Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dũng Phùng Đắc
Xem chi tiết
nguyễn thùy trang
Xem chi tiết

 Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng

Bác Hồ kính yêu của chúng ta không chỉ là một vị lãnh tụ tuyệt vời, không chỉ là nhà quân sự tài ba, không chỉ là vị cha già của dân tộc. Mà Bác còn là một người nghệ sĩ tài năng. Một tâm hồn yêu văn chương nghệ thuật, mặc dù Bác từng nói:

"Ngâm thơ ta vốn không ham". Đó là một hồn thơ yêu thiên nhiên, yêu đát trời vạn vật. Qua bài "Nguyên tiêu" - "Rằm tháng giêng" ta sẽ hiểu rõ hơn điều ấy.

Bài thơ nguyên âm được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật chữ Hán, được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1948. Bài thơ là những cảm nhận của nhân vật trữ tình về thiên nhiên đất trời ngày rằm tháng giêng, đúng như những gì mà nhan đề tác giả đặt

Mở đầu bài thơ là hai câu thiên miêu tả bức tranh cảnh đêm rằm tháng giêng.

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên"

Dịch:

"Rằm xuân lồng lộng ánh trăng soi
Sông xuân tiếp lẫn màu trời thêm xuân"

Một khung cảnh đêm xuân thi vị mở ra trước mắt. Trên cao là bầu trời đêm xuân, cao và trong với ánh trăng vàng "lồng lộng", thu tầm mắt nhìn xuống là dòng sông xuân trong vắt in bóng bầu trời. Đảo lát từ tượng hình "lồng lộng" nhấn mạnh vẻ đẹp rạng rỡ của ánh trăng vàng lung linh huyền diệu. Dường như ánh trăng ấy là đường nối giữa mặt sông và bầu trời. Chỉ một từ "tiếp" mà làm sáng bừng cả câu thơ. Câu thơ như sống động hẳn, có hồn hơn. Mùa xuân và ánh trăng bao trùm lên cả bầu trời và dòng sông. Dòng sông và bầu trời như nối liền với nhau. Tác giả có sự liên tưởng thật độc đáo từ một sự thực, tác giả có những tưởng tượng thật đẹp đẽ về thiên nhiên. Không gian dài hơn, rộng hơn, cao hơn và tràn đầy sức sống. Từ đó ta cảm nhận được tâm hồn của thi nhân đang hoà cùng cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

Trên nền bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng, con người xuất hiện thật thi vị.

"Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền."

Dịch:

"Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền."

Một hình ảnh con người đầy lãng mạn. "Bàn việc quân" giữa dòng sông xuân. Một khung cảnh hữu tình và một công việc liên quan đến vận mệnh của đất nước. Ở hai câu thơ, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng. Con thuyền lướt nhẹ nhàng thư thái trên dòng sông sương khói phủ mờ, thể hiện như hư ảo của không gian thời gian và cảnh vật thiên nhiên. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh hữu tình thể hình sự thi sĩ, một chiến sĩ sau khi bàn bạc việc quân việc nước đã trở về trên dòng sông thơ mộng với tâm trạng thư thái, hy vọng về tương lai tươi đẹp, độc lập tự do. Ánh trăng tràn vào mạn thuyền đó không chỉ là ánh trăng thực trên cao mà đó còn là ánh trăng Cách mạng, ánh trăng của niềm tin tưởng vào tương lai hoà bình. Từ ấy ta không chỉ thấy một tâm hồn lãng mạn, trữ tình mà còn thấy cả một trái tim nhiệt huyết, tin tưởng vào Cách mạng vào chiến thắng gần kề.

