Những câu hỏi liên quan
Đại Phạm
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 10 2021 lúc 10:44

Em vào link này xem nhé!

Em hãy viết đoạn văn thuyết minh về lợi ích, vai trò của con trâu

Bình luận (0)
Lê Nhi
Xem chi tiết
LMU
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trâm
26 tháng 11 2019 lúc 15:09

I. Mở bài: Giới thiệu mắt kính

Ông bà ta thường có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, chính vì thế mà đôi mắt rất quan trọng của mỗi con người. Để tránh tác hại của môi trường xung quanh ta phải cần một vật dụng bảo vệ, đó là mắt kính. Mắt kính không chỉ để bảo vệ mắt mà còn có nhiều công dụng khác, ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

- Mắt kính ra đời đầu tiên ở Ý và vào năm 1620.

- Qua nhiều năm thì mắt kính được cải tiến và sử dụng rộng rãi

- Năm 1877 chiếc kính áp tròng đầu tiên được ra đời

2. Cấu tạo

2 bộ phận:

- Mắt kính: Tùy vào công dụng mà sử dụng các mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh hoặc nhựa

+ Mắt kính thủy tinh: Mắt kính này trong suốt nhưng có nhược điểm là dễ vỡ

+ Mắt kính nhựa: Mắt kính này có ưu điểm là nhẹ nhưng nhược điểm là dễ xước

- Gọng kính: Gọng kính cũng có 2 loại là gọng nhựa và gọng kim loại

+ Gọng kim loại: Gọng này dược làm bằng sắt, đeo cảm thấy cứng cáp và khó chịu

+ Gọng nhựa: Gọng nhựa rất dẻo bền và chịu được áp lực khi bị tác động.

3. Công dụng của mắt kính

- Kính thuốc: Kính dùng cho người có bệnh về mắt như kính cận, kính loạn, kính lão,….

- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;

- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời

- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về mắt kính

Kính luôn là một vật dụng cần thiết cho con người, là một người bạn thân thiết không thể thiếu của mỗi con người trong cuộc sống hiện đại đầy khói bụi hiện nay.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tinz
26 tháng 11 2019 lúc 15:11

1. Mở bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: Kính thuốc, kính áp tròng, kính thời trang).

2. Thân bài: (Có thể giới thiệu theo thứ tự: Nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)

a. Nguồn gốc:

- Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.

- Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.

- Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.

b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: Tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: Hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):

- Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:

+ Mắt kính

+ Gọng kính

- Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng:

+ Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.

+ Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.

+ Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.

- Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính.

- Mắt kính chia làm hai loại: Thủy tinh và nhựa

+ Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ

+ Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước

- Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.

c. Công dụng (theo từng loại kính):

- Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;

- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;

- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;

- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;

3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tinz
26 tháng 11 2019 lúc 15:11

1. Mở bài

Cần giới thiệu cái kính đeo mắt như là một vật dụng quan trọng của con người, không chỉ bảo vệ mắt mà còn giúp làm đẹp. Trên thị trường có nhiều loại kính khác nhau một số như kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang,…

2. Thân bài

a. Nguồn gốc ra đời: Kính đeo mắt xuất hiện lần đầu ở Ý vào năm 1260. Người Pháp Anh cho rằng kính đeo mắt nên đeo ở nhà, người Tây Ba Nha nói kính đeo mắt vị trí của họ sẽ quan trọng hơn.

Kính đeo mắt xuất hiện vả trải qua nhiều định kiến cuối cùng phát triển đến ngày nay được nhiều nước trên thế giới đón nhận.

Leonardo da Vanci phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 Muller ông ấy đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa với mắt con người.

b. Cấu tạo chung của kính đeo mắt

– Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:

+ Mắt kính

+ Gọng kính: Gọng kim loại làm bằng sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc. Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn.

– Mắt kính cũng có 2 loại gồm: Tshủy tinh, nhựa. Mắt thủy tinh hình dạng trong suốt nhược điểm thì là dễ vỡ, còn làm bằng nhựa ưu điểm nhẹ nhàng nhưng khi sử dụng dễ xước.

c. Công dụng phân theo các loại

– Kính lão dụng cho người già, mắt yếu, hoặc bảo vệ mắt.

– Kính râm chống lại ánh sáng mặt trời, bảo vệ mắt khi ở ngoài trời.

– Kính thời trang làm đẹp trang điểm cho con người, tạo dáng sành điệu.

– Kính thuốc trị cho người có bệnh về mắt.

3. Kết bài

Nêu vài công dụng của kính đeo mắt.

Kính đeo mắt từ khi xuất hiện đến nay đã được phổ biến toàn thế giới, tự do kính đeo mắt cũng có nhiều loại và nhiều công dụng khác nhau. Kính đeo mắt đóng vai trò làm đẹp và tạo dáng cho con người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Phương Uyên
Xem chi tiết
Trịnh Long
24 tháng 1 2021 lúc 21:01

– Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn.

