Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phác Pi Sà
Xem chi tiết
Đinh Hà
26 tháng 4 2016 lúc 12:21

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).

Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

=>CHÚC BẠN HỌC TỐT   haha=>CỐ GẮNG LÊN

Đinh Hà
26 tháng 4 2016 lúc 12:31

 

Nguyên nhân: từ đầu thế kỉ XVI nhà nước Lê sơ bước vào thời kì suy yếu (thể hiện ở sự ăn chơi xa xỉ của vua, quan, mâu thuẫn nội bộ sâu sắc...) là nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân khởi nghĩa ở đầu thế kỉ XVI.

Diễn biến:

Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).

Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.

Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

ĐƯỢC RỒI NHÉ!

Phác Pi Sà
26 tháng 4 2016 lúc 12:23

Bạn có thể nêu cụ thể nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa giúp mk đc ko?

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 16:32

Tham khảo

- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

Hoàng Phú Lợi
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
23 tháng 2 2022 lúc 20:35

TK

 - Khởi nghĩa Trần Tuân ( cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

    - Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

    - Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

    - Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

thuy cao
23 tháng 2 2022 lúc 20:36

Tham khảo:

- Khởi nghĩa Trần Tuân ( cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội). - Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa. - Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo. - Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

phung tuan anh phung tua...
23 tháng 2 2022 lúc 20:36

Refer

- Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.- Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.  

EL PULGA
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Diễm
21 tháng 3 2022 lúc 20:32

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa

Quỳnh Anh Lê
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
12 tháng 4 2022 lúc 21:04

tham khảo nha

undefined

sky12
13 tháng 4 2022 lúc 9:31

 Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX

Nguyên nhân:

- Cuộc sống của nhân dân khổ cực,lầm than vì bị địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất,quan lại tham nhũng,to thuế phục dịch nặng nề

- Nạn dịch bệnh,nạn đói hoành hành khắp nơi

Mục tiêu:

- Vùng lên chống lại địa chủ,quan lại,chống lại những áp bức cường quyền của triều đình nhà Nguyễn đối với dân chúng \(\Rightarrow\)Cải thiện đời sống của nhân dân

Lực lượng tham gia:

- Đông đảo các tầng lớp tham gia 

Quy mô:

- Rộng khắp cả nước từ Bắc chí Nam,từ miền xuôi đến miền ngược

Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
21 tháng 4 2016 lúc 10:42

Câu 1: - Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Mình (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

​Câu 2: Công lao của Nguyễn Huệ trong phong trào khởi nghĩa Tây Sơn

- Nguyễn Huệ là người lãnh đạo tài tình có nhiều chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)

- Tiêu diệt quân Xiêm (1785)

- Lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. (1788)

- Chống quân Thanh xâm lược. (1788 - 1789)

Câu 3: Những thành tựu nghệ thuật:

- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Tây Phương,...

- Sân khấu tuồng chèo phát triển.

- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: tranh Đông Hồ

- Văn nghệ dân gian phát triển.

Hà Như Thuỷ
19 tháng 4 2016 lúc 18:23

Nam Sơn hay Lam Sơn

Đỗ Thị Hà
19 tháng 4 2016 lúc 18:41

Cả 2 nhé bạn

Lê Hùng Cường
Xem chi tiết
Trần Thu Hằng
24 tháng 3 2016 lúc 23:59

* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)

- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)

* Ý nghĩa lịch sử:

- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi

- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.

- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.

- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.

- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.

* Bài học kinh nghiệm:

- Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.

- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077)

- Kháng chiến trường kì thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện qua hầu hết các cuộc kháng chiến.

- Chủ động tấn công như trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công, thực hiện "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.

Minh Hiền Trần
25 tháng 3 2016 lúc 0:01
Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩaThời gianQuân xâm lượcNgười chỉ huyChiến thắng lớn
Tiền Lê981TốngLê HoànBạch Đằng, Chi Lăng
1075 - 1077 TốngLý Thường KiệtNhư Nguyệt
Trần1258, 1285, 1287 - 1288Mông - NguyênCác vua Trần, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo...Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng
Hồ1407MinhHồ Quý LyThất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn1418 - 1427MinhLê Lợi, Nguyễn TrãiTốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang

 

*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và truyền thống dấu tranh giành độc lập dân tộc tốt đẹp của nhân dân ta.

