Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Nguyễn

Những câu hỏi liên quan
Dương Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
11 tháng 12 2016 lúc 15:21

Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

Thư Soobin
9 tháng 11 2017 lúc 12:57

Đặc điểm sự phân bố dân cư của nước ta

+ Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ

- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước

- Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác

- Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa

+ Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác

Yến Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
10 tháng 3 2022 lúc 20:18

Tham khảo

1]Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt NamĐịa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...)

. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

2]Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta

(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài  hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km). - Đối với các điều kiện tự nhiên: + Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.
Tin Le Vo Ngoc
Xem chi tiết
Năm Doãn
Xem chi tiết
Sunn
12 tháng 5 2022 lúc 14:53

A

(:!Tổng Phước Ru!:)
12 tháng 5 2022 lúc 14:52

C

ka nekk
12 tháng 5 2022 lúc 14:53

c?

Nguyễn Đức
Xem chi tiết

Đối với phát triển kinh tế – xã hội:
*Thuận lợi:
-Đối với công nghiệp: Là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
+Dự trữ thuỷ năng để phát triển thuỷ điện.
+Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
-Đối với nông, lâm nghiệp:
+Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp.
+Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
-Đối với du lịch: Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.
*Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xẩy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế – xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng…) 

Bạch Hà An
Xem chi tiết
Đặng Minh Quân
22 tháng 5 2016 lúc 21:18

+ ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta:

- Nằm ở gần trung tâm ĐN á, phía đông bán đảo Đông Dương, nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo nên tạo ra sự khác nhau của địa hình.

- Nằm ở khu vực châu á gió mùa, hoạt động của các khối khí theo mùa tạo nên sự phân hóa của khí hậu, dẫn đến sự phân hóa của các thành phần tự nhiên. 

- Phía đông giáp biển với diên tích vùng biển lớn đã tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo đông tây.                                                            

- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ dài 15 VT tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo hướng bắc- nam

- Vị trí địa lí nằm ở nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật nên sinh vật nước ta đa dạng và có sự phân hóa.                                                      

Thùy Trần
19 tháng 9 2016 lúc 21:59

nêu đặc điểm các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta theo công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982

 

Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Dương Sảng
10 tháng 3 2018 lúc 14:46

Nước trên Trái Đất có ở đâu?

Nguồn gốc của nước trên Trái Đất, hay lý do tại sao có nước trên Trái Đất chứ không có ở hành tinh khác gần Trái đất như sao Hỏa và sao Kim trong hệ Mặt trời, hiện chưa được làm rõ.

Các lý thuyết cho rằng các đại dương trên thế giới được hình thành cách đây cỡ từ 4,6 tỷ năm đến 4,4 tỷ năm. Chúng nằm trong nghiên cứu dựng lại Lịch sử Trái đất và nguồn gốc sự sống.

Nguồn nước trên Trái Đất được cho là có nguồn ngoài hành tinh, nguồn nội, hoặc cả hai. Những nghiên cứu nước trên sao Hỏa sẽ cung cấp tư liệu cho việc tìm hiểu nguồn gốc của nước.

Nguồn ngoài hành tinh

Các sao chổi, các Thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương hoặc thiên thạch giàu nước (protoplanets) từ vành đai tiểu hành tinh va chạm với Trái đất có thể đã mang nước đến Trái đất. Các phép đo tỷ lệ của các đồng vị hydro là deuteri và proti chỉ ra rằng các tiểu hành tinh, có tỉ lệ tạp chất tương tự trong chondrit giàu cacbon đã được tìm thấy trong nước đại dương, trong khi đo lường trước đó nồng độ của các đồng vị trong sao chổi và các Thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương tương ứng với nước trên Trái đất.

Nguồn Nội:

Nguồn nội được coi là từ thành phần hóa học của vật chất vũ trụ khi tụ lại hình thành ra Trái Đất. Nước ở vành khí quyển khi vỏ rắn hình thành, nước thoát dần dần từ các khoáng chất hydrate của Trái đất, nước thoát ra từ các vụ phun trào núi lửa, có thể đã hình thành một phần lượng nước hiện có. Khi Trái đất càng nguội đi thì lượng nước ngưng tụ tạo ra các đại dương càng tăng lên.

Nguyên Mộng Mơ
10 tháng 4 2018 lúc 19:21

nước trên trái đất có từ nguồn nước ngầm

sự phân bố khác nhau có nơi giếng có nước nhiều có nơi đào giếng ít

Xem chi tiết
Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính : nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.

- Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

 - Gồm ba nhóm ngôn ngữ chính Giéc-man, La-tinh, Xla-vơ.

 - Tôn giáo: chủ yếu theo Cơ đốc giáo, ngoài ra còn có một số vùng theo đạo Hồi.

 

 => Các quốc gia châu Âu có sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo.

Câu 2:

Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu

- Tỉ lệ dân thành thị cao

- Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dãy đô thị hóa

- Tính chất quy hoạch gắn liền với sự phát triển các ngành nông nghiệp

- Đẩy mạnh đô thị hóa ở nông thôn

Nguyên nhân: Do việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn, cùng việc mở rộng ngoại ô của các đô thị

Câu 3:

- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp:
+ Hộ gia đình: Sản xuất theo hướng đa canh;
+ Trang trại: Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
- Quy mô sản xuất không lớn;
- Nền nông nghiệp tiên tiến, có hiệu quả cao.
- Tỉ trọng chăn nuôi cao hơn trồng trọt.
* Sản xuất nông nghiệp đạt hiêu quả cao do:
- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao;
- Áp dụng các tiến bộ khoa học-kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất;
- Gắn chặt nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

Lê Thiên Minh
Xem chi tiết
Mạnh=_=
9 tháng 5 2022 lúc 19:49

tách