– Núi và cao nguyên chiếm phần lớn (3/4) diện tích châu Á.

– Đỉnh Ê-vơ-rét (8.848 m) thuộc dãy Himalaya cao nhất thế giới.

– Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu (từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới).

– Châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên.

_ Đa dạng khoáng sản 

_ Tên một số cảnh quan thiên nhiên của châu Á như rừng lá kim, rừng cận nhiệt, rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao…

Bình luận (1)
Thanh Hoàng Thanh
24 tháng 1 2021 lúc 21:01

Thì cứ như bình thường:

1. Vị trí địa lý

2. Phân bố địa hình

3. Khí hậu tự nhiên

4. Sông ngòi

5. Thuận lợi

6. Khó khăn

Bình luận (2)
phạm thị đăng khôi
Xem chi tiết
Bùi Thùy Dương	Nữ
11 tháng 3 2022 lúc 11:19

Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Bắc, đền Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất thờ hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc ta. Theo người dân địa phương, ngay sau khi Hai Bà tuẫn tiết trên sông Hát (năm 40 TCN), nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ trên chính nền nhà cũ của Hai Bà. Hơn hai nghìn năm tồn tại, đền đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử.

Ban đầu, đền được dựng lên bởi tranh tre, nứa lá. Đến thời nhà Đinh (970- 979) được xây dựng lại bằng gạch và lợp ngói. Vào đời vua Lý Thái Tông, đền được trùng tu và xây dựng với diện mạo như ngày nay.

Lần trùng tu và xây dựng này gắn liền với truyền thuyết Hai Bà hiển thánh còn ít người biết đến. Chuyện kể rằng vào đời vua Lý Thái Tông, khắp vùng Đại La hạn hán, đời sống nhân dân cực khổ. Để cứu nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than, vua đã lập một đàn tế, cầu cho mưa thuận gió hòa. Lời thỉnh cầu ứng nghiệm, mưa rơi khắp vùng.

Đêm hôm đó, Vua đang ngủ thì mơ thấy xuất hiện hai người con gái, đầu đội mũ hoa, cưỡi ngựa hồng, tự xưng là chị em Trưng Vương, vâng mệnh trời xuống giúp dân.

Để cảm tạ hai nữ thánh, vua Lý Thái Tổ đã cho lập đền Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng) thờ nhị vị nữ tướng đồng thời cho tu bổ và xây dựng đền Hai Bà ở Mê Linh.

Đền thờ hai vị nữ anh hùng còn gắn liền với một câu chuyện thú vị. Vào triều nhà Lê, có một vị quan đại thần, quê ở xã Yên Lãng (Mê Linh) đi qua cổng đền không chịu xuống ngựa, vì thế, Hai Bà liền đánh ngựa phủ phục. Tức giận, vị quan này đã bắt xoay lại hướng đền về phía Tây Bắc để mỗi khi ông vê quê thì không phải xuống ngựa. Năm 1889, vua Thành Thái cho trùng tu đền với quy mô lớn và xoay lại đền theo hướng Tây Nam như ngày nay.

Để đến với Khu di tích Đền Hai Bà, từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể tự đi theo hướng cầu Thăng Long - Quốc lộ 23 hoặc bắt xe buýt số 35 tuyến Trần Khánh Dư - Mê Linh, sau đó đi khoảng 1,5km là tới.

Hơn một thế kỷ trôi qua, đền Hai Bà ít nhiều bị mai một. Năm 2004, công trình kiến thúc này được tôn tạo, mở rộng. Hiện nay, quần thể khu di tích đền Hai bà có diện tích lên đến 11 ha, nằm ven đê sông Hồng, bên cạnh những cánh đồng hoa hồng bát ngát. Khu di tích gồm 11 công trình kiến trúc như Tam quan ngoại, Tam quan nội, Tam tòa chính điện, nhà thờ thân phụ mẫu Hai Bà Trưng, thờ thân phụ mẫu ông Thi Sách, nhà thờ các nữ tướng, nam tướng, nhà Tả mạc, nhà Hữu mạc, hồ Bán Nguyệt, hồ Mắt Voi. Ngoài ra còn có gác chuông, gác trống và sân vườn là nơi du khách nghỉ ngơi, thư giãn.

Vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, người dân Mê Linh tổ chức lễ hội để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến hai người con gái quê hương, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công dẹp giặc cứu nước. Đây là một trong những lễ hội đầu xuân lớn của dân tộc, mang nhiều nét cổ truyền với những trò chơi dân gian như đánh đu, đập niêu đất, đấu vật…

Mỗi năm, khu di tích đền Hai Bà thu hút hàng vạn du khách thập phương, chủ yếu là người hành hương và học sinh, sinh viên từ mọi miền tổ quốc. Đến với đền Hai Bà, bên cạnh việc thắp hương cầu nguyện, du khách còn được tìm hiểu lịch sử, văn hóa, được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, khoáng đạt, để thấy lòng mình nhẹ nhàng, thư thái.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Ánh Dương
Xem chi tiết
Đặng Khánh Linh
14 tháng 10 2021 lúc 23:33

Để thuyết minh về đồ vật thì chúng ta có thể làm về đồ vật chung hoặc là riêng. Mk làm bao quát nhé!!!

đầu tiên chúng ta sẽ giới thiệu về nguồn gốc cũng như công dụng của nó một cách cụ thể và có số liệu nhất định thì càng tốt nha.

- Nó được sản xuất và phát minh bởi ai

- hiện nay đang trong đà phát triển và cải tiến như thế nào và bạn dự đoán trong tương lai nó sẽ trở nên quan trọng như thế nào với nhân loại, và bạn dự tính nó sẽ hiện đại ra sao

- Nhận xét đôi chút về nó bạn có thể thêm đoạn kết khi nó là nói trước mọi người:các bạn nghĩ sao về đồ vật ấy

Đơn giản vậy thui nha k cho mk nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trang Candytran
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
20 tháng 1 2017 lúc 0:06

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dề làm thưòng dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiêu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do vê thanh, nhưng các tiêng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là băng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chăng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thê biên nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xảo nước đục đau lòng cò con

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám .Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiêng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huvên thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ơi hỡi/ người thương

Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và nẹắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mồi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạne phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý tronẹ ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trườne hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này đê bày tỏ nôi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sông, sinh hoạt, tình yêu...

Do vậy thể thơ chủ yêu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tât thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đông ruộng, đât được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thê thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyên tải băng lục bát. Việc sáng tạo thê thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...




Bình luận (0)
Nguyễn Thị Đào
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
24 tháng 12 2020 lúc 9:11

cậu có thể tham khảo bài này nha

Để cuộc sống gia đình của chúng ta có đầy đủ những tiện nghi về vật chất lẫn tinh thần thì chắc chắn việc trang bị những đồ dùng hiện đại, hữu ích là điều không thể thiếu đúng không nào. Và trong số ấy thì hẳn chiếc phích nước đã trở thành một vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton. Phích nước được cấu tạo từ hai phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các loại nắp (phích nhựa dùng nắp nhựa có ren, phích kim loại dùng nắp gỗ). Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mỹ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng. Nắp phích dùng để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Phần ruột phích thực chất là một bình hai vỏ, được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích. Giữa hai lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút chân không là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và môi trường bên ngoài.

Phích nước là đồ dùng thiết yếu trong gia đình tiện lợi cho việc giữ nước ấm trong một thời gian tương đối dài khoảng 24 - 30 tiếng. Đặc biệt mỗi khi có khách đến nhà thì chiếc phích nước dự trữ nguồn nước ấm sẽ giúp ta pha trà nhanh hơn, tấm lòng thảo thơm của ta như sóng sánh ra cùng hương thơm và sự ấm áp của ly trà. Tuy không hiện đại cao và đáp ứng tuyệt đối hoàn hảo nhu cầu sử dụng của con người nhưng chiếc phích nước phần nào đảm bảo về việc giữ nhiệt và sự nhanh gọn. Có thể nói chiếc phích đã trở thành một trong những người bạn da dụng không thể thiếu trong gia đình chúng ta.

Để chọn được loại phích tốt thì bạn cần có một số mẹo sau đây. Mới mua về thì không nên rót nước sôi vào ngay sẽ làm vỡ phích, chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50 - 60℃. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kỹ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt ra ngoài môi trường được Tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Khi bạn dùng lâu thì dưới đáy phích sẽ có bám những lớp váng màu vàng, vì thể càn vệ sinh thường xuyên bằng nước giấm. Ruột phích là đồ thủy tinh dễ vỡ vậy nên bạn cần để chúng ở nơi tránh va đập và có trẻ con nghịch ngợm.

Ngày nay có thể có rất nhiều phát minh mới, hiện đại về các loại bình giữ nhiệt khác nhưng chắc chắn chiếc phích nước là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống gia đình của mỗi người.

Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))))))))))))))

Bình luận (2)
ღn̸g̸ọc̸ n̸èღ
25 tháng 12 2020 lúc 19:34

a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

 

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ:

Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân. Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

 

2/ Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: Bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): Thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: Bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

 

3/ Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 700C.

 

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

 

5/ Cách bảo quản: “Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

 

c) Kết bài

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

 

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ:

Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân. Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

 

2/ Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: Bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): Thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: Bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

 

3/ Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 700C.

 

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

 

5/ Cách bảo quản: “Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

c) Kết bài

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

Bình luận (0)
4. Đỗ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết