Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thân Vũ Khánh Toàn
Xem chi tiết
Nguyễn Công Minh Triết
8 tháng 9 2018 lúc 14:47

Bố kính yêu của con! Thưa bố, con đã vô cùng xúc động khi đọc thư của bố. Con đã đọc đi đọc lại bức thư đó hàng chục lần và giờ đây nó đang ở trong túi ngực áo chỗ gần trái tim con. Đọc thư bố con nhận ra sự hi sinh vô cùng lớn lao của mẹ dành cho con mà đến bây giờ con mới biết. Con thật xấu hộ vì hành động mà mình đã gây ra. Nếu không có sự phân tích thấu đáo và nghiêm khắc của bố thì con đã không thấy hết sự nghiêm trọng của lỗi lầm. Bố ơi! Con thật bất hiếu có phải không bố? Con đang được sống trong tình thương yêu và sự chăm sóc hết mực của bố mẹ, thế mà con lại không biết trân trọng, giữ gìn. Con lại có những hành động ngu ngốc để bố mẹ phải phiền lòng vì con. Trưa nay lúc mẹ đi làm về con thấy lưng mẹ ướt đẫm mồ hôi, khuôn mặt tái nhợt vì mệt mỏi, con lại càng ân hận và thấy thương mẹ vô cùng. Sau bữa chơm chiều nay, con sẽ đến bên mẹ, xin mẹ tha thứ. Lúc đó, con muốn bố có mặt để chứng kiến có được không bố? Bố ơi! Con xin lỗi bố! Mong bố tha thứ cho con. Từ nay mỗi khi con vi phạm khuyết điểm, bố lại giúp con như thế nào bố nhé! Và còn một điều này nữa, bố hãy cho phép con hôn bố mỗi tối trước khi đi ngủ, được không bố? Con yêu bố, con yêu mẹ nhiều, nhiều lắm ! […]

 

Thư Hoàng
8 tháng 9 2018 lúc 14:58

Ngày 8-7-2018

Thưa bố kính yêu của con.

Sau khi con đọc xong bức thư này, con rất hối hận về việc làm của mình. Con đã xin lỗi mẹ mà trong lòng vẫn còn ân hận lắm. Bố nói đúng, con không nên xúc phạm mẹ của mình, người mà đã thương yêu con, chăm sóc con, hi sinh tất cả vì con. Con đúng là một đứa trẻ hư, chẳng hiểu gì về tấm lòng cao cả của người mẹ. Khi đọc thư của bố, con đã khóc suốt đêm, suy nghĩ rằng tại sao mình lại có thể nói điều vô lễ ấy với mẹ, tại sao mình không hiểu được tấm lòng cao cả của người mẹ dành cho mình. Vì thế sáng hôm sau, con đã chạy sang phòng của mẹ, nhìn mẹ có vẻ mệt và buồn lắm. Lúc ấy, con đã không kìm được xúc động, liền ôm lấy mẹ và xin lỗi mẹ, mẹ liền mỉm cười, lấy khăn lau nước mắt cho con và nói rằng :" Không sao đâu con, mẹ rất vui vì con đã biết lỗi của mình". Sau đó, con đã viết thư này gửi cho bố, mong bố tha lỗi cho con và cầu xin bố hôn con và đừng giận con nữa. 

Con luôn yêu và kính trọng bố và mẹ, mãi yêu bố và mẹ.

Con của bố:

En-ri-cô.

Bài này mình ko chép mạng mình viết bài này khá là lâu giờ rất lâu. Nếu không hay các bạn đừng chê nhé.

Nguyễn Trúc Quỳnh
10 tháng 9 2018 lúc 10:36

Người bố kính yêu của con !

