Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
minh nguyen thi
Xem chi tiết
Đào Thùy Trang
12 tháng 10 2017 lúc 22:14

1, Đặc điểm khí hậu châu Á:

- Khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng: có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu.

- Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là 2 kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á

+ Kiểu khí hậu gió mùa : -Mùa đông lạnh, khô, ít mưa

-Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều

+Kiểu khí hậu lục địa:- Mùa đông khô- rất lạnh

- Mùa hè khô- rất nóng

Cầm Đức Anh
12 tháng 10 2017 lúc 22:27

2 Vì:
-Là nơi tập trung cư trú, phát triển văn hóa lâu đời ven các con sông ( văn minh Lưỡng Hà ở Tây Nam Á ven sông Tigris và Euphrates, văn minh sông Ấn sông Hằng ở Ấn Độ, văn minh Trung Quốc sông Trường Giang, Hoàng Hà)
-Khí hậu dễ chịu, có mưa, có sông để phát triển nông nghiệp,
-Địa hình bằng phẳng nên giao thông thuận lợi trên đất liền, dễ xây dựng đô thị
-Ven biển, xây dựng cảng biển trao đổi thương mại, hàng hóa, truyền bá văn hóa
Thành ra cho dù ven biển hay gặp bão và thiên tai nhưng người dân vẫn cứ đua nhau ra ở gần biển cho sướng. Tổng kết chung lại thì thành phố tập trung thành cụm ở Đông Á ( nhật, Trung quốc, Hàn quốc), Đông Nam Á ( Philippin, Malay, Indo, Thái Lan, Việt Nam), Nam Á ( Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh)., Tây Nam Á.

Pham Nu Kieu Diem
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
30 tháng 12 2016 lúc 13:49

1) Xác định vị trí ,trình bày đặc điểm khí hậu của :

* Môi trường nhiệt đới gió mùa

- Vị trí địa lí Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

* Môi trường nhiệt đới

- Vị trí : Khoảng từ vĩ tuyến 5o đến c hí tuyến ở 2 bán cầu

- Khí hậu :

+) Nóng quanh năm

+) Mưa tập trung vào một mùa

+) Cảng về gần 2 chí tuyến , thời kỳ khô hạn càng kéo dài , biên độ nhiệt càng lớn

2) Dặc điểm khí hậu của :

* Môi trường ôn đới lục địa

Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

* Môi trường Địa trung hải

Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu - đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa. thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.
3) * Ô nhiễm không khí

- Nguyên nhân : Khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện giao thông thải vào bầu khí quyển

- Hậu quả :

+) Gây mưa axit

+) Tăng hiệu ứng nhà kính :

+ Trái Đất nóng lên , băng ở hai cực tan chảy ,mực nước biển dâng cao...

+ Khí hậu toàn cầu biến đổi

+) Thủng tầng ôzôn

- Biện pháp :

+) Giáo dục cộng đồng

+) Kiểm soát khí thải

+) Sử dụng nhiên liệu sạch

+) Hạn chế sự gia tăng phương tiện...

+) Kí nghị định Ki-ô-tô , cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm

* Ô nhiễm nước :

- Ô nhiễm sông ngòi ;

+) Nguyên nhân :

- Nước thải của các nhà máy

- Sử dụng nhiều phân hóa học , thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng

- Chất thải sinh hoạt , nông nghiệp của con người

+) Hậu quả ; Gây các bệnh ngoài da , bệnh đường ruột cho con người ,...

- Ô nhiễm biển và đại dương

+) Nguyên nhân :

- Váng dầu và các dàn khoan trên biển

- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển

- Các chất độc hại theo sông đưa ra biển

+) Hậu quả ; Tạo hiện tượng '' thủy triều đen '' , '' thủy triều đỏ '' làm chết các sinh vật sống trong nước ...

===> Giải pháp : Xử lý nước thải công nghiệp , nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống , sông ,suối ,biển ,...

HUỲNH TÔ ÁI VÂN
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc quỳnh lam
19 tháng 3 2019 lúc 18:32

Câu 1:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

*Đồi núi phần lớn chiếm diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp :

-Đồi núi chiếm tới \(\frac{3}{4}\)diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm \(\frac{1}{4}\)diện tích.

-Trên phạm vi cả nước địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85%, địa hình cao(trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

*Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

-Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

+Hướng Tây Bắc-Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

+Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

*Địa hình của cùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông( đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

*Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

-Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường(hầm đèo Hải Vân).

-Đắp đê ngăn lũ.

-Phá rừng đầu nguồn gây nên hiện tượng đất trượt đá lở, xây dựng nhà máy thủy điện,..

Câu 2:

Đặc điểm chung của biển Đông:

-Chế độ gió: gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng(tháng 10-tháng 4). Các tháng còn lại trong năm ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở Vịnh Bắc Bộ là hướng nam.

+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió đạt từ 5-6m/s và cực đại là 50m/s. Tạo nên sóng nước cao tới 10m hoặc hơn.

-Chế độ nhiệt: mùa hạ mạt, mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 230C.

-Chế độ mưa: lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền. Đạt từ 1100-1300mm/năm. Sương mùa thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

-Chế độ triều: chế độ Nhật triều của Vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống rất đều đặn.

-Độ muối của biển Đông là 30-33%.

Câu 3: Ý nghĩa vị trí:

-Tự nhiên:

+Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa.

+Tính nhiệt đới: do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

+Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông-nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

+Gió mùa: thiên nhiên nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa Châu Á điển hình nên có 2 mùa rõ rệt.

+Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú.

+Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai(bão lũ, hạn hán,..)

-Kinh tế:

+Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực, trên thế giới.

+Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ,..với các nước.

-Văn hóa-xã hội:

+Có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã hội với các quốc gia trong khu vực=> tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 4:

*Giống nhau:

-Đều có các khối núi trên 2000m.

-Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam.

-Đều có dãy núi hướng Tây Bắc-Đông Nam(Con Voi, Tao Đảo, Hoàng Liên Sơn,...)

*Khác nhau:

Tây Bắc Đông Bắc
Độ cao

-Cao hơn Đông Bắc.

-Tây Bắc là vùng núi cao nhất nước ta, núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế.

-Cao trung bình >1000m.

-Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta.

-Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp <1000m.

-Núi cao tập trung ở thượng nguồn sông Chảy với các đỉnh cao trên 2000m:Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.

Hướng núi-Hướng sông

-Hướng chính là hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Hướng chủ đạo là hướng vòng cung.

-Sông ngòi chya3 theo hướng vòng cung.

Hình thái -Núi cao, đồ sộ, đỉnh nhọn, sườn dốc,. -Vùng đồi trung du: đỉnh tròn, sườn thoải

Nguyễn Đặng Thanh Tâm
Xem chi tiết
Dương Ngọc Thúy Anh
9 tháng 11 2023 lúc 20:02

- Đặc điểm sự vận động của Trái Đất quay xung quanh mặt trời là:

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông theo quỹ đạo hình e - líp gần tròn.

- Thời gian chuyển động một vòng là 365 ngày 6 giờ.

- Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất không đổi.

Nguyễn Thùy Linh
9 tháng 11 2023 lúc 19:52

bạn viết ko dấu mik ko đọc đc

Nguyễn Đặng Thanh Tâm
9 tháng 11 2023 lúc 20:12

Trình bày đặc điểm vận động của trái đất quay quanh mặt trời

 nguyen dang khanh hung
Xem chi tiết
Kieu Diem
3 tháng 1 2019 lúc 13:35

Câu 2

Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng nhiều biện pháp như:

- Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất: xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống tự động tưới xoay tròn và tưới phun sương, trồng cây trong nhà kính...

- Ven bờ ruộng, trồng cây chắn gió và giữ nước cho cây trồng.

- Sản xuất chuyên môn hóa với quy mô lớn.

- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.

Kieu Diem
3 tháng 1 2019 lúc 13:34

Câu 1

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:

- Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:

+ So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).

- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

Khoi My Tran
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
18 tháng 11 2016 lúc 0:02

Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.

Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: lượng mưa rất ít; biên độ nhiệt năm rất lớn.

Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.

Bình Trần Thị
18 tháng 11 2016 lúc 0:03

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.

Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi
mùa hạ đến.

 

Vũ Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trịnh Long
13 tháng 7 2020 lúc 15:56

Câu 1:

Lịch sử phát triển tự nhiên của Việt Nam có thể chia là ba giai đoạn lớn:

- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

+ Cách ngày này ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.

+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kun Tom, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu-Hoạt.

+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít oxi.

- Giai đoạn Cổ kiến tạo (phát triển, ổn định, mở rộng lãnh thổ):

+ Cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm.

+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki-mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.

+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.

+ Xuất hiện các khối núi đá vô và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.

+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.

- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện đại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):

+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.

+ Nâng cao địa hình, núi, sông trẻ lại.

+ Hình thành các cao nguyên ba dan và đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bề mặt dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.

+ Sinh vật biển phát triển phong phú và hoàn thiên, xuất hiện loài người trên Trái Đất

Trịnh Long
13 tháng 7 2020 lúc 16:01

Câu 2 :

Ý 1 tự làm

Ý 2:

* Nguyên nhân:

- Lãnh thổ kéo dài,nhiều vĩ độ

- Địa hình đa dạng

-> Tranh chấp về hoàn lưu khí quyển.

Pharaoh Atem
Xem chi tiết
Lê Anh Duy
14 tháng 3 2019 lúc 13:33

- Tỉ lệ dân thành thị của châu Phi không ngừng tăng (từ 33% năm 2000 lên 40% năm 2013). Tốc độ đô thị hóa ở châu lục này khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp. Đó là kết quả của gia tăng dân số tự nhiên cao, cùng với sự di dân từ nông thôn vào các thành phố lớn do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột tôn giáo, chiến tranh.

- Những hậu quả: sẽ làm phát sinh ra nhiều vấn đề về kinh tế, học hành, làm việc, ăn uống, nhà ở, xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột và làm ô nhiễm môi trường.

Yukiharu Marian
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
17 tháng 10 2017 lúc 17:30

Tham khảo xem nhé : Bài 2 : Khí hậu Châu Á | Học trực tuyến

Kieu Diem
15 tháng 10 2019 lúc 21:59

* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
* Giải thích:
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

Diệu Huyền
16 tháng 10 2019 lúc 10:05

Câu 1: Khí hậu châu Á rất đa dạng và phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau:
1- Nhiều đới do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo
- Các đới khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu do kích thước rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa.
- Khí hậu còn thay đổi theo chiều cao

* Các kiểu khí hậu châu Á:

- Các kiểu khí hậu gió mùa châu Á :

+ Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

Kiểu khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á

+ Đặc điểm:

- Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể

- Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều

- Các khí hậu lục địa:

+ Phân bố vùng nội địa: Ôn đới lục địa, Cận nhiệt lục địa

Phân bố ở khu vực Tây Nam Á: Nhiệt đới khô

+ Đặc điểm:

- Mùa đông khô và lanh

- Mùa hạ khô và nóng