Bằng biện pháp điệp từ; với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ngôn từ giàu nhạc điệu, gợi cảm cùng phong cách thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, kết hợp miêu tả và biểu cảm, Hồ Chí Minh đã khắc hoạ lại bức tranh trăng trên sông nước bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Qua đó ta thấy được tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ, người thi sĩ để chất chiến sĩ hoà vào chất thi sĩ

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến mẫu 1

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

Cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến mẫu 2

Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trọng tình nghĩa làng xóm bạn bè. Trong những tác phẩm mà ông để lại không biết có bao nhiêu tác phẩm nói về tình cảm đơn sơ giản dị thế nhưng tiêu biểu nhất có thể nói đến bài thơ Bạn đến chơi nhà. Bài thơ như cái cười nhẹ nhàng thấm thía của nhà thơ về cảnh nghèo túng của gia đình khi bạn đến chơi nhà. Đồng thời nói lên tình cảm bạn bè trong sáng đơn sơ mà không cần đến những thứ vật chất kia. Dù trong khó khăn thì tình bạn vẫn luôn tỏa sáng.

Mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Đó chính là một người bạn xa đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và đến thăm nhà thơ. Có thể nói ta thấy được ở đây sự yêu quý trân trọng nhau của một tình bạn già:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.”

Cụm từ “đã bấy lâu” cho thấy được khoảng thời gian đã quá lâu quá xa rồi người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Dù cuộc sống còn khó khăn thế nhưng người bạn kia vẫn thu xếp được công việc đến thăm Nguyễn Khuyến điều đó cho thấy một tình bạn trong sáng thân thiết trân trọng nhau giữa nhà thơ và bạn mình. Thế nhưng cứ tưởng với một người khách quý như thế phải có mâm cao cỗ đầy hay ít nhất cũng phải vài ba thứ gì đó có thể để cho hai người tâm sự thế nhưng lại không hề có. Bác đến nhà nhưng những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng hết, chợ thì xa nhà quá.

Trong khi nhà thơ tuổi đã già không thế nào đi được. Nhà thơ như thể hiện lời xin lỗi của bản thân về hoàn cảnh ấy không thể nào làm được một bữa cơm có thể không nhiều đồ ăn nhưng cũng là thể hiện tấm lòng với người bạn từ xa đến.

Thế rồi nhà thơ nói đến một loạt những thứ có sẵn trong gia đình nhưng khổ nỗi không có một thứ nào có thể ăn được:

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”.

Nhà thì có ao nhưng khổ nỗi ao sâu nước cả không thể nào mà kéo cá được. Vườn cũng có nhưng lại rào thưa không thể đuổi mà bắt gà được. Trong khu vườn ấy cũng có những cây cải, cây cà nhưng lại vẫn ở trạng thái phát triển chưa thể ăn được. Bầu thì vừa mới rụng rốn, mướp hãy còn đương hoa. Tóm lại mọi thứ có trong nhà Nguyễn Khuyến để đang ở trong dạng tiềm tàng không thể ăn được. Mà dẫu có ăn được thì lại tuổi già sức yếu không thể nào làm gì được. Hay nói như vậy nhà thơ cũng có ý nói đến cảnh nghèo của bản thân mình. Dù hiểu thế nào thì khi bạn đến nhà Nguyễn Khuyến đã không có gì để tiếp bạn và những câu nói trên như một lời nói hoàn cảnh để cho người bạn kia thông cảm với mình. Ngay cả khi miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở đây cũng không có:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta.”

Miếng trầu là cái để người ta có thể nhâm nhi nói chuyện, qua câu thơ của Nguyễn Khuyến chúng ta hình dung ra những cảnh người già ngồi nói chuyện ăn trầu mà cười tít hiền lành. Thế nhưng ở đây cũng không có. Vậy là khi bạn đến chơi nhà không có một thứ gì để đãi bạn mà chỉ có mỗi hai người ngồi với nhau mà thôi. “Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn kia. Vậy là trong vô vàn những thứ kể ra thì chỉ có mỗi hai chữ ta ấy mà thôi.

Bài thơ như những lời nói khéo của nhà thơ về hoàn cảnh. Bạn đến chơi nhà quả là quá quý nhưng tuổi cao sức yếu và cảnh nghèo khó ở quê cho nên đành có lỗi với người bạn ấy chỉ có thể đem tấm lòng của mình ra đối đãi mà thôi. Dù nghèo khó như thế nhưng ta vẫn thấy ở đây một tình cảm đầy quý mến đó chính là tình bạn nhất là khi về già.

Cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến mẫu 3

Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.

Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.

Khách vãng lai đã xóa
uyennnn
Xem chi tiết
Tran My Quyen
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
27 tháng 11 2016 lúc 19:18

I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ,....)
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ của em về bài thơ
II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc

 
Lê Ánh
1 tháng 12 2016 lúc 19:40

I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ,....)
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ của em về bài thơ
II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc

Lê Ánh
1 tháng 12 2016 lúc 19:41

Dàn ý 2 :

Mở bài:- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc - Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. Thân bài:- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này): + Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: +Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Kết bài:- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Kaneki Ghoul
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
12 tháng 12 2018 lúc 19:12

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

Nguyễn Quỳnh Trang
12 tháng 12 2018 lúc 19:13

Bài làm Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). Phiên âm chữ Hán :                             Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,                             Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên ;                             Yên ba thâm xử đàm quân sự,                             Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Xuân Thuỷ dịch : Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nguyên văn bằng chữ Hán. Nếu chúng ta dịch nghĩa của bản phiên âm thì bài thơ ấy có thể như sau :              Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất,              Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân ;              Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,              Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Nhà thơ Xuân Thuỷ dịch Nguyên tiêu sang thơ tiếng Việt chuyển thành thơ lục bát, thể hiện khá tốt nội dung, ý nghĩa, nhưng đã làm hao hụt phần nào âm điệu và ngôn từ của bài thơ nguyên tác. Do đó, khi đọc bài thơ, ta cần cố gắng kết hợp bản dịch thơ với nguyên tác thì mới cảm nhận chính xác vẻ đẹp của thơ Bác. Bài Nguyên tiêu viết về đề tài tả cảnh thiên nhiên, rất gần với thơ Đường. Cả những hình ảnh, từ ngữ, âm diệu, vần điệu của bài thơ cũng vậy. Đọc bài thơ, lắng nghe âm điệu và thoáng qua các chất liệu tạo vật như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền... ta có cảm giác thơ của Bác Hồ giống thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm ngủ ở bến Phong Kiều), nhất là câu cuối của hai bài. Kết bài Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế viết : "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền". Hồ Chí Minh viết: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền", về vóc dáng, hai câu thơ gần giống nhau, nhưng về cốt cách, bản chất thì khác nhau một trời một vực. Nói khác đi, bài thơ Nguyên tiêu tuy sử dụng nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới. Bác làm thơ Đường nhưng không máy móc mà đầy sáng tạo. Mỗi bài thơ của Người thể hiện tài năng và tâm hồn, trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng hài hoà phong cách người nghệ sĩ ngày nay.                             Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,                             Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên ;                             (Rằm xuân lồng lộng trăng soi,                             Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) Hai câu thơ đầu vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng sáng quá, đẹp quá. Bầu trời cao rộng, thoáng đãng. Trăng tròn đầy. Cả không gian tràn ngập sức sống, trải mênh mang tường như không có giới hạn. Tất cả đều tươi trẻ, dào dạt cảnh xuân. Dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả dùng điệp từ "xuân" ba lần liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ có bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không: Xuân giang, xuân..., xuân thiên mang âm hưởng bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao. Nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn dùng ngòi bút chấm phá chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng, hài hoà thống nhất với nhau, đã tạo ra một bức tranh đêm rằm tháng giêng ớ chiến khu Việt Bắc năm 1948, vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy, là một cái nhìn, một cảm hứng, một phong thái binh tĩnh, ung dung, thanh thản của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ : Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền. (Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Vị trí cuộc họp ở đâu ? Ở "yên ba thâm xứ" tức là ở "trên khói sóng nơi sâu thẳm", bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là "cuộc kháng chiến thần thánh", có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não - những người chỉ huy kháng chiến - tài ba, huyền thoại này chăng ? Cuộc họp ấy đã bàn bạc, nhận định và quyết định những điều gì, chúng ta khống biết. Song điều chắc chắn chúng ta có thể tin được là cuộc họp ấy đã thành công rực rỡ, đem lại niềm vui, niềm tin cho mọi người. Do đó, lúc tan họp, mọi người ra về giữa đêm khuya, thấy trời như sáng ra, trăng như tròn hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cả câu thơ nguyên tác lẫn câu thơ dịch đều đẹp. Những chiến sĩ kháng chiến chống ngoại xâm như được ngồi trên ánh sáng, tắm trong ánh trăng. Tất cả, ánh trăng rằm trên bầu trời Tổ quốc, con thuyền trên dòng sông quê hương và những tướng lĩnh của cuộc kháng chiến, tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh đã hoà hợp với nhau, cùng toả sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân, trong niềm lạc quan và niềm tin chiến thắng. Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của đất nước thì bài "Nguyên tiêu" vừa nối tiếp vữa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thê hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niêm tin vững chắc ở sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ, người chiên sĩ - người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoe khoắn, trẻ trung. Nhờ đó, đêm rằm tháng giêng năm 1948 ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng...

