Đề : "Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác" suy nghĩ của em về vấn đề trên(bài)
Đề 1. Khi giao tiếp câu tế nhị và tôn trọng người khác . Hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên
Đề 2. Em hãy nêu suy nghĩ của em về câu nói : " Hạnh phúc của tuổi thơ là được đến trường học
1)
Mỗi con người tồn tại trong cuộc sống này đều là những hạt giống được gieo trồng tồn tại trong cuộc sống. Sống phải thường xuyên giao tiếp với người khác. Có những cách giao tiếp mang lại sự dau khổ và lòng thù hận. Để có một kết quả tốt khi giao tiếp cần phải tế nhị và tôn trọng người khác.Vậy trước hết ta cần phải hiểu được khái niệm “tế nhị” và” tôn trọng”. Tế nhị là một cách ứng xử tỏ ra khéo léo, nhã nhặn, nọi hàm kín kẽ trong quan hệ đối xử biết nghĩ đến những điểm nhỏ thương bị dễ bỏ qua. Tế nhị là phong thái mà mỗi người trong thời đại ngày nay cần có. Hơn nữa tôn trọng là một thái độ đánh giá cao và cho là không vi phạm hay xúc phạm đối với người giao tiếp. Tính e dè là một tính cách bình thường của con người là chất liệu tạo thành tính tế nhị. Tôn trọng nhau là biết coi trọng sự sống của người khác không còn phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ, sang giàu hay nghèo hèn, nông thôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc. Dù là một em bé hay người lớn hơn, tế nhị và tôn trọng vẫn là cách sống đặt hàng đầu. Sống là thường xuyên giao tiếp với người khác nên để có kết quả tốt đẹp khi giao tiếp, mỗi chúng ta nên rèn luyện đức tính đó
Tham khảo:
Mở bài+ Dẫn dắt vào vấn đề.
+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người
Thân bài.Giải thích: - Hạnh phúc là trạng thái, là cảm giác sung sướng nhất của con người vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
- Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo: Nghĩa là đến trường các em không chỉ được trau dồi kiến thức mà còn được nhận tình yêu thương, chăm sóc của thầy, cô.
-> Câu nói đã đề cao vai trò, công lao to lớn vĩ đại của người thầy với cuộc đời mỗi người.
. Phân tích, chứng minh: - Khẳng định sự đúng đắn của vấn đề:
Trong cuộc đời của mỗi người, người thầy có vai trò rất quan trọng.
- Chứng minh:
+ Mỗi trẻ thơ khi đến trường đều được gặp và học một hoặc nhiều thầy cô giáo. Các thầy cô đã truyền dạy cho học trò kiến thức, kĩ năng, dạy đọc, dạy viết, dạy làm văn, làm toán...Dạy cho học trò biết cách học để khám phá kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.
+ Thầy không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn dạy cách làm người, dạy biết điều hay, lẽ phải, dìu dắt nâng đỡ học trò lớn lên hoàn thiện về nhân cách. Dạy trò biết yêu thương người, yêu quê hương đất nước, biết sống nhân ái, đoàn kết, …
Thầy cô còn là những người thắp sáng niềm tin và ước mơ cho học trò để các em biết sống có hoài bão, có lý tưởng...
+ Những điều mà người thầy truyền dạy cho chúng ta sẽ theo ta trong suốt hành trình của cuộc đời.
(lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống, trong văn học để chứng minh)
- “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy được thể hiện trong mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò. - Tuy nhiên bên cạnh một số học sinh biết tôn trọng thầy giáo, cô giáo thì vẫn còn một số học sinh không biết nghe lời, ham chơi, bỏ học, thậm chí còn vô lễ cãi lại lời thầy cô. Một số người thì xúc phạm hoặc cố ý hạ thấp vai trò của người người thầy. Đó thực sự là những học sinh hư, những phần tử xấu, những con người mất nhân cách.
- Để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô, mỗi học sinh phải biết kính yêu, phải biết ơn và tôn trọng thầy cô giáo. Đồng thời phải biết nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức để đền đáp công ơn của thầy cô, ...
Kết bài:
Kết luận vấn đề
Tham khảo:
Bài 1:
Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói là vàng” và lời khuyên; “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường…Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy “không mất tiền mua”, nhưng lựa được lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có được.
Viết bài văn trình bày ý kiến về vấn đề sự cần thiết của việc tôn trọng người khác và mong muốn đc người khác tôn trọng
Tôn trọng người khác là một khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ giữa con người. Nó thể hiện sự đối xử trung thực, cẩn trọng, lịch sự và tình cảm với nhau. Tuy nhiên, hiện nay, không phải ai cũng có thể tôn trọng người khác một cách đúng mực. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ trình bày ý kiến về tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng.
