Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 7 2017 lúc 1:58

Chiếc dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc:

    + Nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô.

    + Nhà Chu ba lần dời đô.

    → Các triều đại lớn trước đó dời đô nhằm mục tích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều thịnh vượng, mở tương lai lâu bền cho thế hệ sau.

  - Kết quả các cuộc dời đô mang lại sự bền vững, hưng thịnh cho quốc gia.

    → Lý Thái Tổ dẫn ra dẫn chứng cụ thể về triều đại Thương Chu để làm cứ liệu khẳng định việc ông dời đô là điều tất yếu hợp đạo lý.

Bình luận (0)
NLCD
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 4 2018 lúc 8:15

a,Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là: Phát huy tinh thần yêu nước (tinh thần truyền thống) trở thành hành động mạnh mẽ.

    - Nếu chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra một luận điểm duy nhất " Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn" thì không đủ làm sáng tỏ vấn đề.

    b, Trong Chiếu dời đô, nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua không thể đạt được.

    - Vì nếu chỉ đưa ra luận điểm các triều đại trước đây nhiều lần thay đổi kinh đô thì vấn đề chính việc dời đô của nước ta không được thể hiện.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 3 2019 lúc 12:51

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Bảo Nam
Xem chi tiết
ThuThuy
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Nam
Xem chi tiết
Sad boy
30 tháng 6 2021 lúc 9:28

THAM KHẢO

Bài 1: Đọc và trả lời các câu hỏi sau

Câu 1: Mục đích của thể chiếu khi viết ra là gì?

 Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

Câu 2: "Chiếu dời đô" được sáng tác năm nào ?

Thiên đô chiếu (chữ Hán: 遷都詔) tức Chiếu dời đô là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ 15 trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra Đại La.

Câu 3: Bố cục của bài "Chiếu dời đô" gồm mấy phần

*Bố cục bài chiếu gồm 3 phần:

Từ đầu → "không thể không dời đổi": Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô. – Phần 2. Tiếp theo → "đế vương muôn đời": Đưa ra lý do chính để chọn Đại La làm kinh đô.

Câu 4:  Ý nào nói đúng nhất đặc điểm nghệ thuật nổi bật của áng văn chính luận "Chiếu dời đô" ?

+ Lập luận giàu sức thuyết phục.

+ Kết cấu chặt chẽ.

 

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Chiếu dời đô" là gì?

 Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Chiếu dời đô" là  :Nghị luận

Câu 6: Nội dung của văn bản "Chiếu dời đô" ?

Nội dung của văn bản "Chiếu dời đô : Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh

Câu 7: Câu "Trẫm rất đâu xót về việc đó, không thể không dời đổi." xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu nào? Thuộc kiểu hành động nói nào?

kiểu câu : Trần thuật 

thuộc hành động  : trình bày

 

Câu 8: Tìm câu văn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn trong văn bản

Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Câu 9: Ttừ “thắng địa” trong “Chiếu dời đô” nghĩa là gì?

Là nơi có phong cảnh và địa thế đẹp

bài 2

câu 1

PTBĐ : nghị luận

câu 2

 

Chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại:

- Lợi ích: thoải mái chia sẻ cuộc sống cá nhân.

- Tồn tại:

+ Càng kết nối, càng online thì con người cảng cô đơn hơn.

+ Sự tương tác hời hợt và vội vã trên mạng xã hội làm con người thấy trống vắng, không tìm được cảm giác quan tâm thật sự.

+ Sự hạn chế trong giao tiếp vì thời gian dành cho cuộc sống ảo quá nhiều.

+ Sự so sánh, đố kị khi nhìn ngắm cuộc sống trên mạng xã hội dẫn đến cảm giác bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác.

=> Cuộc sống ảo trên mạng xã hội chi phối làm cho con người dường như tê liệt trong cuộc sống thực tế. Con người chạy trốn bản thân mình, sống cuộc sống trong đám đông hỗn loạn trên mạng xã hội.

câu 3

- Tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”, vì:

+ Khi đúng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, con người được tiếp nhận, thẩm thấu những cái hay, cái đẹp của tự nhiên và nghệ thuật. Chính điều đó giúp cho tâm hồn con người được thanh lọc, cảm thấy thảnh thơi, thêm yêu cái đẹp và yêu cuộc sống.

+ Những trải nghiệm trên mạng xã hội không cho ta những cảm giác trên mà chỉ đem đến cho ta sự bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác, làm ta trở nên nhỏ nhen, thấy mình bất hạnh, thiếu thốn. Trong một thế giới ảo hỗn độn ấy, con người không tìm thấy sự sẻ chia, quan tâm thật sự mà chỉ là sự tương tác hời hợt giữa những người xa lạ. Chính vì vậy, càng đi sâu vào cuộc sống ảo, con người càng cảm thấy thiếu thốn, trống trải, cô đơn mà không bao giờ có được cảm giác “đầy đặn” như khi đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn.

câu 4

Qua những cảnh báo trong đoạn trích, em rút ra bài học :

+ Đừng tự mình chạy trốn bản thân, đừng rơi vào thế giới hỗn độn của mạng xã hội. Bởi lẽ, càng kết nối, càng online, càng đắm chìm trong thế giới ảo thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.

+ Bình tâm hơn giữa đời thực: quan tâm đến những mối quan hệ thực tế, đến gia đình, người thân; cùng nhau trò chuyện, tâm sự nhiều hơn thay vì thời gian căm tức, đố kị, ghen ghét… với những thứ xa lạ ở thế giới ảo.

