Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lương Thùy Linh
Xem chi tiết
Wind
13 tháng 8 2018 lúc 20:46

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.

                                                       Bài làm

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

 

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

                                  "Anh em như thể tay chân

                              Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

                            "Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

                Người trong một nước phải thương nhau cùng

 Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài  nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

                                       "Con cò chết rũ trên cây

                               Cò con mở lịch định ngày làm ma

                                     Cà cuống uống rượu la đà

                                Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng.  Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

ʚTrần Hòa Bìnhɞ
13 tháng 8 2018 lúc 20:51

Tham khảo!!!

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

-     Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.

-     Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

II. THÂN BÀI

Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

-     Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

-     Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

-     Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

2. Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?

-     Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

 -    Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh. Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.

-     Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thía giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.

-     Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..

-     Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...

-     Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

-     Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

3. Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh

-     Những kẻ này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.

-     Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.

-     Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.

III. KẾT BÀI

-    Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

-     Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

-    Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

                                  "Anh em như thể tay chân

                              Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

                            "Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

                Người trong một nước phải thương nhau cùng

 Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài  nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

                                       "Con cò chết rũ trên cây

                               Cò con mở lịch định ngày làm ma

                                     Cà cuống uống rượu la đà

                                Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng.  Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

Code : Breacker

Lương Thùy Linh
13 tháng 8 2018 lúc 21:11

Cảm ơn hai bạn nhiều!

Reton VN
Xem chi tiết
Natsu Dragneel
Xem chi tiết
Lưu Quang Trường
22 tháng 2 2021 lúc 11:43

Kinh nghiệm của dân gian đã để lại cho chúng ta từ ngàn đời qua các vần điệu ca dao tục ngữ, cho đến nay vẫn rất hữu ích. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dù công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ song chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò của những kinh nghiệm dân gian. Thực tế đã chứng minh rằng, những câu tục ngữ mà cha ông để lại thể hiện vốn tri thức, vốn hiểu biết của nhân dân về nhiều mặt trong tự nhiên và xã hội. Những câu tục nhữ mà dân gian để lại được đúc rút kinh nghiệm qua nhiều thế hệ thể hiện tri thức của nhân dân. Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bản thân tên gọi thể loại văn học này đã phần nào phản ánh bản chất của thể loại: “tục” là thói quen lâu đời, được mọi người công nhận; “ngữ” là lời nói. Như vậy, “tục ngữ” là lời nói phản ánh những thói quen lâu đời, những vấn đề đã được mọi người trải nghiệm và công nhận. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. Nhân dân ta chủ yếu làm nông nghiệp, nên rất quan tâm tời thời tiết. Điều kiện thiên nhiên gắn bó sâu sắc với đời sống lao động sản xuất. Ngoài việc thể hiện tri thức về thiên nhiên, qua tục ngữ, dân gian còn thể hiện tri thức trong lao động sản xuất. Đất đai là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, càng nhiều đất thì đất nước càng giàu có, vì thế cha ông ta đã căn dặn con cháu: Tấc đất tấc vàng Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước. Tính tấc là muốn tính đến đơn vị nhỏ nhất. Vàng là kim loại rất quý (“Quý như vàng”) tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Nhân dân nói “Tấc đất tấc vàng” là để khẳng định đất đai được coi quý ngang vàng: Tất đất là tấc vàng. Từ đất đai có thể lao động để làm ra của cải vật chất, nuôi sống và làm giàu cho con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn, đất thực quý như vàng vậy. Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả). Đất đai quý giá như vậy nên cần sử dụng đất đai cho hiệu quả. Dân gian cũng đúc rút kinh nghiệm: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Câu tục ngữ nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ao thả cá, thả rau muống, rau cần… do đó cho phép thu hoạch đa dạng nhiều loại sản phẩm cho giá trị kinh tế cao. Nhưng đồng thời cũng vất vả nhất do phải đầu tư nhiều về ao, thức ăn, công sức… Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Giá trị kinh tế thấp hơn cá nhưng cao hơn lúa ngô khoai sắn. Ruộng thì phổ biến hơn cả, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Cũng vì vậy mà giá trị kinh tế thấp. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế đồng thời cũng có thể hiểu là độ khó của kĩ thuật khi nuôi trồng canh tác trên ao, vườn, rộng. Tục ngữ của cha ông để lại không chỉ là nhũng kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn là khuyên lời răn dạy về chính con người, tục ngữ ngợi ca: “Một mặt người bằng mười mặt của”. Điều đó hàm nghĩa đề cao giá trị của con người. Của cải đã quý giá (“Quý như vàng”) nhưng con người còn quý hơn. Các lượng từ “một” (mặt người), “mười” (mặt của) chỉ là ước lệ nhằm khẳng định: con người quý giá hơn của cải rất nhiều. Điều đó có cơ sở thực tế là con người chính là đối tượng trực tiếp lao động sản xuất làm ra của cải vật chất. Bởi thế, đây là câu tục ngữ đầy tính nhân văn. Ngợi ca con người, đồng thời, tục ngữ cũng nhắc nhở con người giữ gìn để làm tăng thêm vẻ đẹp của mình: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Răng và tóc là những yếu tố ngoại hình rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta phải biết chăm chút để thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. Các cụ ngàn đời xưa thật uyên thâm, đưa ra cho con cháu rất nhiều lời khuyên bổ ích. Ông cha ta đưa ra cho con cháu lời khuyên rằng, con người không sống lẻ loi, đơn độc mà sống trong mối quan hệ cộng đồng rất lớn, bởi vậy cũng cần biết đến những cách sống đẹp. Đó là sống có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ mình: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Sống biết yêu thương, đoàn kết với tập thể để vượt qua những khó khăn, gian khổ của cuộc sống: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”… Đặc biệt, đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn: Không thầy đố mày làm nên. Học thầy không tày học bạn. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách. Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội. Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.

