Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Như Hiền
Xem chi tiết
Tử Ngọc Vân
23 tháng 11 2016 lúc 18:20

a) _Những yếu tố tưởng tượng, liên tưởng :

+Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối!

+Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có những khoảng sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa.

+Trăng cổ thụ và hoa, ba tầng không gian nhưng không tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.

+Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài búc tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh.

+Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yeeul.

_Những yếu tố suy ngẫm:

+Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào.

+Nếu không phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

b) Triển khai các ý:

Bộc lộ cảm xúc thông qua nội dung và nghệ thuật

 

Phương Thảo
23 tháng 11 2016 lúc 4:41

bn ghi đề ra đc chứ ?

Trần Xuân Phú
Xem chi tiết

chắc ko có ai giúp đc đâu

Trần Xuân Phú
9 tháng 10 2017 lúc 19:51

sao vậy?

nguyen thi thu hoai
Xem chi tiết
Bad Girl lạnh lùng
19 tháng 2 2017 lúc 20:00
1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác. Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau: Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác. 2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan. 3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:
Lần thức dậy thứ nhất Lần thức dậy thứ hai
- Tâm trạng: từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào dâng niềm thương Bác: (Càng nhìn lại càng thương); đồng thời rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác (Bác đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người). Trong trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ (Bóng Bác cao lồng lộng. ấm hơn ngọn lửa hồng). - Tâm trạng: từ hốt hoảng (anh hốt hoảng giật mình), không chỉ "thầm thì anh hỏi nhỏ" như lần ttrước mà tha thiết "vội vàng nằng nặc" mời Bác ngủ (Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời Bác ngủ). Trước câu trả lời của Bác, anh đội viên càng cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, cho nên tâm trạng của anh thấy được lớn lên bêb Bác (Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác).
Trong bài thơ, tác giả không kể lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, nhưng lần thứ ba qua câu thơ Bác vẫn ngồi đinh ninh người đọc cũng thấy được: trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biên đổi rất rõ rệt. 4. Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết: ... Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 5. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ. - Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ. - Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau. - Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo. Chính cách gieo vần được nối nhau như trên cho nên thể thơ năm chữ này thích hợp với cách kể chuyện (tự sự) như bài "Đêm nay Bác không ngủ". 6. Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng: - Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: + Vẻ mặt Bác trầm ngâm + Mái lều tranh xơ xác + Bác vẫn ngồi đinh ninh + Bóng Bác cao lồng lộng... - Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: + Anh đội viên mơ màng + Thổn thức cả nỗi lòng + Thầm thì anh hỏi nhỏ + Nhưng bụng vẫn bồn chồn + Anh hốt hoảng giật mình + Anh đội viên nằng nặc...
Lê Tuấn Nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
19 tháng 9 2021 lúc 19:55

Tham khảo:

Các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình là những lời gửi gắm tâm tư, tình cảm của những người dân lao động với đất nước, với cha mẹ, anh em. Mỗi bài ca dao như lời hát tự hào về vẻ đẹp của quê hương, lời dặn dò về tình nghĩa sâu nặng giữa những người thân trong gia đình. Qua đó cho thấy những người lao động có tình cảm sâu nặng, tâm hồn chan chứa tình yêu thương

Nguyen Thi Thu Hoa
Xem chi tiết
Thu Thủy
2 tháng 2 2017 lúc 19:18

Soạn bài phương pháp tả cảnh

I. Phương pháp viết văn tả cảnh

1. Văn bản thứ nhất miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Nhân vật có thể hình thật rắn chắc, sức lực mạnh mẽ (pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn), vận dụng hết sức lực thể chất (hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa) mới có thể dựa con thuyền vượt thác.

- Qua đó, ta có thể hình dung khúc sông có nhiều dòng thác cực kì hung hãn: nước từ trên cao đổ xuống giũa hai vách đá dựng đứng; sức nước chảy mạnh, nhanh như muốn kéo lùi con thuyền.

2. Văn bản thứ hai tả quanh cảnh dòng sông tuôn chảy ra biển: sức chảy mạnh, đàn cá đông đúc trên mặt sông đến rừng cây đước bạt ngàn nhiều màu xanh hai bên bờ sông.

- Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy bằng cách lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của những đối tượng miêu tả: dòng sông, mặt nước, bờ sông.

3. Văn bản thứ ba tả lũy tre làng.

- Tóm tắt các ý của mỗi phần:

(1) Giới thiệu chung về lũy tre làng.

(2) Ba lớp lũy tre.

- Lũy tre ngoài cùng:

+ Tre gai chằng chịt, đan chéo nhau, có gai nhọn.

+ Không đốn, dày đặc, làm bức tường tre bảo vệ làng.

- Lũy tre giữa và lũy tre trong:

+ tre vườn thẳng tắp, óng chuốt, đầy sức sống.

+ Thay lá xanh mướt.

+ Thân cứng cỏi, tán mềm mại.

(3) Hình ảnh măng tre lên chồi và nêu cảm tưởng.

- Nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn:

+ Từ ngoài vào trong.

+ Từ khái quát đến cụ thể.

II. Luyện tập phương pháp viết văn bản tả cảnh và bố cục của bài tả cảnh.

1. Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.

a. Quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu:

(1) Học sinh bắt đầu làm bài.

- Học sinh làm bài.

+ Các bạn tìm hiểu đề, lập dàn ý và triển khai bài làm.

+ Những bạn làm bài.

+ Những bạn chưa làm được hoặc chưa làm đủ ý: nét mặt, dáng ngồi, bàn tay cầm bút…

- Cô giáo:

+ Đi vòng quanh lớp vài lần.

+ Ngồi trước lớp, nhìn bao quát.

+ Thái độ, cách nhìn đối với vài học sinh.

