1. Những nơi nào diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trương? (Hai lần khởi binh)
2. Sau khi giành độc lập Hai Bà Trưng đã làm gì?
câu 2:a,Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X?
b,trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Khởi nghĩa Bà Triệu
Khởi nghĩa Lý Bí
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Khởi nghĩa Phùng Hưng
b) Tham khảo
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:
+ Mùa Xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
+ Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).
+ Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
+ Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự quyết liệt trong gần 1 năm, nhưng do thế giặc mạnh, nên buộc phải rút quân về Hát Môn; Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết (năm 43); cuộc khởi nghĩa thất bại.
Tham khảo
a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Khởi nghĩa Bà Triệu
Khởi nghĩa Lý Bí
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Khởi nghĩa Phúng hưng
b)- Diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:
+ Mùa Xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
+ Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh).
+ Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
+ Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự quyết liệt trong gần 1 năm, nhưng do thế giặc mạnh, nên buộc phải rút quân về Hát Môn; Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết (năm 43); cuộc khởi nghĩa thất bại.
1/Nguyên nhân nào Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa diễn biến kết quả của cuộc khởi nghĩa đó ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi
2/Lý Bí làm gì sao thắng lợ của cuộc khởi nghĩa ? Ý Nghĩa tên nước vạn xuân là gì?
giúp mk với nha
mai mk kiểm tra rồi
cần gấp
câu1:
Do sự bóc lột tàn bạo của nhà hán nên hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa.vì cuộc khởi nghĩa hai bà trưng được nhân dân hưởng ứng.
câu 2:
lý bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là vạn xuân, niên hiệu là thiên đức.ý nghĩa tên nước vạn xuân là mong muốn đất nước được trường tồn mãi mãi.
1/Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán.
Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến xuống Cổ Loa, Luy Lâu.
Kết quả:
Tô Định hốt hoảng bỏ trốn về Nam Hải. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
2/Khi Lí Bí khởi nghĩa được hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng, đạo quân lớn võ nghệ cao cường nên Lí Bí dành thắng lợi. Lí Bí dặt tên nước là Vạn Xuân vì Lí Bí mong muốn đất nước luôn được trường tồn, độc lập.
câu 1: + Căm ghét bọn đô hộ
+ Thi Sách chồng bà TRưng Trắc bị giết
+ Trả nợ nước, thù nhà. Diễn biến trong sách giáo khoa
Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi
vì được nhân dân ủng hộ.
2. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Lý Nam Đế , đặt tên nước là vạn xuân., dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt niên hiệu là Thiên Đức; thành lập triều đình với hai ban văn võ
Lý Bí mong muốn nước ta hòa bình với hàng vạn mùa xuân.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như thế nào?
A. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh; Trưng Trắc lên ngôi vua đóng đô tại đây
B. Từ Mê Linh, quân khởi nghĩa tiến đánh Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định bị giết tại trận
C. Được nhân dân nhiệt tình ảnh hưởng, quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm Cổ Loa, đập tan tận gốc rễ chính quyền đô hộ
D. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh, rồi Cổ Loa và Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như thế nào?
A. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh; Trưng Trắc lên ngôi vua đóng đô tại đây
B. Từ Mê Linh, quân khởi nghĩa tiến đánh Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định bị giết tại trận
C. Được nhân dân nhiệt tình ảnh hưởng, quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm Cổ Loa, đập tan tận gốc rễ chính quyền đô hộ
D. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh, rồi Cổ Loa và Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước
-Năm 111 trước công nguyên , nhà Hán thống trị Âu Lạc làm 3 quận : .................................... -Nhà Hán hợp nhất 6 quận của Trung Quốc với 3 quân nước ta thành :.................................... -Phân biệt : +Giao Châu +Giao Chỉ +Châu Giao -Năm 179 Triệu Đà chia Âu Lạc thành mấy quận? -Bà Trưng đã làm gì khi giành được độc lập ? -Trình bày cuộc khởi nghĩa bà Triệu nổ ra năm 248 tại Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa . -Nhân dân ta lập đền thờ hai bà TRưng có ý nghĩa gì? -Nước Âu Lạc ra đời từ thế kỉ II-I TCN có gì thay đổi ?
Sau khi giành được độc lập, Hai Bà Trưng đã làm gì?
- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán.
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.
tk nha
hai bà trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập ? em có nhận xét gì về những việc làm đó
Hai Bà Trưng đã :
+ Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công
+ Các Lạc tướng được giữ chức quyền cai quản các huyện
+ Hai bà xá thuế 2 năm liền cho dân
+ Bãi bỏ những luật pháp của chính quyền đô hộ.
- Em thấy: hai bà thật sự vô cùng yêu nước, vì dân, vì lợi ích của dân tộc, hết sức dũng cảm và đầy dũng khí, tuy là phụ nữ nhưng có 1 lòng yêu nước nồng nàng, đã có ước nguyện đánh tan giặc để đem lại bình yên, ấm no cho đất nước,,...Hai bà đáng được Tôn kính bởi những việc mà họ đã làm để bảo vệ quê hương.
Tick nha?
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
- Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của nhân dân ta từ năm 40 đến thế kỉ IX.
+ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
+ Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
+ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan...
Câu hỏi ôn tập:
1. Năm 179 TCN, sau khi chiếm nước ta, Triệu Đà chia nước ta thành mấy quận ?
2. Âm mưu thâm độc nhất trong chính sách cai trị của nhà Hán là gì ?
3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra theo sơ đồ nào ?
4. Tướng giặc Hán đã nếm lấy thất bại trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phải chạy trốn về nước, đó là ai ?
5. Hai Bà Trưng đã bị thất bại trên đất Cấm Khê vào thời gian nào ?
6. Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu năm 248 diễn ra ở đâu ?
7. Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước ta là Vạn Xuân ?
8. Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế giao quyền chỉ huy cao nhất vào thời gian nào ?
9. Vùng đầm lầy Dạ Trạch, Hưng Yên là căn cứ kháng chiến của ai ?
10. Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được phong tục, tập quán gì ? Nêu ý nghĩa.
1.
- Theo sử sách , Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Châu
2.
- Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...
4.
- Tướng giặc Hán đã nếm lấy thất bại trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phải chạy trốn về nước, đó là Tô Định
5.
- Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê vào tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch)
6.
- Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu năm 248 diễn ra ở Cửu Chân
7.
- Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước ta là Vạn Xuân vì : Mong muốn sự trường tồ của dân tộc, khẳng định ý chí độc lập, tự chủ, đất nước thanh bình, tươi đẹp như vạn mùa xuân
8.
- Năm 548, Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lạo, ông giao ủy quyền cho Triệu Quang Phục là con của quan thái thú Triệu Túc (Tiền Lý)
9.
- Vùng đầm lầy Dạ Trạch, Hưng Yên là căn cứ kháng chiến của Triệu quang Phục
10.
-
- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…
- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.