Đọc xong bức thư của bố gửi cho con, con đã cảm thấy hối hận lắm. Con đã xin lỗi mẹ, nhưng trong lòng con vẫn day dứt không nguôi. Con hiểu như lòng mẹ tan nát và buốn như thế nào vì hành động đáng xấu hổ của con. Mẹ là người đã nuôi nấng cho con ăn học bằng bạn bằng bè nhưng con đã làm một hành vi sai trái đến như vậy. Con cảm thấy tim mình đau nhói bố ơi. Nhưng con đã chót lỡ lời rồi. Lời nói không thể rút lại được nữa. Người đã mang con chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau con là mẹ. Vậy mà, con lại xúc phạm mẹ, con là một đứa con hư, bố ạ. Con không biết thương mẹ, đỡ đần mẹ được việc gì mà giờ đây, con đã làm mẹ buồn hơnmvì con. Bố ơi, lúc này, con rất muốn xin lỗi mẹ nhưng không đủ can đảm. Con phải làm gì bây giờ ?

                                                                                                                                                                   En - Ri - Cô

Thùy Linh
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
26 tháng 9 2021 lúc 19:25

tham khảo

 Xi-xin-li-a ngày 26 tháng 9 năm 2021

   Bố kính mến!

   Con là En-ri-cô, con trai của bố đây! Bố ơi ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố, sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.

   Thưa bố!

   Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ... và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thú vị làm sao ! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm... Những trò ấy chũng con chơi không bao giờ chán.

   Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày...và cô giáo chủ nhiệm đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng : "Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con !".

   Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ.

   Bố ơi ! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi ! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn ! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là ngồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ.

   Vậy mà con đã...!

   Vâng ! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng dắn của mẹ cha ? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy.

   Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sống của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích!

   Bố kính yêu!

   Trong bức thư bố gửi cho con có đoạn: Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ : trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

   Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc chiến tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi...

   Những lời khuyên nhủ thốt ra từ đáy lòng của một người bố thương con đã làm cho trái tim bé nhỏ của con rung động. Bố ơi ! Con sẽ nghe lời bố, con sẽ xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn con để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Liệu mẹ có rộng lòng tha thứ cho con không, hả bố ?!

   Bố kính mến của con!

   Con xin bố hãy nói giúp con vài lời với mẹ, như thế sẽ dễ dàng hơn cho con rất nhiều ! Tất nhiên là con sẽ thành khẩn xin mẹ thương con mà cho con cơ hội để chuộc lại lỗi lầm.

   Thôi, thư đã dài, con xin dừng bút ở đây. Con xin hứa với bố sẽ không bao giờ tái phạm. Con sẽ đi học đầy đủ, nghiêm túc và tự giác, không để bố mẹ phải buồn lòng. Con chân thành cảm ơn bố đã nhắc nhở con rằng Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.

   Mong bố tha thứ cho con

 Kính chúc bố mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn!

Con trai của bố

En-ri-cô

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 4 2019 lúc 6:16

Thay mặt En-ri-cô viết bài cần phải thực hiện:

- Định hướng văn bản:

+ Viết gửi cho bố

+ Nội dung: nói về sự ân hận của mình

+ Mục đích: mong bố tha lỗi

- Tìm ý, sắp xếp:

+ Cảm xúc khi đọc thư bố

+ Tình cảm đối với mẹ

+ Sự ân hận của bản thân về lỗi lầm của mình

+ Hứa sửa chữa lỗi lầm

Moon
Xem chi tiết
Đỗ Minh Châu
31 tháng 5 2021 lúc 8:47

      Để viết bức thư đó em phải thực hiện:

Xác định đối tượng (viết cho ai?), nội dung (trình bày những ăn năn hối lỗi của mình sau khi đọc thư của bố), mục đích của việc viết thư (xin bố tha thứ cho hành động vô lễ với mẹ).Tìm ý và sắp xếp các ý.Cảm xúc khi đọc thư bố.Sự ân hận về lỗi lầm của mình.Hành động cụ thể để sữa chữa lỗi lầm.Xây dựng dàn bài.Viết lá thư.Đọc và sửa chữa.

TK#

Bố kính yêu của con!