 

Tiểu Kì Nhi
Xem chi tiết
Linh Linh
18 tháng 1 2019 lúc 21:21

Nguyễn Trãi đã ra đời và đã sống với đất nước, với dân tộc, với nhân dân; Nguyễn Trãi, người anh hùng vào hàng số một của cuộc khởi nghĩa Lam sơn, quét sạch quân Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Trãi người sáng tác ra bản “Thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”:
                                   Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
                                   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
  Hơn 600 năm qua, lịch sử nước ta:
                                    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.
                                    Song hào kiệt đời nào cũng có
      Nguyễn Trãi chính là hào kiệt trong số những hào kiệt đó. Đúng như Nguyễn Đăng Tĩnh, trong bài tựa Ức Trai di tập đã nhận định: “ Ở nước ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần…đời nào cũng có những anh hùng mở nước và giữ nước nhưng tìm một người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm
      Một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao xuất sắc, một nhà tư tưởng văn hóa tiêu biểu cho những truyền thống ưu tú nhất của dân tộc, một nhà văn nhà thơ để lại những áng văn chương “làm vẽ vang cho đất nước”, một tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức và nhân phẩm…Tất cả những mệnh đề trên đây góp lại đều đúng với Nguyễn Trãi.


    Có thể nói, Nguyễn Trãi là kết tinh cao đẹp nhất cả tài năng và khí phách của dân tộc trong thời đại ông và mãi sau này.Nguyễn Trãi không sợ thời gian. Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong tâm trí và tình cảm của người Việt Nam.
     Nhớ Nguyễn Trãi, chúng ta nhớ người anh hùng cứu nước, người cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “Bình Ngô”, người thảo “ Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi là một người yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ, thiết tha, với tâm hồn và khí phách của người anh hùng. Đối với Nuyễn Trãi yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân đem lại thái bình cho dân, cho mọi người. Triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân.
     Nguyễn Trãi suốt đời mang một hoài bão lớn: làm gì cho dân. Bắt đầu  Bình Ngô đại cáo có câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” chữ ‘an” ở đây có nghĩa là an cư lạc nghiệp, cùng một ý với câu cuối cùng của Bình Ngô đại cáo : “ Nền thái bình muôn thuở”.
     Nguyễn Trãi là  người anh hùng cứu nước, đồng thời là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của nước ta. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi bao gồm nội dung phong phú. Các tác phẩm ông viết trong khoảng bốn mươi năm đầu thế kỉ XV, tức là trong giai đoạn lịch sử sôi sục của cuộc kháng chiến chống Minh và tiếp đó là xây dựng tổ quốc được giải phóng và phục hưng nền văn hiến của dân tộc.

    Là một chiến sĩ của độc lập dân tộc, là một người đấu tranh vì quyền lợi của nhân nhân, Nguyển Trãi đã thể hiện trong tác phẩm của mình tinh thần của nền văn hóa việt, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của dân Việt. Nguyễn Trãi đã gắn văn chương với sự nghiệp, gắn việc làm văn với nhiệm vụ làm người. Văn chương không tách rời hành động “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, văn chương gắn liền với phẩm chất “có nhân, có trí, có anh hùng”. Và ông đã nói về ý nghĩa chiến đấu của văn chương khi nhắc đến các bức thư gửi giặc Minh như sau:
                                       Đao bút phải dùng tài đã vẹn,
                                         Chỉ thư nẩy chép việc càng chuyên. 
                                         Vệ Nam mãi mãi ra tay thước,
                                         Điện Bắc đà đà yên phận tiên.
                                                          ( Bảo kính cảnh giới, bài số 6)
       Ông đã dùng “đao bút” viết “chỉ thư” tức là những bài văn tờ lệnh mà người đời sau gọi là Quân trung từ mệnh, “cố ra tay thướt” có nghĩa là tỏ tài khéo mà chiến đấu với tư tưởng ngoan cố của quân giặc, góp phần “vệ Nam”, tức bảo vệ nước Nam, và “điện Bắc”, tức là dẹp yên giặc Bắc. Nguyễn Trãi quả là có ý thức về  tính chiến đấu của văn chương, và đã tự hào là mình biết dùng ngòi bút là vũ khí.
      Tự hào về vai trò của người cầm bút, Nguyễn Trãi lại nhấn mạnh khả năng của văn nghệ. Văn nghệ phải giúp cho người đời nhìn hiện thực một cách phong phú hơn, sâu sắc hơn.. Nguyễn Trãi đã từng làm như vậy trong tác phẩm của mình. Và ông đã phát biểu về vấn đề như sau:
                               Nhàn lai vô sự bất thanh nga,
                               Trần ngoại phong lưu tự nhất gia.
                               Khuê bích thiên trùng khai điệp hiến,
                               Pha lê vạn khoảnh vạn tình ba.
                               Quản huền tào lạp lâm biên điểu 
                               La ỷ phương phân ổ lý hoa.
                              Nhãn để nhất thời thi liệu phú,
                               Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa .”
                                                                               (Hỷ đề)
 Nghĩa là :
                        Khi nhàn thì không gặp sự việc gì thì không ngân nga,
                        Ngoài cõi bụi, phong lưu tự thành một nhà.
                        Núi lớp lớp giăng nghìn trùng ngọc khuê ngọc bích,
                       Nước phẳng lặng bày muôn khoảng treong như pha lê.
                        Đàn sáo rôn rịp như chimhot1 bên rừng, 
                        Gấm vóc rực rỡ là hoa nở trong khóm.
                       Trong đáy mắt một lúc nguồn thi liệu dồi dào,
                       Nhà thơ và đời người ai có nhiều hơn ai” 
                       Qủa thật, văn nghệ làm cho thế giới cao rộng và đáng yêu hơn!