Đầu tiên, việc tôn trọng người khác mang lại cho chúng ta sự lịch sự và chuyên nghiệp. Khi chúng ta hiểu và tôn trọng người khác, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta hiểu và tôn trọng văn hóa, giá trị và quan điểm của người khác. Trong khi đó, việc không tôn trọng người khác có thể khiến chúng ta trở thành những người vô lễ hoặc thiếu cẩn trọng khi xử lý các tình huống giao tiếp với người khác.
Thứ hai, tôn trọng người khác giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt. Khi chúng ta tôn trọng người khác, chúng ta tự động thu hút sự tôn trọng của họ. Người khác sẽ quý trọng chúng ta hơn, họ sẽ cảm thấy tin tưởng và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong cuộc sống nơi mà một mối quan hệ tốt với người khác giúp chúng ta thành công hơn.
Cuối cùng, mong muốn được người khác tôn trọng là điều mà chúng ta nên khao khát. Tôn trọng người khác có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn. Khi chúng ta được người khác tôn trọng, chúng ta có thể thông qua những suy nghĩ, ý kiến và kinh nghiệm của họ để nâng cao khả năng của mình. Ngoài ra, việc được người khác tôn trọng là một cảm giác tuyệt vời và giúp chúng ta cảm thấy vững vàng hơn trong cuộc sống.
Tóm lại, tôn trọng người khác là một giá trị vô giá trong mối quan hệ giữa con người. Việc tôn trọng người khác giúp chúng ta trở nên lịch sự, chuyên nghiệp hơn, xây dựng mối quan hệ tốt hơn và đạt được mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng chúng ta.
ỗi cá nhân không chỉ là một cá thể riêng biệt mà còn nằm trong những mối quan hệ của cộng đồng, xã hội. Lẽ đương nhiên, những mối quan hệ ấy được xây dựng, phát triển dựa trên thái độ cầu thị và ý thức tôn trọng người khác. Có thể nói, tôn trọng người khác là điều kiện tiên quyết, cần thiết để duy trì bất cứ tình cảm nào.
Trước hết, ta cần hiểu rõ về sự tôn trọng. Tôn trọng người khác chính là đưa ra sự đánh giá đúng mực về danh dự và phẩm giá của họ. Khi thấy được những khiếm khuyết, sai lầm của người khác, thay vì chỉ trích, đay nghiến, ta có thể giúp đỡ, góp ý cho họ một cách nhẹ nhàng, tích cực. Sự tôn trọng đối với người khác còn được thể hiện qua việc sẵn sàng chấp nhận, lắng nghe những ý kiến đóng góp về bản thân. Đó cũng là một cách để ta nhìn nhận và hoàn thiện mình.
Có rất nhiều lí do để ta phải tôn trọng người khác. Đầu tiên, sự tôn trọng sẽ đem đến niềm vui, tích cực cho những người xung quanh. Ai cũng có cái tôi cá nhân, đều muốn ý kiến, quan điểm của mình được ủng hộ và chấp nhận. Khi chúng ta tôn trọng đối phương, ta sẽ lắng nghe, nhận xét, góp ý nhẹ nhàng để đối phương có thể hiểu và thay đổi. Nhờ đó, những người xung quanh cũng nhìn nhận và đánh giá ta theo một cách tích cực. Vậy nên, tôn trọng người khác chính là tự tôn trọng bản thân mình, nâng giá trị của mình lên cao hơn. Không chỉ vậy, những hành động tích cực mà ta làm cũng sẽ góp phần tạo nên một cộng đồng văn minh, tốt đẹp, thịnh vượng.
Vậy làm cách nào để ta có thể rèn luyện thái độ tôn trọng người khác? Đó là cả một quá trình rèn luyện, cần nhiều thời gian và công sức. Hãy bắt đầu bằng những hành động hết sức đơn giản như lễ phép với người lớn, biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi" khi cần thiết, tập lắng nghe những góp ý của mọi người,... Chỉ khi ta dành thời gian để rèn luyện, ta mới đạt được thứ mà mình mong muốn. Ngoài ra, con người còn cần phải học cách yêu thương và tôn trọng bản thân. Mỗi người đều là một cá thể riêng biệt với những đặc điểm khác nhau. Việc chấp nhận sự khác biệt, không ngừng nâng cao và hoàn thiện bản thân chính là chìa khóa để ta học cách tôn trọng chính mình.
Tựu chung lại, tôn trọng là thái độ đáng quý. Nó mang đến rất nhiều lợi ích cũng như sự tích cực đến cho xã hội. Chính vì vậy, mỗi người cần học cách tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng những người xung quanh mình.