⟹ Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ sự chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh

câu 6 THAM KHẢO

 

Gợi ý

– Khoa học công nghệ hiện nay càng ngày càng cho ra đời nhiều hơn những thiết bị thông minh phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người. Chưa bao giờ con người lại được sống giữa nhiều tiện nghi như vậy, tưởng như muốn gì là có, cần gì là được đáp ứng. Cuộc sống trở nên dễ chịu, dễ dàng. “Chất lượng cuộc sống” trở thành một cụm từ hay được nhắc đến như một “điều kiện cần” để đánh giá mức độ hạnh phúc, mức độ hưởng thụ của con người hiện đại.

– Từ thông minh trong cụm từ “thiết bị thông minh” muốn nói tói những tính năng đặc biệt, tiên tiến của các thiết bị mà con ngưòi tạo ra nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình. Mọi vật dụng mà chúng ta cần đến đềú được chế tạo hướng đến sự “thông minh”, có thể làm hộ con người được rất nhiều việc. Chúng ta có nhà thông minh, tấm lọp thông minh, vô vàn thiết bị điện và điện tử thông minh. Chiếc điện thoại quen thuộc cũng là điện thoại thông minh, ngoài các tính năng thông thường còn có những tính năng của một laptop, có thể dùng để thực hiện nhiều công việc, dù ta đang ở nơi nào…

– Sự thông minh của thiết bị thể hiện sự thông minh của con người trong hoạt động khám phá và sáng tạo. Chúng ta đang thực sự tạo ra một môi trường sống mới cho con ngưòi, đem đến một sự “bổ sung” quan trọng và cần thiết cho môi trường sống cố hữu, quen thuộc. Tuy nhiên, ở đây không phải không xuất hiện những vấn đề đáng suy nghĩ: là sản phẩm được chúng ta tạo ra, nhưng đến lượt mình, các thiết bị thông minh cũng đang nhào nặn lại chúng ta, bắt chúng ta phải thích ứng với nó, thậm chí lệ thuộc vào nó. Ta đã thấy nhiều người quá ỷ lại vào thiết bị, ít vận động, động não trong hoạt động thực tiễn. Cũng có quá nhiều bạn trẻ mắc chứng nghiện điện thoại, chỉ mải mê “giao tiếp” với điện thoại mà quên giao tiếp thực vói cuộc đời xung quanh… Do những điều đó, con người tưởng có thể làm chủ được mọi thứ mà nhiều khi lại trở nên bị động, thụ động, yếu ớt, dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

– Việc sử dụng thông minh những thiết bị thông minh, vì vậy, đang trở thành một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi chúng ta. sử dụng thông minh không có nghĩa là không sử dụng hay là từ chối các tiện nghi, từ chối những tiện ích của đồ dùng. Trong thời đại ngày nay, tinh thần khắc kỉ khó có thể được đánh giá tích cực. Vậy vấn đề ở đây là phải xây dựng cho được thái độ chủ động trong việc sử dụng những phương tiện, tiện nghi làm việc. Chúng ta là ông chủ chứ không phải là nô lệ của những đồ dùng, thiết bị do chúng ta tạo rạ. Nhân cách, trí tuệ, cảm giác của chúng ta cần được xây dựng theo cả những cách cổ điển. Kho cảm giác của chúng ta về cuộc đời, kí ức của chúng ta về lịch sử không thể bị đồng hoá bởi bộ nhớ của thiết bị. Xúc cảm của chúng ta đòi hỏi được bộc lộ trực tiếp trước những đối tác, đối tượng cụ thể ngoài đời chứ không đơn thuần trước những đối tượng ảo trong thế giói ảo, dù sự phân định thật, ảo bây giờ rất tương đối do biên giới của chúng thường xê dịch không ngừng.

– Khó mà có được một chỉ dẫn cụ thể về vấn đề: Thế nào là sử dụng thông minh những thiết bị thông minh? Thiết bị vốn hết sức đa dạng và những trường hợp sử dụng thiết bị cũng hết sức đa dạng. Mỗi người, tuỳ điều kiện và hoàn cảnh cụ thể phải tự rút ra cho mình những kinh nghiệm riêng, trên cơ sở nhận thức được rằng: phẩm chất thông minh nơi mỗi con người luôn gắn liền với khả năng làm chủ những công việc, những .tình huống mà mình đối diện, làm chủ những thiết bị mà mình đang sử dụng nhằm đạt một kết quả tốt đẹp nào đó.


 

Bình luận (0)
Ken Art Channel
Xem chi tiết
Dũng
29 tháng 3 2021 lúc 20:53
Lý Công Uẩn là một người công minh,chính trực, không màng danh vọng
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
Thư Phan
16 tháng 11 2021 lúc 20:47

Tham khảo

-Muốn xây dựng một đất nước ngày càng giàu mạnh

-Khẳng định ý chí tự cường của dân tộc

Bình luận (0)
Long Sơn
16 tháng 11 2021 lúc 20:47

Tham khảo:

- Năm 110, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, có thể  rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.

Bình luận (0)
Phương_52_7-23 Uyên
16 tháng 11 2021 lúc 21:04

Tham Khảo:

-Vị thế thành Đại La thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa lí là “Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi“, bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế “nhìn sông dựa núi” vững vàng, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng“. Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi“.
- Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“.
- Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 9 2017 lúc 9:26

Đáp án

Những lợi thế của thành Đại La là:

   - Về vị trí địa lí: ở vào nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng Nam Bắc Đông Tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.

   - Về vị trí chính trị, văn hóa: là đầu mối giao lưu, chốn tụ hội của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.

Tóm lại: Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.

Bình luận (0)