 

Nguyễn Quỳnh Trang
12 tháng 12 2018 lúc 19:16

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, đồng thời là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học cách mạng. Bác đã sáng tác bài thơ “Rằm tháng giêng” ở Việt Bắc, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ chống thực dân Pháp.

Bằng ngòi bút trữ tình chứa chan tình cảm, nhà thơ đã gây xúc động cho người đọc, người nghe bằng những câu thơ miêu tả cảnh đẹp đêm trăng, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước sâu nặng một cách sinh động như sau:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân, 

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”

Bức tranh thiên nhiên thơ mộng trong bài thơ được bắt đầu bằng hình ảnh:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân, ”

Câu thơ như gợi cho em lòng yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên ở Việt Bắc: khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất trong đêm rằm tháng giêng. Từ “xuân” được lặp đi lặp lại đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời vào một đêm trăng. Hình ảnh này gợi cho em nhớ tới câu thơ tương tự của Bác khi vẽ cảnh đẹp này: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”

Những dòng thơ tiếp theo toát lên sự suy tư, trầm lắng:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”

Đọc đến đây, lòng em bỗng dâng lên niềm cảm phục, kính yêu đối với Bác. Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, một tiếng suôi trong chảy nghe như “tiếng hát xa”, hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng. Câu thơ thể hiện sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan ở vị lãnh tụ. Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế và dồi dào trước thiên nhiên, đất nước.

Phong thái ung dung, lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bạc việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa không gian của cảnh trời nước bao la dường như cũng ngập tràn ánh trăng. Phong thái ấy được toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung.

Đọc xong bài thơ với niềm cảm xúc dạt dào, em rất khâm phục lãnh tụ Hồ chí Minh vì qua bài “Rằm tháng giêng”, nhà thơ đã để lại cho đời những câu thơ tuy đơn sơ, giản dị nhưng giàu tình ý, giàu tính nghệ thuật độc đáo của thơ hiện đại nhưng rất đậm màu sắc cổ điển. Em càng khâm phục hơn nữa khi nhà thơ đã làm rung động người đọc, người nghe về hình ảnh của Bác, một nhà thơ có tâm hồn nghệ sĩ hoà hợp thống nhất với cốt cách của người chiến sĩ, vị lãnh tụ. 

Học tập phong cách sáng tác tài tình của Bác Hồ, chúng em càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để mong sao có thể để lại cho đời sau những câu thơ, câu văn làm đẹp cuộc đời, làm đẹp lòng người.

Nguyên Khôi
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 12 2021 lúc 19:38

Nếu là luyện nói em có thể tóm tắt phần cô giáo phân tích trên lớp rồi nói cũng được

Phan Thụy Bảo Quyên
Xem chi tiết
heliooo
15 tháng 12 2021 lúc 13:40

Tham khảo!

I/ Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ,....)

- Giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng

II/Thân bài :

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.

- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế

 

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

- Dưới ánh trăng, điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió,... trong đêm rằm đầu năm.

- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh, gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen, sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...

Giữa dòng bàn bạc việc quân

- Chuyển ý

- Trong khung cảnh nên thơ ấy, giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước, việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn "mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền, trăng tràn ngập khắp nơi, tràn cả không gian rộng lớn, vẫn chờ, vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu

- Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc

- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm, biết trân trọng vẻ đẹp của trăng

- Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ, ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn

III/ Kết bài :

Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp, hiểu thêm tấm lòng yêu dân, yêu nước, yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc

:)))
Xem chi tiết
:)))
19 tháng 3 2021 lúc 22:25

CỨU:((((((((( chỉ cần chỉ cho mình ba luận điểm cần chứng minh cx đc:((((((

Uyên trần
19 tháng 3 2021 lúc 22:36

tham khảo nhé !

Bài làm

Nhà văn Pháp Ana-ton - phrang - xo đã từng nói rằng đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người. Quả thật đúng như vậy, qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, ta đã gặp gỡ tâm hồn trân trọng tình bạn cao quý của ông. Với giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh, bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã ca ngợi một tình bạn chân thành, thắm thiết giữa nhà thơ và bạn. Điều đó được thể hiện ngay từ giây phút đầu tiên đón bạn. Câu thơ đầu tiên: "Đã bấy lâu nay, bác tới nhà" như một tiếng reo vui, hồ hởi, một lời chào đón thân mật của nhà thơ khi bạn quý lâu ngày tới chơi nhà, cách xưng hô "tôi - bác" thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng của tác giả. Ngay sau lời cháo đón, nhà thơ nghĩ đến việc mua những món ăn ngon về đãi bạn nhưng "Trẻ thời đi vắng", không ai để nhờ vả, sai khiến; "chợ thời xa" không thể ù một cái chạy ngay ra được. Không thể đi chợ, nhà thơ nghĩ đến việc tiếp đãi bạn bằng món gà, món cá - những món ăn ngon và không kém phần trang trong. Nhưng, cá thì "ao sâu nước cả", gà thì "vườn rộng rào thưa" không thể đánh bắt. Món ngon không có, Nguyễn Khuyến định tiếp đãi bạn bằng những món rau, dưa có sẵn trong vườn. Nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ cái gì cũng có: cải, cả, bầu, mướp nhưng chỉ ở dạng tiềm ẩn, tức chưa thể sử dụng ngay được. Tình huống "không - có" được sử dụng ngày càng tăng tiến kết hợp với các phó từ: chửa, mới, vừa, đang và phép liệt kê giúp ta hiểu đằng sau lời phân bua ấy là nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Cuối cùng, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt, Nguyễn Khuyến đã đặt tình bạn vào một tình huống trớ trêu để khẳng định 1 cái có: chính là tình bạn. Cụm từ "ta với ta" ở cuối bài thơ đã khẳng định một tình bạn thắm thiết, chân thành vượt lên mọi nghi lễ, vật chất tầm thường. "Ta với ta" là nhà thơ và bạn, là chủ và khách tuy hai mà một. Tình bạn của họ không cần mâm cao cỗ đầy, không cần rượu sớm trà trưa mà đó là một bữa tình cảm tinh thần dư thừa sự sang trọng. Qua đó, ta khẳng định nhận định của nhà văn Pháp Ana-ton - phrang - xo là vô cùng chính xác: đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.

Nguyễn Hằng Nga
3 tháng 9 2022 lúc 21:57

ko biết là muộn quá ko nhưng mà bạn cần làm rõ 3 luận điểm nhá

1. là tâm hồn của một người trân trong tình bạn tri kỷ

2. là tâm hồn của 1 con người có nếp sống thanh cao, gắn bó vs lao động, đồng quê

3. là tâm hồn của một bậc cao nhân, có những lúc đùa vui hóm hỉnh

 
Phạm Thị Bảo Linh
Xem chi tiết
Phạm Thị Bảo Linh
Xem chi tiết