Nối cột A (tên phương châm hội thoại) với cột B( khái niệm) cho đúng:
Cột A | Cột B |
1. Phương châm về chất | a. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. |
2. Phương châm về lượng | b. Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch ; tránh cách nói mơ hồ. |
3. Phương châm về quan hệ | c. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung ; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. |
4. Phương châm về cách thức | d. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. |
e. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. |
viết bài văn trình bày ý kiến về vấn đề sự cần thiết của việc tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng ( ngắn thôi ah không ngắn quá)
Tham khảo:
Cuộc sống đâu phải chỉ có nỗi buồn, niềm đau. Cuộc sống còn tồn tại những điều kì diệu, đẹp đẽ. Mỗi điều kì diệu, đẹp đẽ ấy giống như một món quà mà loài người dành cho nhau. Sự tôn trọng là món quà mà mỗi người cần dành tặng cho người khác, đó cũng là món quà mà ta luôn mong muốn được nhận về.
Tôn trọng là sự coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của người khác. Từ sự coi trọng ấy mà có thái độ, cách ứng xử hay đánh giá đúng mực đối với họ.
Mỗi người đều có điểm riêng biệt về ngoại hình, học vấn, trình độ.. Tôn trọng người khác là coi trọng cả những điểm riêng biệt ấy. Ai cũng có giá trị riêng của bản thân. Chúng ta cần tôn trọng những giá trị riêng ấy.
Hãy đối xử với người khác như ta muốn họ đối xử với ta là nguyên tắc sống đã trở thành "chân lí". Mình tôn trọng mọi người, mọi người sẽ tôn trọng mình. Tạo nên vòng tròn quan hệ dựa trên tinh thần nhân ái, bao dung, tôn trọng nhau, điều kì diệu nhất định sẽ ghé thăm
tham khảo:
Trong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.
Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.
Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai. Lại có những người khi không đồng tình với quan điểm của người khác thì tìm cách vùi dập, hạ bệ họ… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống và trở thành con người có ích, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình để góp phần khiến cho cuộc sống này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
tham khảo nha mình thấy cái này cũng ngắn ak
https://download.vn/doan-van-nghi-luan-ve-ton-trong-nguoi-khac-55796
viết 7-9 câu bày tỏ suy nghĩ về vấn đề: chúng ta cần hòa đồng gần gũi, nhưng cũng cần có cái riền cho mình đồng thời tôn trọng sự khác biết của mọi người
Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy (khoảng 8 câu) để nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác.
Mỗi người sinh ra chúng ta đều có những sự khác biệt, không ai giống ai. Và việc ngoại hình hay hình thức bên ngoài của mỗi người khác nhau nhưng lại có những người chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. Bạn hãy biết rằng, ngoại hình hay hình thức bên ngoài không phải là điều mà chúng ta có thể tự mình chọn lựa được. Họ sẽ bị tổn thương với những lời chê bai, chế giễu. Điều đó sẽ khiến cho họ sẽ nghĩ đến những điều tiêu cực và làm những hành động tiêu cực, gây tổn thương đến mình và những người xung quanh. Vậy nên chúng ta phải tôn trọng những sự khác biệt về hình thức của mọi người.
viết bài văn trình bày ý kiến về vấn đề sự cần thiết của việc tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng ( ngắn thôi ah không ngắn quá)
Trong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.
Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.
Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.
viết bài văn trình bày ý kiến về vấn đề tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng
Tham khảo:
Cuộc sống đâu phải chỉ có nỗi buồn, niềm đau. Cuộc sống còn tồn tại những điều kì diệu, đẹp đẽ. Mỗi điều kì diệu, đẹp đẽ ấy giống như một món quà mà loài người dành cho nhau. Sự tôn trọng là món quà mà mỗi người cần dành tặng cho người khác, đó cũng là món quà mà ta luôn mong muốn được nhận về.
Tôn trọng là sự coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của người khác. Từ sự coi trọng ấy mà có thái độ, cách ứng xử hay đánh giá đúng mực đối với họ.
Tôn trọng là không đem danh dự, nhân phẩm của người khác ra để giễu cợt, xúc phạm. Bởi nhân vô thập toàn, không ai hoàn toàn tốt, cũng không ai hoàn toàn xấu xa. Nếu người khác chưa tốt, ta có thể góp ý để họ tốt hơn lên, khích lên những mặt tốt trong con người họ. Sự chê bai, đả kích mặt xấu của người khác chỉ gây nên hiềm khích và những xúc cảm tiêu cực. Ngược lại, phát hiện và coi trọng những mặt tốt của đối phương là một cách ứng xử nhân văn thể hiện sự tôn trọng.