       Nguyễn Trãi, trong tác phẩm của mình, kể cả trong các tác phẩm chính luận, luôn có cái nhìn xa rộng, thấu đáo sâu sắc với thiên nhiên, xã hội, đối với cuộc sống của đất nước, của nhân dân. Ông đề cao tác dụng của văn nghệ,  đồng thời lại có yêu cầu cao đối với văn nghệ đối với người làm văn nghệ. Yêu cầu ấy trước hết là : Văn nghệ phải gắn bó mật thiết với đời sống  của quảng đại quần chúng. Mà chính sự nghiệp văn học của nguyễn trãi được xây dựng trên mối quan hệ mật thiết giữa văn học và đời sống. Ông đã từng phát biểu nhân trình vua Lê Thái Tông  quan niệm của mình về nền âm nhạc: “ Thời loạn thì dụng võ, thời bình thì dụng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, âm thanh là văn của nhạc”. Bản thân Nguyễn Trãi đã thể nghiệm điều ấy. Là một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ kiên cường, ông đã suốt đời đấu tranh vì lợi ích của tổ quốc, của dân tộc. Ông viết để phục vụ cuộc đấu tranh ấy. Và cũng vì thế ông đã có cái “gốc” để sáng tạo ra nhiều tác phẩm hay. Có thể nói rằng, vai trò lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học nghệ thuật của nước ta trước hết là ở những quan điểm của ông. Mang tầm vóc của một nhà văn lớn. Ông đã đóng góp đáng kể vào kho tàng lý luận văn học nghệ thuật của dân tộc.


              Bình Ngô đại cáo qua các bức thư gửi tướng tá quân xâm lược đến thơ chữ Hán và chữ Nôm…ngòi bút thần của Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao của nghệ thuật.
        Bình Ngô đại cáo là một ca khúc hùng tráng bất hủ của dân tộc ta. Hãy nghe Nguyễn Trãi lên án giặc ngoại xâm:
                             Tát cạn nước Đông- hải, khôn rữa sạch tanh hôi,
                            Chặt hết Trúc Nam sơn, khó ghimnđầy tội ác
                              …
                            Nghĩ khó đội trời cùng quân địch,
                           Thề không chung sống sống với giặc thù.
    Và đây là mấy câu thơ diễn tả thế thắng của quân ta:
                           Voi uống mà cạn hết nước sông,
                          Gươm mài mà khuyết mòn đá núi.
                          Cứu binh hai lộ kéo sang, chữa quay chân đã bại
                          Cùng khấu các thành khiếp sợ, đều cởi giáp ra hàng,
                          Tướng giặc bị tù, vẫy đuôi cọp đói cầu thương hại.
                         Uy thần chẳng giết, thể lượng trời đức hiếu sinh.
    Rồi đến đoạn cuối, lúc dẹp giặc xong:
                        Nước nhà từ nay bền vững
                        Non sông bởi đó đẹp tươi,
                        Càn khôn bĩ cực thái lai,
                        Nhật nguyệt tối rồi sáng tỏ
                        Để mở nền thái bình muôn thuở,
                        Để rửa điều hở thẹn nghìn thu.
          Những bức thư gởi tướng tá giặc trong Quân trung từ mệnh tập mà Phan Huy Chú cho là “có sức mạnh như mười vạn quân” là một tài năng hùng biện.          Hãy nghe Nguyễn Trãi kể tội Phương Chính:
               “Bảo mày giặc dữ Phương Chính: Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cành. Nay bọn mày chỉ chuyên lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương. Việc ấy trời đất không dung, thần dân đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua”.
         Nguyễn Trãi không quên bọn ngụy quân và ngụy quan lúc bấy giờ; trong bức thư gởi chúng, Nguyễn Trãi viết:
             “Người xưa có nói:“Qụa đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống nữa là người?...Quân ta đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cõng địu nhau mà kéo đến theo ta. Bọn các ngươi nếu biết sửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng thì không hững rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các người lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sự, thì khi hãm thành tội ác các người tất nặng hơn giặc Ngô đấy’