- Không khí lớp học:

+ Lớp học im lặng, thỉnh thoảng vẫn có tiếng rầm rì.

+ Nghe rõ tiếng bút trên giấy, tiếng sột soạt xếp thêm giấy mới.

(2) Tiết làm bài kết thúc:

- Các bạn làm xong bài: gác bút, dò lại bài.

- Các bạn làm chưa xong, vội làm cho kịp.

- Vài bạn tranh thủ hỏi người bên cạnh.

- Chuông reo: thu bài.

b. Có thể miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn trên theo thứ tự thời gian.

c. Viết phần mở bài.

“Sau gần bốn tiết được nghe cô giảng lí thuyết làm văn, sáng nay lớp em thực hành viết Tập làm văn. Dù được thông báo trước, nét mặt ai nấy đều có vẻ căng thẳng, chờ đợi, kể cả những học sinh vào loaj giỏi Văn nhất lớp. Do đó, lớp học nhao lên khi cô vừa ghi xong đề bài lên bảng. Vài tiếng reo phấn khởi xen lẫn những tiếng thất vọng. Cô gõ thước xuống bàn, yêu cầu trật tự và nhắc lại cách kẻ ô trên tờ giấy làm bài. Lớp học im lặng dần, hơn bốn mươi cái đầu cúi xuống trên trang giấy trắng: chúng em bắt đầu làm bài…”.

- Phần kết bài:

“Một hồi chuông dài reo lên. Lần lượt từng dãy bàn nộp bài cho cô theo hiệu lệnh, vài bạn còn lom khom vội vã viết thêm mấy chữ cuối. Chúng em xếp gọn giấy, bút thơ phào nhẹ nhõm… Có vài người túm tụm hỏi nhau về bài vừa viết, có người giở vội sách ra xem lại câu dẫn chứng… Rồi chỉ vài phút, chúng em quên ngay bài kiểm tra vừa qua để thú vụ với gói xôi, miếng bánh, cái kẹo và nụ cười thỏa thuê trong suốt hai mươi phút ra chơi”.

2. Tả cảnh sân trường ra chơi.

- Trong phần thân bài, cảnh được miêu tả vừa theo thứ tự thời gian, cừa theo không gian, tức là miêu tả các hoạt động ở từng khu vực theo diễn tiến thời gian. Có thể trong quá trình hoạt động, ta kết hợp miêu tả cảnh thiên nhiên (sắc nắng, cây cối sân trường) với miêu tả hoạt động con người để bài văn thêm sinh động, cụ thể.

- Một đoạn văn miêu tả một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi.

a. Cảnh căn tin:

“Sau tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi, tiếng ồn ào rền vang đều khắp khung trường như tiếng ve đồng ca mùa hè vậy! Thế rồi những dáng áo trắng, khăn đỏ túa ra từ những cầu thang… Lao nhanh nhất là những bước chân chạy về hướng căn tin. Có lẽ sáng nay các bạn ấy chưa kịp ăn sáng. Và quầy căn tin thì vô cùng hấp dẫn với đủ các loại: bánh bao, bánh ướt, bánh mì, xôi gấc, lại có cả phở, bún riêu, cháo lòng… Những bước chân chậm hơn, đi có vẻ từ tốn hơn là của các bạn sà vào quầy mua me, cóc, mận hoặc kem, nước ngọt… Thì ra cái bao tử cứ thúc bách người ta mạnh mẽ thế!”.

b. Cảnh sân trường.

“Người những nhóm học sinh đang chơi đá cầu, chơi cầu lông, rải rác trên những bang đá là những đôi bạn đang thủ thỉ trò chuyện, co bạn đang ôn tập học bài, cũng có bạn đang mơ mộng thả hồn theo đám mây thấp thoáng trên tán lá bang kia.

Em ngồi bên gốc cây phượng già bắt đầu trổ hoa, đang nhâm nhi miếng kẹo và nhìn ngắm cảnh trường và ước gì mình được sống mãi với tuổi thơ…”.

3. Dàn ý bài văn Biển đẹp

- Mở bài: cảnh biển đẹp

- Thân bài: Vẻ đẹp và màu sắc của biển ở nhiều thời điểm khác nhau:

+ Buổi sáng sớm.

+ Buổi chiều: chiều lạnh, nắng tắt sớm, chiều nắng tàn mát dịu.

+ Buổi trưa.

+ Ngày mưa rào.

+ Ngày nắng.

- Kết bài: Nhận xét và cảm nghĩ về cảnh sắc thay đổi của biển.

Trần Nguyễn Hữu Phât
2 tháng 2 2017 lúc 19:07

bạn link vào

http://hoctotnguvan.net/soan-bai-phuong-phap-ta-canh-22-949.html

chúc bạn học tốthaha

Nguyen Thi Thu Hoa
2 tháng 2 2017 lúc 18:39

ai đó giúp tôi vs

khẩn cấp

Lekhanhlinh
Xem chi tiết
Thám tử lừng danh
18 tháng 1 2016 lúc 17:10

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn (như 1+1 = ?). Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web hoc24.vn để được giải đáp tốt hơn.

phammiahnh
18 tháng 1 2016 lúc 17:11

nhưng sao

trang 16 tập 1 hay 2

mà tập hai trang 16 là bài gì

Vongola Tsuna
18 tháng 1 2016 lúc 17:20

sorry mk chưa học đến 

Nguyễn Châu
Xem chi tiết
Linh Phương
21 tháng 9 2016 lúc 8:32

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?Gợi ý:- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...
Nguyễn Khánh Dương
Xem chi tiết
Linh 2k8
Xem chi tiết
Hà cute 2k10
15 tháng 2 2020 lúc 10:45

ai mà biết

Khách vãng lai đã xóa