Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Đinh
Xem chi tiết
Alan
19 tháng 12 2021 lúc 20:16

Tham khảo:

các nghành công nghiệp ở đới ôn hòa chủ yếu là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. cảnh quan chủ yếu là các trung tâm công nghiệp,vùng công nghiệp,khu công nghiệp. mặc dù có các chiến lược rất thông minh( xã khói bụi tránh xa nơi dân cử sống,..) tuy nhiên môi trường là yếu tố quan trọng để ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu. khu công nghiệp qá nhiều dẫn đến môi trường bị ô nhiễm( nguồn nước, không khí,..) thiếu oxi do khai thác từng để làm khu công nghiệp => ô nhiễm trái đất nnongs lên tầng ozon thủng => tia cực tím chiếu sâu vào trái đất ảnh hưởng đến con ng và động thực vật.

ChiChu
Xem chi tiết
Trần Đình Sanh1
25 tháng 4 2022 lúc 4:52

cho ví dụ về việc làm ô nhiễm môi trường?

 

Doãn Tuấn Huy
Xem chi tiết
nguyến duc khai
6 tháng 5 2022 lúc 21:01
 

- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người,

có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ...)

hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải..).

Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái),

khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:

+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.

+ Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.

+ Sử dụng phân hoá học vượt mức quy định.

+ Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ.

+ Săn bắt động vật quý hiếm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 12:47

Tham khảo:
- Một số ví dụ:
+ Vùng đất đỏ badan và đất xám ở Đông Nam Bộ thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,...).
+ Đất phù sa ở Tây Nam Bộ thuận lợi cho trồng lúa, cây ăn quả.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch và vùng biển rộng ở Nam Bộ thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.
+ Tại nhiều tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, vào mùa khô, nước biển lấn sâu vào đất liền, khiến cho đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

Nguyễn Đức Lâm
Xem chi tiết
Kieu Diem
13 tháng 5 2021 lúc 5:26

Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng và dài trên 3260km đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động. Cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

NamSad
13 tháng 5 2021 lúc 16:34

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).

 



 

 

 

Thanh Ngọc cuttii
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Vinh
Xem chi tiết
Admin
20 tháng 4 2016 lúc 20:30

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Nguyễn Văn Vinh
20 tháng 4 2016 lúc 20:20

giúp mình với mình tick cho

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 3 2018 lúc 8:56

- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ...) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải..).

Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái), khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:

     + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

     + Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.

     + Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.

     + Sử dụng phân hoá học vượt mức quy định.

     + Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ.

     + Săn bắt động vật quý hiếm.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
10 tháng 3 2019 lúc 2:18

    - Nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, thải ra sông Thị Vải làm chết nhiều cá và các loài thủy sinh khác

    - Kênh Nhiều Lộc, Thị Nghè trước đây thường xuyên bị người dân xung quanh vứt rác xuống dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng và bị tắc dòng chảy

    - Bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn sau nhiều năm chôn lấp đã làm ảnh hưởng đến đến nguồn nước ngầm của các khu vực lân cận.