Thưa bố, con đã vô cùng xúc động khi đọc thư của bố. Con đã đọc đi đọc lại bức thư đó hàng chục lần và giờ đây nó đang ở trong túi ngực áo chỗ gần trái tim con. Đọc thư bố con nhận ra sự hi sinh vô cùng lớn lao của mẹ dành cho con mà đến bây giờ con mới biết. Con thật xấu hộ vì hành động mà mình đã gây ra. Nếu không có sự phân tích thấu đáo và nghiêm khắc của bố thì con đã không thấy hết sự nghiêm trọng của lỗi lầm. Bố ơi! Con thật bất hiếu có phải không bố? Con đang được sống trong tình thương yêu và sự chăm sóc hết mực của bố mẹ, thế mà con lại không biết trân trọng, giữ gìn. Con lại có những hành động ngu ngốc để bố mẹ phải phiền lòng vì con. Trưa nay lúc mẹ đi làm về con thấy lưng mẹ ướt đẫm mồ hôi, khuôn mặt tái nhợt vì mệt mỏi, con lại càng ân hận và thấy thương mẹ vô cùng. Sau bữa chơm chiều nay, con sẽ đến bên mẹ, xin mẹ tha thứ.

Lúc đó, con muốn bố có mặt để chứng kiến có được không bố? Bố ơi! Con xin lỗi bố! Mong bố tha thứ cho con. Từ nay mỗi khi con vi phạm khuyết điểm, bố lại giúp con như thế này bố nhé! Và còn một điều này nữa, bố hãy cho phép con hôn bố mỗi tối trước khi đi ngủ, được không bố?

 

Con yêu bố, con yêu mẹ nhiều, nhiều lắm!.

 

Hàn Vương Nga
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
12 tháng 9 2016 lúc 20:09

                                      Xi-xin-li-a

Ngày 12 tháng 8 năm 2016 (ngày mình viết bài)

Bố kính mến! 

Con là En-ri-cô, con trai của bố đây, bố ạ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.

 Thưa bố! Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ, và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật quá nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thứ vị làm sao! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm… Những trò ấy chúng con chơi không bao giờ chán. Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày… và cô giáo đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng: Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con! Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ ra vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ. Bố ơi! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là nguồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ. Vậy mà con đã…! Vâng! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng đắn của mẹ cha? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy. Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thi sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sông của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích! Bố kính yêu!

Nguồn luôn nhé: Bài làm của mình: /hoi-dap/question/74885.html

Le Thao Vy
Xem chi tiết
Vũ Trọng Phú
29 tháng 6 2018 lúc 15:50

Bố kính yêu của con! Thưa bố, con đã vô cùng xúc động khi đọc thư của bố. Con đã đọc đi đọc lại bức thư đó hàng chục lần và giờ đây nó đang ở trong túi ngực áo chỗ gần trái tim con. Đọc thư bố con nhận ra sự hi sinh vô cùng lớn lao của mẹ dành cho con mà đến bây giờ con mới biết. Con thật xấu hộ vì hành động mà mình đã gây ra. Nếu không có sự phân tích thấu đáo và nghiêm khắc của bố thì con đã không thấy hết sự nghiêm trọng của lỗi lầm. Bố ơi! Con thật bất hiếu có phải không bố? Con đang được sống trong tình thương yêu và sự chăm sóc hết mực của bố mẹ, thế mà con lại không biết trân trọng, giữ gìn. Con lại có những hành động ngu ngốc để bố mẹ phải phiền lòng vì con. Trưa nay lúc mẹ đi làm về con thấy lưng mẹ ướt đẫm mồ hôi, khuôn mặt tái nhợt vì mệt mỏi, con lại càng ân hận và thấy thương mẹ vô cùng. Sau bữa chơm chiều nay, con sẽ đến bên mẹ, xin mẹ tha thứ. Lúc đó, con muốn bố có mặt để chứng kiến có được không bố? Bố ơi! Con xin lỗi bố! Mong bố tha thứ cho con. Từ nay mỗi khi con vi phạm khuyết điểm, bố lại giúp con như thế nào bố nhé! Và còn một điều này nữa, bố hãy cho phép con hôn bố mỗi tối trước khi đi ngủ, được không bố? Con yêu bố, con yêu mẹ nhiều, nhiều lắm ! […]

 

❤  Hoa ❤
29 tháng 6 2018 lúc 15:50

 Xi-xin-li-a ngày ... tháng ... năm ...

   Bố kính mến!

   Con là En-ri-cô, con trai của bố đây! Bố ơi ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố, sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.

   Thưa bố!

   Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ... và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thú vị làm sao ! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm... Những trò ấy chũng con chơi không bao giờ chán.

   Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày...và cô giáo chủ nhiệm đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng : "Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con !".

   Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ.

   Bố ơi ! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi ! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn ! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là ngồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ.

   Vậy mà con đã...!

   Vâng ! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng dắn của mẹ cha ? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy.

   Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sống của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích!

   Bố kính yêu!

   Trong bức thư bố gửi cho con có đoạn: Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ : trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

   Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc chiến tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi...

   Những lời khuyên nhủ thốt ra từ đáy lòng của một người bố thương con đã làm cho trái tim bé nhỏ của con rung động. Bố ơi ! Con sẽ nghe lời bố, con sẽ xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn con để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Liệu mẹ có rộng lòng tha thứ cho con không, hả bố ?!

   Bố kính mến của con!

   Con xin bố hãy nói giúp con vài lời với mẹ, như thế sẽ dễ dàng hơn cho con rất nhiều ! Tất nhiên là con sẽ thành khẩn xin mẹ thương con mà cho con cơ hội để chuộc lại lỗi lầm.

   Thôi, thư đã dài, con xin dừng bút ở đây. Con xin hứa với bố sẽ không bao giờ tái phạm. Con sẽ đi học đầy đủ, nghiêm túc và tự giác, không để bố mẹ phải buồn lòng. Con chân thành cảm ơn bố đã nhắc nhở con rằng : Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.

   Mong bố tha thứ cho con1 Kính chúc bốmạnh khỏe và gặp nhiều may mắn!

Con trai của bố

En-ri-cô

Không Tên
25 tháng 8 2018 lúc 21:54

1. Mở bài: - Địa điểm, ngày, tháng viết thư ( Xi-ta-lin-a, ngày…tháng…năm…) - Lời xưng hô của người v iết với người nhận thư: ( Bố kính mến! ) - Lí do viết thư: + Ân hận về lỗi lầm của mình + Bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ. 2. Thân bài: a. Trình bày nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm: - Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành -> thấy việc đi học thật gò bó- > ham chơi-> học tập sút kém. - Bỏ học -> cô giáo đến nhà đẻthông báo chuyện đó-> mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo-> Con đã nhâng nháo cãi mẹ: “ …” - Nói xong câu đó, con thấy sắc mặt mẹ tái nhợt đi, đôi môi run run chực khóc, mắt nhoà lệ. b. Nhận ra sai lầm của mình: - Con đã phạm phải một tội khó bề tha thứ, đó là tội bất hiếu. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. - Nhận ra lòng yêu thương, đức hy sinh lớn lao của mẹ: mang nặng đẻ đau, chăm sóc từng li từng tí, vất vả làm lụng để nuôi con …( có thể nhắc lại một lần mẹ đã chăm sóc, tiếp máu trong một trận ốm-> có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con ) - Vậy mà con đã phụ lòng tin của bố mẹ… c. Bày tỏ sự ân hận: - Con đã tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con không nghe lời khuyên nhủ đúng đắn của bố mẹ? Tại sao con không kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con? - Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng, nếu khồn học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ là niềm hy vọng và vinh quang của thế giới. - Con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua không có gì để lấy lại được, bố nhỉ! Bố đã từng dạy con, thời gian là vàng, bạc, thời gian quí hơn cả vàng bạc. Ai làm chủ được thời gian thì người đó sẽ làm chủ được cuộc sống của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi đi vô ích! d. Nhận ra lời dạy bảo nghiêm khắc, đầy tình yêu thương của bố: ( Những câu nói nào của bố trong bức thư làm En- ri-cô nhớ mãi? ) e. Mong muốn: - Con xin bố hãy nói giúp con vài lời với mẹ, như thế sẽ dễ dàng cho con rất nhiều. - Con mong muốn được gặp mẹ, được hôn lên trán mẹ để cái hôn ấy xoá đi mọi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. 3. Kết bài: -Thư đã dài, con xin dừng bút tại đây. - Con chân thành cảm ơn bố đã nhắc nhở con ( ghi nhớ) - Con xin hứa: học tập chăm chỉ và ngoa ngoãn… - Kính chúc bố mạnh khoẻ và gặp nhiều may mắn - Ký tên

