Làm bay hơi 500 ml dung dịch HNO3 20%(D=1,20 g/ml) để chỉ còn 300g dung dịch .Tính C% .
Bài 6: Làm bay hơi 500ml dung dịch HNO3 20%(D = 1,20g/ml) để chỉ còn 300g dung dịch. Tính nồng độ % của dung dịch này.
Ta có: mddHNO3(ban đầu)= 500. 1,20=600(g)
=> mHNO3= 20%. 600=120(g)
=> C%ddHNO3(sau)= (120/300).100 = 40%
có 500ml dung dịch HNO3 20% (d= 1,2g/ml) được làm bay hơi chỉ còn lại200g dung dịch . tính C% dung dịc sau khi bay hơi
mdd HNO3 = 500x1,2= 600g
=> mHNO3=\(\dfrac{m\text{dd}.C\%}{100\%}\)= \(\dfrac{600.20\%}{100\%}\)=120g
C% dd lúc sau= \(\dfrac{120}{200}\).100%=60%
Câu 6 (2 điểm) Làm bay hơi từ từ 200 ml dung dịch FeSO4 (D = 1,1 gam/ml), thu được 83,4 gam tinh thể FeSO4.7H2O. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch FeSO4 ban đầu.
Câu 7 (3 điểm) Làm lạnh 500 gam dung dịch MgCl2 37,5% từ 60oC xuống 10oC, tính khối lượng tinh thể MgCl2.6H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết rằng độ tan của MgCl2 trong nước ở 10oC là 53 gam.
Câu 6:
\(m_{dd.bđ}=1,1.200=220\left(g\right)\)
\(n_{FeSO_4.7H_2O}=\dfrac{83,4}{278}=0,3\left(mol\right)\Rightarrow n_{FeSO_4}=0,3\left(mol\right)\)
=> \(C\%_{dd.bđ}=\dfrac{0,3.152}{220}.100\%=20,73\%\)
Câu 7:
\(m_{MgCl_2\left(dd.ở.60^oC\right)}=\dfrac{500.37,5}{100}=187,5\left(g\right)\)
=> \(m_{H_2O}=500-187,5=312,5\left(g\right)\)
Giả sử có a mol MgCl2.6H2O tách ra
\(n_{MgCl_2\left(dd.ở.10^oC\right)}=\dfrac{187,5}{95}-a=\dfrac{75}{38}-a\left(mol\right)\)
=> \(m_{MgCl_2\left(dd.ở.10^oC\right)}=95\left(\dfrac{75}{38}-a\right)=187,5-95a\left(g\right)\)
\(n_{H_2O\left(tách.ra\right)}=6a\left(mol\right)\)
\(m_{H_2O\left(dd.ở.10^oC\right)}=312,5-18.6a\)=312,5 - 108a (g)
=> \(S_{10^oC}=\dfrac{187,5-95a}{312,5-108a}.100=53\left(g\right)\)
=> \(a=\dfrac{4375}{7552}\left(mol\right)\)
=> \(m_{MgCl_2.6H_2O}=\dfrac{4375}{7552}.203=117,6\left(g\right)\)
Từ 5 lít dung dịch H2SO4 0,3M làm bay hơi chỉ để còn lại 3 lít dung dịch (gọi dung dịch X). Phải lấy bao nhiêu ml dung dịch X cho phản ứng đủ với kẽm để điều chế 1,568 lít khí H2 ở đktc?
\(Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\\ n_{H_2SO_4}=n_{H_2}=\dfrac{1,568}{22,4}=0,07\left(mol\right)\\ n_{H_2SO_4\left(ban.đầu\right)}=5.0,3=1,5\left(mol\right)\\ V_{ddH_2SO_4\left(lấy\right)}=\dfrac{0,07}{1,5}.3=0,14\left(l\right)=140\left(ml\right)\)
Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì thu được 7,8 gam kết tủa Làm bay hơi hết nước có trong 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol của NO3- trong dung dịch X là
A. 0,3M.
B. 0,6M
C. 0,2M
D. 0,4M
Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Làm bay hơi hết nước có trong 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol của NO3- trong dung dịch X là
A. 0,3M
B. 0,6M
C. 0,2M
D. 0,4M
Đáp án : B
250 ml X phản ứng với 50 ml BaCl2
=> 500 ml X phản ứng với 100 ml BaCl2 => nSO4 = nBa2+ = 0,1 mol
X phản ứng với NH3 => tạo kết tủa Al(OH)3 ( Cu(OH)2 tan trong NH3)
=> nAl3+ = nAl(OH)3 = 0,1 mol
Trong X : Bảo toàn điện tích : 3nAl3+ + 2nCu2+ = nNO3- + 2nSO42-
Laij cos : mmuối X = 27.nAl3+ + 64nCu2+ + 62nNO3 + 96nSO4 = 37,3g
=> nNO3- = 0,3 mol
=> CM(NO3-) = 0,6M
Tính thể tích 2 dung dịch HNO3 10% ( d= 1,06 g/ml) và HNO3 40% (d= 1,25 g/ml) để khi trộn với nhau thu được 2 lít dung dịch HNO3 15% ( d= 1,08 g/ml)
- Gọi thể tích dung dịch cần trộn lần lượt là V1, V2 ( ml , V1, V2 > 0 )
- Áp dụng phương pháp đường chéo ta có :
\(\Rightarrow\dfrac{1,06V1}{1,25V2}=\dfrac{25}{5}=5\)
- Theo bài ra ta có hệ : \(\left\{{}\begin{matrix}1,06V1+1,25V2=2.1,08=2160\\1,06V1-6,25V2=0\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}V1=\dfrac{90000}{53}ml\\V2=288ml\end{matrix}\right.\)
Vậy ...