Natsu Dragneel
7 tháng 3 2021 lúc 23:00

hahahahhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh,eassy

n ta ko làm đc

hahahahaa

 

Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
25 tháng 11 2016 lúc 18:53

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

Eren Jeager
26 tháng 8 2017 lúc 15:29

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Nguyễn Trọng Chiến
Xem chi tiết
Tình Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 4 2023 lúc 10:21

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Bàn luận: 

Chứng minh vai trò của việc học văn hóa: 

+ Giúp cho học sinh có kiến thức để hoàn thành các kì thi

+ Giúp cho học sinh có thêm nhiều hiểu biết, mở rộng tư duy và nhận thức

+ Làm cho xã hội ngày càng phát triển

...

Chứng minh vai trò của việc luyện tập thể dục thể thao:

+ Giúp cho học sinh có kiến thức để hoàn thành các kì thi

+ Giúp cho học sinh được rèn luyện sức khỏe, cải thiện tinh thần

+ Làm cho môi trường học tập ngày càng đa dạng và phong phú các môn học hơn

...

Em có đồng tình với ý kiến đó không (có hay không cũng cần chứng minh em nhé!)

Chứng minh rằng, học sinh không chỉ cần học văn hóa mà còn cần phải học rèn luyện thể dục thể thao nữa:

+ Nếu chỉ học văn hóa mà không rèn luyện thể dục thể thao thì các em rất dễ bị strees, căng thẳng và áp lực

+ Không rèn luyện thể thao sẽ dẫn đến cơ thể ì ạch, lười vận động, gây hại cho sức khỏe

+ Tài năng của học sinh hiện nay không còn chỉ thể hiện qua việc các em giỏi các môn văn hóa mà còn qua các môn thể thao nữa

...

Mở rộng vấn đề:

Bản thân em đã làm gì để có thể học văn hóa và rèn luyện thể thao tốt nhất?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 4 2023 lúc 9:57

Một số ý:

- Tác hại của việc không tập luyện thể thao:

+ Sức khỏe giảm sút, tinh thần nặng nề khó học tập.