Tôn trọng còn là có thái độ đúng mực đối với lựa chọn, quyết định của đối phương về một việc gì đó. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Không ai tồn tại độc lập. Trong công việc tập thể, ý kiến, quyết định của người này có thể ảnh hưởng đến người khác. Nhưng không phải vì vậy mà ta bác bỏ những ý kiến, quyết định trái chiều với mình bằng thái độ phản ứng gay gắt. Ai cũng có quyền tự do ngôn luận và đề xuất cách giải quyết vấn đề. Tôn trọng người khác là lắng nghe và góp ý, chứ không phải đả kích công khai bằng những lới chỉ trích đầy mùi thuốc súng.
Mỗi người đều có điểm riêng biệt về ngoại hình, học vấn, trình độ.. Tôn trọng người khác là coi trọng cả những điểm riêng biệt ấy. Một người có thể không cân đối về ngoại hình, nhưng lại vô cùng hài hước; một người có thể không có học vấn cao, nhưng lại rất biết cách làm cho người khác vui vẻ; một người có thể chỉ làm công việc phục vụ, dọn rác, nhưng lại có tấm lòng nhân hậu.. Ai cũng có giá trị riêng của bản thân. Chúng ta cần tôn trọng những giá trị riêng ấy.
Tôn trọng người khác mang lại những điều vô cùng đẹp đẽ cho cuộc sống này. Tôn trọng người khác giúp chính chúng ta trở nên hạnh phúc, vui vẻ, vì nhìn nhận được giá trị của người khác, vì mang đến niềm vui cho người khác và được mọi người yêu mến. Tôn trọng người khác còn mang lại sự kết nối bền vững với những người xung quanh. Bởi một điều dễ hiểu rằng, không ai muốn kết bạn với người chỉ quen chỉ trích, giễu cợt, coi thường người khác cả. Sự tôn trọng cũng là một trong những viên gạch nền móng giúp ta hoàn thiện nhân cách và có được niềm vui, sự thành công trong cuộc sống. Cách ứng xử của mỗi người với nhau còn có tác động đến tập thể, cộng đồng. Xã hội mà ai nấy đều đối xử với nhau bằng thái độ tôn trọng, đó chẳng phải là một xã hội nhân văn sao? Xã hội mà người này đối với người kia đều chỉ là hiềm khích, coi thường, đó chẳng phải là điều tệ lắm sao? Câu chuyện giả tưởng về cái chết của sáu người trong tình huống bị kẹt nơi một hang lạnh, mỗi người không ai chịu bỏ que củi của mình vào đống lửa sắp tàn chỉ vì không tôn trọng địa vị, màu da.. của nhau chính là minh chứng sinh động cho hậu quả của thái độ ứng xử thiếu tôn trọng và sự nhân văn.
Điều quan trọng nữa là, khi ta tôn trọng người khác, thì người khác cũng tôn trọng mình. Bản thân đối xử với người khác bằng thái độ nhân ái, đúng mực thì mới nhận được những điều tốt đẹp. Ai cũng mong muốn bản thân được tôn trọng. Quy luật của cuộc sống là có cho có nhận. Nên nếu mong muốn bản thân được tôn trọng, thì chính chúng ta cũng phải dành điều tốt đẹp đó đến mọi người.
Thể hiện sự tôn trọng với người khác không khó chút nào. Tử tế, nhã nhặn, phải phép trong giao tiếp; không phân biệt đối xử, không lấy khuyết điểm của người khác làm niềm vui; tôn trọng thói quen, điểm riêng biệt của mỗi người; luôn luôn lắng nghe người khác.. chính là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng và là điều cần làm để ta nhận được sự tôn trọng từ người khác.
Hãy đối xử với người khác như ta muốn họ đối xử với ta là nguyên tắc sống đã trở thành "chân lí". Mình tôn trọng mọi người, mọi người sẽ tôn trọng mình. Tạo nên vòng tròn quan hệ dựa trên tinh thần nhân ái, bao dung, tôn trọng nhau, điều kì diệu nhất định sẽ ghé thăm
Vấn đề 1: Suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.
Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.
“Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. "Nhận lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.
Con người trong cuộc sống sẽ có những lúc không tránh khỏi những tình huống éo le, khó đỡ và phạm phải lỗi lầm. Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình. Lỗi lầm chỉ mang lại cho bản thân những điều tiêu cực như: gây ra tổn thương cho người khác, làm mất lòng tin, chính bản thân ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,… nhưng khi biết sửa lỗi nó sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là những người có bản lĩnh, biết thay đổi để bản thân tốt hơn, xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được học hỏi. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị chỉ trích.
Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.