1. Một dung dịch CuSO4 (gọi là dung dịch X) có khối lượng riêng là 1,6 g/ml. Nếu đun nhẹ 25 ml dung dịch để làm bay hơi nước thì thu được 11,25 gam tinh thể CuSO4.5H2O.
a) Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch X.
b) Lấy 200 gam dung dịch X làm lạnh đến t0C thấy tách ra 5,634 gam tinh thể CuSO4.5H2O. Tính độ tan của CuSO4 ở t0C.
2. Trên hai đĩa cân để 2 cốc đựng 90 gam dung dịch HCl 7,3% (cốc 1) và 90 gam dung dịch H2SO4 14,7% (cốc 2) sao cho cân ở vị trí thăng bằng.
- Thêm vào cốc thứ nhất 10 gam CaCO3.
- Thêm vào cốc thứ hai y gam Zn thấy kim loại tan hoàn toàn và thoát ra V’ lít khí hidro (đktc). a) Viết các PTHH xảy ra.
b) Sau các thí nghiệm, thấy cân vẫn thăng bằng. Tính giá trị y và V’. (Kết quả lấy 3 chữ số sau dấu phẩy)
1)
\(m_{ddCuSO_4\left(bd\right)}=1,6.25=40\left(g\right)\)
\(n_{CuSO_4.5H_2O}=\dfrac{11,25}{250}=0,045\left(mol\right)\)
=> \(n_{CuSO_4}=0,045\left(mol\right)\)
\(C_M=\dfrac{0,045}{0,025}=1,8M\)
\(C\%=\dfrac{0,045.160}{40}.100\%=18\%\)
b)
\(m_{CuSO_4}=\dfrac{200.18}{100}=36\left(g\right)\)
\(n_{CuSO_4.5H_2O}=\dfrac{5,634}{250}=0,022536\left(mol\right)\)
nCuSO4 (tách ra) = 0,022536 (mol)
=> \(m_{CuSO_4\left(dd.ở.t^o\right)}=36-0,022536.160=32,39424\left(g\right)\)
\(m_{H_2O\left(bd\right)}=200-36=164\left(g\right)\)
nH2O (tách ra) = 0,022536.5 = 0,11268 (mol)
=> \(m_{H_2O\left(dd.ở.t^o\right)}=164-0,11268.18=161,97176\left(g\right)\)
\(S_{t^oC}=\dfrac{32,39424}{161,97176}.100=20\left(g\right)\)
1,Cho 0,2 mol CuO tan trong \(CuSO_4\) 20% đun nóng , sau đó làm nguội dung dịch đến 10 độ C .Tính kl tinh thể \(CuSO_4\).5\(H_2O\) đã tách khỏi dung dịch , biết S của \(CuSO_4\) ở 10 độ C là 17,4g/100g \(H_2O\) 2.Tính nồng độ mol/l a) hòa tan 20 g NaOH vào 250 g nc , biết D (nc) =1g/ml coi thể tích dung dịch ko thay đổi b) hòa tan 26,88 lít khí hiđro clorua (đktc) vào 500ml nc thành dung dịch axit HCL , coi như V dung dịch ko thay đổi c) hòa tan 28,6 g \(Na_2CO_3\).10\(H_2O\) vào 1 lượng nc vừa đủ để thành 200ml dung dịch \(Na_2CO_3\) 3. Có 30g dung dịch NaCL 20%.Tính C% dung dịch thu đc khi : - Pha thêm 20g nc -Cô đặc dung dịch để chỉ còn 25g 4. Làm bay hơi 500 ml dung dịch \(HNO_3\) 20%(D=1,20 g/ml) để chỉ còn 300g dung dịch .Tính C% . 5. Cho 14,84 tinh thể \(Na_2CO_3\) vào bình chứa 500 ml dung dịch HCL0,4 M đc dung dịch B . Tính \(C_M\) , C% của các chất trong dung dịch B 6.Đốt cháy hoàn toàn 1 h/ c X , cần dùng ht 10,08 l \(O_2\) (đktc) .Sau khi kết thúc p / ứng thu đc 13,2 gam l \(CO_2\) và 7,2 gam \(H_2O\). Tính CTHH của X ( Biết công thức đơn giản chính là CTHH của X) |
Bài 1:
CuO + H2SO4 ---> CuSO4 + H2O
0,2____0,2_______0,2
mCuSO4 = 0,2.160 = 32g
mH2SO4 = 0,2.98 = 19,6g
mdd H2SO4 bđầu = mH2SO4/20% = 98g
mdd sau p/ứ = 98 + 0,2.80 = 114
mH2O = 114 - 32 = 82g
Gọi x là số mol CuSO4.5H2O tách ra
Cứ 100g H2O hòa tan được 17,4g CuSO4
=> (82-5x.18)g H2O hòa tan được (32-160x)g CuSO4
=> 100.(32-160x) = 17,4(82-5x.18) => x = 0,123mol
Vậy khối lượng CuSO5.5H2O tách ra là: 0,123.250 = 30,71g
Câu 2:
a) nNaOH=20/40=0,5(mol)
VH2O=mdd/D=250/1=250(ml)=0,25(l)
=>CM=0,5/0,25=2(M)
b) nHCl = 26,88/22,4=1,2 (mol)
=>CM = 1,2/0,5=2,4(M)
c)nNa2CO3=n Na2CO3.10H2O = 28,6/286=0,1(mol)
=>CM= 0,1/0,2=0,5(M)