+ Cơ thể trở nên ì ạch, không thoải mái về tinh thần cũng rất khó đưa kiến thức vào đầu.

+ Học sinh cần cân đối giữa việc học và tập thể thao.

+ Muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe tốt.

- Dẫn chứng kiếm trên mạng là được.

T.Lam

trương viết minh
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
6 tháng 3 2018 lúc 14:57

Trong cuộc sống con người chúng ta thường gặp những áp lực trong công việc học tập, khiến cho tinh thần mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Những lúc như vậy việc luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp chúng ta có thể sức khỏe để tiếp tục công việc của mình tốt hơn. Chúng ta có thể minh mẫn để giải một bài toán khó nhanh hơn nhờ có tinh thần và thể lực tốt.

Đầu tiên, thể dục thể thao chính là hình thức để con người chúng ta giải trí, thư giãn gân cốt sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng mệt mỏi. Đây là giây phút chúng ta để cho đầu óc của mình được nghỉ ngơi cùng bạn bè, người thân, cùng nhau hòa mình vào một trận bóng đá, hoặc trận cầu lông bóng bàn…Cùng tạo ra những tiếng cười sảng khoái, thú vị.

Trong lúc thi đấu chúng ta có thể hiện hơn về bạn bè người thân của mình, tạo ra sự gắn bó, liên kết trong các mối quan hệ. Tạo ra tinh thần đồng đội cao cùng nhau hướng tới một mục đích chung.

Để xua tan những căng thẳng, mệt mỏi tiếp thêm nguồn lực cho cuộc sống con người cần vận động hoạt động thể dục thể thao. Bởi nó chính là phương pháp rèn luyện sức khỏe vô cùng hiệu quả, có sức khỏe là có tất cả không sức khỏe là không có gì.

Sức khỏe chính là điều quan trọng nhất với một con người. Chúng ta muốn thành công, muốn thể hiện vị trí của mình trong cuộc sống, thì phải có sức khỏe đầu tiên, bởi có sức khỏe tốt chúng ta mới nỗ lực suy nghĩ, phấn đấu lao động tạo ra những thành tựu riêng cho mình trong cuộc sống. Nếu chúng ta yếu ớt suốt ngày nằm một chỗ thì có ước mơ trời biển gì cũng không thực hiện được.

Việc tập luyện thể dục thể thao mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đầu tiên chúng ta được thư giãn tinh thần sảng khoái. Tạo tính đồng đội, tạo ra các mối quan hệ xã hội gắn bó, giúp chúng ta xua tan những giờ phút căng thẳng mệt mỏi.

Ngoài ra, tập thể dục thể thao còn làm chúng ta có thêm sức khỏe, khi cơ thể khỏe mạnh chúng ta sẽ có sinh lực, ý chí để nghĩ ra nhiều thứ sáng tạo, ý tưởng giúp chúng ta thực hiện giấc mơ của mình. Khi có sức khỏe chúng ta có thể học tập tốt hơn minh mẫn, thông minh hơn.

Thể dục thể thao làm tăng cường cơ bắp, tăng cường chiều cao… tạo nên một vóc dáng khỏe mạnh, đẹp mắt khiến chúng ta trở nên nhanh nhẹn hoạt bát hơn, khiến chúng ta tự tin hơn với hình thể của mình trong cuộc sống, giúp lưu thông máu tốt hơn tránh được nhiều bệnh tật thường gặp ở người trung niên, cao tuổi như mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp…

Có rất nhiều hình thức để chúng ta có thể hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, đá bóng, đánh cầu, tập Gym…tùy theo độ tuổi mà chọn lựa những môn thể dục thể thao phù hợp với mình.

Muốn đạt hiệu quả tốt chúng ta nên kiên trì luyện tập, và nhẫn nại trong thời gian dài sẽ có kết quả như mong muốn không nên tập luyện theo kiểu ngẫu hứng lúc có lúc không, sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.

