.
Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918) mang được nhiều lợi nhuận sau cuộc chiến tranh này(vì mĩ khôn ngoan nên tham gia chiến tranh muộn hơn),giới cầm quyền Mĩ thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí,giành đuowcj nhiều thuộc địa sau chiến tranh nền kinh tế Mĩ tăng trưởng nhanh chóng, trở thành quốc gia thứ 1 trên thế giới.

duong thi phuong
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
7 tháng 3 2018 lúc 6:30

Quá trình Đô thị hoá ở Trung và Nam khác với Bắc Mĩ là:
Bắc Mĩ: Phát triển đô thị gắn liền với phát triển kinh tế Công Nghiệp Hoá, hình thành nhiều trung tâm Công nghệ kĩ thuật cao, các ngành dịch vụ ….giải quyết được công ăn vịệc làm nang cao đời sống nhân dân.
Trung và Nam Mĩ: Đô thị phát triển nhanh nhưng kinh tế chậm phát triển dẫn đến nhứng hậu quả nghiêm trọng về đời sông về môi trường…

Hoàng Trần Ngọc Minh
Xem chi tiết
duong huu quy anh
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
19 tháng 3 2016 lúc 13:01

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa từ Bắc xuống Nam

Các kiểu khí hậu: hàn đới; ông đới; nhiệt đới

Phân hóa từ Đông sang Tây

Phía Đông ảnh hưởng của biển; mưa nhiều

Phía Tây Khí hậu lục địa mưa ít

Do ảnh hưởng của hai miền địa hình núi già phía đông và núi trẻ phía tây

Ngoài ra còn có sự phân hóa theo độ caobanh

Phạm Trần Ái Ly
19 tháng 3 2016 lúc 13:02

Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:

- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)

- Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh. Đặc biệt có sự khác biệt khí hậu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.

- Ngoài ra, khí hậu của Bắc Mỹ cũng bị quy luật đai cao, điều này thể hiện rõ nhất trên dãi Cooc-đi-e.

+ Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ thuộc vào vị trí.

+ Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.

Nguyệt Hà Đinh
19 tháng 3 2016 lúc 14:49

đại ý nó thế này : 
-yếu tố vĩ dộ ,vĩ độ càng cao thì càng lạnh ,tuy nhiên còn yếu tố địa hình và ảnh hưởng của các dòng hải lưu , ví dụ :đồng bằng mi xi xi pi tuy có vĩ độ cao hơn việt nam (khí hậu chí tuyến )nhưng do ảnh hưởng của dòng hải lưu gơnxtrim nên khí hậu ở đó gần giống với khí hậu việt nam ,ngược lại tây hoa kỳ do ảnh hưởng của dòng hải lưu lạnh ca li foc li a nên vùng này lạnh hơn rất nhiều , vào sâu một chút sẽ không có mưa bởi dãy cooc di e chắn nên tạo ra hoang mạc nê va đa ,cũng bởi ảnh hưởng dòng hải lưu lạnh mà cửa sông xan lo ran ,con đường giao thông huyết mạch với ngũ hồ ,cái nôi của công nghiệp mý mùa đông có thể vẫn đóng băng ,gây khó khăn cho việc giao thương ....,vùng biển a lát ca của hoa kỳ tuy ở vĩ độ cao nhưng nhờ hải lưu nóng cư rô si ô chảy qua nên vùng này vẫn có thời gian ấm nhất định trong năm 
đại ý như vậy , căn cứ vào các yếu tố đó mà bạn suy ra

Vần Ngọc Vinh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
3 tháng 3 2017 lúc 16:26

* Giống nhau :

Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến

* Khác nhau :

- Bắc mĩ :

+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.

+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.

- Nam Mĩ :

+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin

+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.

+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

Trần Ngọc Định
3 tháng 3 2017 lúc 16:35
* Giống nhau: đều gồm 3 khu vực địa hình:
- núi cao ở phía tây
- đồng bằng ở giữa
- núi già, sơn nguyên ở phía đông
* Khác nhau
- ở Bắc Mĩ phía đông là núi già , ở Nam Mĩ là cao nguyên
- Hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ thấp hơn nhưng rộng hơn An-đét ở Nam Mĩ
- ở Bắc Mĩ đồng bằng trung tâm cao ở phía băc thấp dần về phía nam và đông nam. Nam Mĩ là chuỗi đồng bằng nối với nhau chủ yếu là đồng bằng thấp
Trần Ngọc Định
3 tháng 3 2017 lúc 16:36

Địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ:
Giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính, phân bố như nhau từ Tây sang Đông: núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên.
Khác nhau: Ở Bắc Mĩ hệ thống Cóođie và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở lục địa Nam Mĩ, hệ thống Anđét cao và độ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống Cóocđie ở Bắc Mĩ.