            Phải nói rằng, Nguyễn Trãi một mặt vạch tội ác quân xâm lược, và kiên quyết đánh chúng, mặt khác luôn luôn cố gắng hết sức mình để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh cứu nước một cách đỡ tổn thất nhất, đồng thời sớm khôi phục bang giao bình thường với nhà Minh. Trong bức thư gửi Vương Thông, người chỉ huy quân xâm lược, Nguyễn Trãi đem hết tài hùng biện của mình để chỉ rõ thế tất bại của địch. Nguyễn Trãi kể sáu điều tất bại ấy như sau: điều 1: quân địch ngày càng suy yếu; điều hai: viện binh sẽ bị tiêu diệt; điều 3: quân của vua Minh phải điều lên phương Bắc để phòng quân Nguyên; điều 4: người dân Trung Quốc bị gánh nặng chiến tranh đè nén trở nên chán nản; điều 5: nội bộ triều Minh không hòa, xương thịt lẫn nhau; điều 6: quân ta trên dưới một lòng.
             Nguyễn Trãi quả thật là một nhà chính trị có tầm cao xa, rộng lớn, đồng thời là một nhà ngoại giao khôn khéo. Ở nguyễn Trãi tài và đức thật vẹn toàn. Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam ít có nhân vật tài đức vẹn toàn như Nguyễn Trãi. Trong suốt cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, Nghuyễn Trãi lúc nào cũng là mưu sĩ số một của Lê Lợi. Lê lợi đã dùng “Bình Ngô sách” của Nguyễn Trãi làm cơ sở cho chiến lược, chiến thuật của nghĩa quân Lam Sơn. Dương Bá Cung đã nhận rằng: “Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do công sức của Nguyễn Trãi
              Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử duy nhất đã tự mình viết lên những tư tưởng chính trị, quân sự và đạo đức của mình. Về văn học, thơ chữ Hán và chữ Nôm của ông đã thất lạc hoặc ít hoặc nhiều. nhưng về chính trị và quân sự, tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Quân trung từ mệnh tập là tác phẩm kết tinh tư tưởng chính trị và quân sự của ông. Bài Bình Ngô đại cáo bất hủ vừa là bản anh hùng ca của dân tộc làm phấn khởi và vẻ vang cho dân tộc, vừa là bản tổng kết đanh thép cuộc khởi nghĩa trường kì, gian khổ và thắng lợi chống quân Minh xâm lược.
               Về thơ của Nguyễn Trãi, chữ thơ Nôm của Nguyễn Trãi là vốn quý của văn học dân tộc. Bình về thơ tưởng không hay bằng việc đọc hai câu thơ sau:
                              Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi,
                              Đem thanh nguyệt bạc, khách lên lầu…
            Thơ của Nguyễn Trãi hay là như vậy! những vần thơ là tâm hồn của ông trong sáng và đầy sức sống. Có người nói thơ Nguyễn Trãi buồn vì đời của Nguyễn Trãi buồn. Thơ Nguyễn Trãi có bài buồn, có câu buồn, vì lẽ gì chúng ta đều biết, nhưng cả tập thơ Nguyễn trãi là tập thơ của con người yêu đời, yêu người, tâm hồn của Nguyễn Trãi sống một nhịp với non sông đất nước vui tươi.
           Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi đã ca ngợi Ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gát vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…” Nguyễn Trãi không phải là ông tiên, Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc......

My Love bost toán
18 tháng 1 2019 lúc 21:22

mik sẽ giúp bạn nếu bạn nói: tôi ghét BTS

___________________
_______________
dc ko

Cô nàng Thiên Bình dễ th...
18 tháng 1 2019 lúc 21:22

 Công lao của Lê Lợi :

+ Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược 
+ Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh 
+ Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng 
+ Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đanh 
+ Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm 
+ Trong công cuộc xây dựng lại đất nước, với thời gian trị vì quá ngắn ngủi (5 năm), Lê Lợi chưa làm được nhiều việc lắm. Nhưng những hoạt động với cương vị hoàng đế đầu tiên của triều Lê đó đã đặt cơ sở vững vàng cho việc khẳng định nền độc lập - thống nhất quốc gia, công cuộc phục hưng đất nước và một bước phát triển mới của chế độ phong kiến.

- Công lao của Nguyễn Trãi : là quân sư , người pho tá đắc lực của Lê Lợi , góp công sức không nhỏ vào chiến thắng của cuộc khởi nghĩa .

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 18:57

- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.