Vũ Thị Yến Đan
Xem chi tiết
Hàn Vương Nga
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
12 tháng 9 2016 lúc 20:12

                                      Xi-xin-li-a

Ngày 12 tháng 8 năm 2016 (ngày mình viết bài)

Bố kính mến! 

Con là En-ri-cô, con trai của bố đây, bố ạ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.

 Thưa bố! Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ, và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật quá nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thứ vị làm sao! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm… Những trò ấy chúng con chơi không bao giờ chán. Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày… và cô giáo đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng: Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con! Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ ra vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ. Bố ơi! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là nguồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ. Vậy mà con đã…! Vâng! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng đắn của mẹ cha? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy. Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thi sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sông của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích! Bố kính yêu!

Nguồn nữa: Bài làm của mình: /hoi-dap/question/74885.html

Minh nhật
Xem chi tiết
Chu Phương Anh
11 tháng 9 2019 lúc 18:21

tiếng anh?????

Nguyễn Ý Nhi
11 tháng 9 2019 lúc 22:14

Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a). Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày "Thứ năm, ngày 10 tháng 11". Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thìa bao nhiêu bài học vể tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha.
Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã "nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ". Người cha đã "để ý" đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe : "Việc như thế không bao giờ con dược tái phạm nữa". Rồi ông bày tỏ tâm trạng : "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Nỗi đau tinh thần - sự buồn bã và tức giận - được ví với một tình huống khốc liệt: "nhát dao đâm vào tim", chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi. Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải. Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con : "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con...! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !". Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tinh mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào. Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô : "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn..., có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chí là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che...". Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bén vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật düng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát : "Cha mẹ là lá chắn, che chờ suốt đời con...". Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được. Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết : "Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh...". Thậm chí ông nói cực đoan rằng : "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,... nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ...". Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Đọc những lời này, chắc cậu bé học sinh người I-ta-li-a ấy hối hận vô cùng. Còn chúng ta, trong đời, ai chẳng đã một lần phạm lỗi khiến mẹ phiền lòng, cha tức giận, thì khi đọc những lời văn này, chắc cũng thấy nôn nao, ân hận. Chúng ta thử đoán xem, điểu gì đã khiến cho En-ri-cồ "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố ? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé ? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố ? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành,... của người bố gửi tới con ? Hay còn vì những lí do nào khác nữa ? Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư. Chúng ta có thể hiểu thế này dược chăng : Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói bằng văn bản, ý tứ được chi tiết hơn, sự sắp xếp được chặt chẽ hơn. Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội. Cuối lá thư, bố của En-ri-cô khuyên con trai làm những việc thiết thực để nhận lỗi, rồi xin lỗi mẹ. Chắc rằng đọc xong lá thư của bố, chủ bé đã nhận ra lỗi lầm của mình và đã làm theo lời khuyên của bố. Còn chúng ta, sau khi đọc xong văn bản này, bên tai vẫn văng vẳng những tiếng nói tâm huyết cao đẹp của một người cha: "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó". Đây là lời của nhân vật người cha trong tác phẩm, cũng là thông điệp của nhà văn, tác giả Những tấm lòng cao cả muốn gửi tới bạn đọc. Với dân tộc Việt Nam, biết bao nhà văn, nhạc sĩ cũng dã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc vừa ngợi ca vừa nhắc nhờ chúng ta nhiều điều sâu sắc, thiết thực về tình mẹ con, tình cảm gia đình. Riêng tôi, tôi nhớ nhất bài ca dao này : Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con.
#Châu's ngốc