Bích Ngọc Huỳnh
6 tháng 3 2018 lúc 15:01

+Mở Bài:Giới thiệu chung : Trong cuộc sống con người chúng ta thường gặp những áp lực trong công việc học tập, khiến cho tinh thần mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Những lúc như vậy việc luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp chúng ta có thể sức khỏe để tiếp tục công việc của mình tốt hơn. Chúng ta có thể minh mẫn để giải một bài toán khó nhanh hơn nhờ có tinh thần và thể lực tốt.

*Thân Bài : Dẫn dắt đến từng bộ phận :

+ Đầu tiên, thể dục thể thao chính là hình thức để con người chúng ta giải trí, thư giãn gân cốt sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng mệt mỏi.

Đây là giây phút chúng ta để cho đầu óc của mình được nghỉ ngơi cùng bạn bè, người thân, cùng nhau hòa mình vào một trận bóng đá, hoặc trận cầu lông bóng bàn…Cùng tạo ra những tiếng cười sảng khoái, thú vị.

Trong lúc thi đấu chúng ta có thể hiện hơn về bạn bè người thân của mình, tạo ra sự gắn bó, liên kết trong các mối quan hệ. Tạo ra tinh thần đồng đội cao cùng nhau hướng tới một mục đích chung.

Để xua tan những căng thẳng, mệt mỏi tiếp thêm nguồn lực cho cuộc sống con người cần vận động hoạt động thể dục thể thao. Bởi nó chính là phương pháp rèn luyện sức khỏe vô cùng hiệu quả, có sức khỏe là có tất cả không sức khỏe là không có gì.

thể dục thể thao với sức khỏe con người

thể dục thể thao với sức khỏe con người

Sức khỏe chính là điều quan trọng nhất với một con người. Chúng ta muốn thành công, muốn thể hiện vị trí của mình trong cuộc sống, thì phải có sức khỏe đầu tiên, bởi có sức khỏe tốt chúng ta mới nỗ lực suy nghĩ, phấn đấu lao động tạo ra những thành tựu riêng cho mình trong cuộc sống. Nếu chúng ta yếu ớt suốt ngày nằm một chỗ thì có ước mơ trời biển gì cũng không thực hiện được.

Việc tập luyện thể dục thể thao mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đầu tiên chúng ta được thư giãn tinh thần sảng khoái. Tạo tính đồng đội, tạo ra các mối quan hệ xã hội gắn bó, giúp chúng ta xua tan những giờ phút căng thẳng mệt mỏi.

Ngoài ra, tập thể dục thể thao còn làm chúng ta có thêm sức khỏe, khi cơ thể khỏe mạnh chúng ta sẽ có sinh lực, ý chí để nghĩ ra nhiều thứ sáng tạo, ý tưởng giúp chúng ta thực hiện giấc mơ của mình. Khi có sức khỏe chúng ta có thể học tập tốt hơn minh mẫn, thông minh hơn.

Thể dục thể thao làm tăng cường cơ bắp, tăng cường chiều cao… tạo nên một vóc dáng khỏe mạnh, đẹp mắt khiến chúng ta trở nên nhanh nhẹn hoạt bát hơn, khiến chúng ta tự tin hơn với hình thể của mình trong cuộc sống, giúp lưu thông máu tốt hơn tránh được nhiều bệnh tật thường gặp ở người trung niên, cao tuổi như mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp…

Có rất nhiều hình thức để chúng ta có thể hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, đá bóng, đánh cầu, tập Gym…tùy theo độ tuổi mà chọn lựa những môn thể dục thể thao phù hợp với mình.

*Kết Bài: Muốn đạt hiệu quả tốt chúng ta nên kiên trì luyện tập, và nhẫn nại trong thời gian dài sẽ có kết quả như mong muốn không nên tập luyện theo kiểu ngẫu hứng lúc có lúc không, sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.

Minh Triết Nguyễn
Xem chi tiết