Phân tích các bài thơ: Tĩnh dạ tứ, Bài ca côn sơn, buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra , bánh trôi nước, sông núi nước nam, qua đèo ngang, một thứ quà của lúa non: cốm, rằm tháng riêng
Bài 1: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Cổng trường mở ra,Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê, Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Côn Sơn ca, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng
cổng trường mở ra:
1. nghệ thuật
+lựa chọn hình thức tự bậc bạch như những dingf nhật lí của người mẹ nói với con
+sử dụng ngôn ngữ biểu cảm
2. nội dung
+những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con
+tâm trạng của người mẹ trước ngày đầu tiên con đi học
+vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và toàn xã hội
mẹ tôi:
1. nghệ thuật
+sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là En-ri-cô mắc lỗi với mẹ
+lồng trong câu chuyện 1 bức thư khắc họa người mẹ tận tụy giàu hi sinh
+lựa chịn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện nghiêm khắc của người cha đối với con
2. nội dung
+người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình
+tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người
cuộc chia tay của những con búp bê:
1. nghệ thuật:
+xây dựng được tình huống tâm lí
+lựa chịn ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" trong truyện kể câu chuyện của chính mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện 1 cách chân thật
+khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn ứng xử của người làm cha mẹ
+lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc
2. nội dung
+là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha làm mẹ phải suy nghĩ . Trẻ em cần phải được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc
nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ: sông núi nước nam và phò giá về kinh:
1. nội dung
+khẳng định chủ quyền dân tộc độc lập của nước Nam
+răn đe những kẻ thù
2. nghệ thuật
+được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc, bố cục chặt chẽ
+giọng thơ hào sả, mạnh mẽ, hình thức diễn đạt khô thúc và ngắn gọn. Đó chính là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam bằng thơ
minh chi biet gt nd va nt tu truyen cong truong mo ra tro di thoi
1/cong truong mo ra
-nt
+sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn xúc tích de tuyên bố nen doc lap cua dat nuoc
+don nen cam xuc trong minh nghieng ve nghi luan va trinh bay y kien
+lua chon ngon ngu gop phan the hien giong tho dong dac,hung hon ,danh thep
-nd
+the hien niem tin vao suc manh chinh nghia cua dan toc ta
+bai tho co the xem la ban tuyen ngon doc lap dau tien cua dan toc ta
2/cuoc chia tay cua nhung con bup be
-nt
+lựa chọn chi tiết chọn lọc cho ta thấy được tình cảm vô cùng sâu nặng ,thắm thiết của hai anh em thành và thúy ,nói đâu mà 2 anh em phải chịu là nỗi đau không đáng có
3/pho gia ve kinh
-nt
+su dung the tho ngu ngon tu tuyet duong luat co dong ham suc de the hien niemtu hao cua dan toc+co nhip tho phu hop voi viec tai hien lai nhung chien thang don dap cua nhan dan ta va viec bay to suy nghi cua tac gia
+su dung hinh thuc dien dat co duc , don nen cam suc vao ben trong tu tuong
-nd
+hao khi chien thang va khat vong ve mot dat nuoc thai binh thinh tri cua dan toc ta o thoi nha tran
4/banh troi nuoc
-nt
+van dung dieu luyen nhung quy tac cua tho duong luat
+sd ngon ngu cua tho binh di gan gui voi loi an tieng noi hang ngay voi thanh ngu va mo tiep dan gian
+sang tao trong viec xay dung hinh anh nhieu tang y nghia
-nd
+bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm ứng nhân đạo trong văn học viết viet nam duoi thoi phong kien ca ngoi ve dep pham chat cua nguoi phu nu dong thoi the hien long cam thuong sau sac doi voi than phan cua ho
/qua deo ngang
-nt
+sd the tho duong luat that ngon bat cu mot cach dieu luyen
+sd but phap nghe thuat ta canh goi tinh
+sang tao trong viec su dung tu layb tu dong am khac nghia goi hinh,goi cam
+sd nghệ thuật đối trong viec ta canh ta tinh
-nd
+bai tho the hien tam trang co don tham lang ,noi niem hoai co cua nha tho truoc canh vat deo ngang
6/ban den choi nha
-nt
+sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra niem vui dong cam
+lap y bat ngo
+vận dụng điêu luyện thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
-nd
+bai tho the hien mot quan niem ve tinh ban quan niem do van co gia tri trong cuoc song ngay nay
1. Trong bài văn : Cây tre tự kể về mình có 2 ý sau:
- Ở đâu tre cũng sống được, tre luôn gắn bó yêu thương nhau
- Tre luôn gắn bó với cuộc sống con người.
Hãy triển khai mỗi ý thành 1 đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ ( liên kết bằng câu)
2. Để chứng minh rằng thơ ca Việt nam đã ca ngợi cảnh non sông gấm vóc có thể phác thảo dàn ý như sau:
- Ca ngợi cảnh làng quê êm ả, thanh bình ( Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông)
- Ca ngợi cảnh Côn Sơn khoáng đạt, thanh tĩnh mà nên thơ ( Côn Sơn ca )
- Đèo ngang một vùng núi sông hoa cỏ tĩnh lặng mà trang nhã ( Qua Đèo ngang)
- Cảnh núi rừng Việt Bắc lung linh thơ mộng ( Nhớ rừng Việt Bắc )
- Ánh trăng rằm tháng giêng lồng lộng, tràn đầy trên sông ( Rằm tháng giêng )
Hãy dựa vào dàn ý trên , viết câu mở đoạn để liên kết cách phần với nhau.
I, nội dung ôn tập
1.cổng trường mở ra
2.mẹ tôi
3.cuộc chia tay của những con búp bê
4.sông núi nước nam
5.phò giá về kinh
6.bài ca côn sơn
7.bánh trôi nước
8.qua đèo ngang
9.bạn đến chơi nhà
10.xa ngắm thác núi lư
11.cảm nghĩ về đêm thanh tĩnh
12.ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
II, luyện tập
1,ôn tập
ôn: cổng trường mở ra,cuộc ct của những con búp bê,sông núi nước năm,qua đèo ngang
nếu tên tác giả,thể loại,hoàn cản sáng tác nội dung,nghệ thuật
2. qua đèo ngang,bánh trôi nước,sông núi nước nam,
-mỗi bài thơ viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng nêu các cảm nhận về
+ nêu cảm nhận về bài thơ
+Nêu cảm nhận về tâm trạng củ tác giả trong bài thơ qua đèo ngang
+Nêu cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong bài bánh trôi nước
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
tôi mong các bn ko làm như vậy
Nêu nội dung các tác phẩm: Tĩnh dạ tứ, Bài ca côn sơn, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Bánh trôi nước, sông núi nước Nam, Qua đèo ngang, Một thứ quà của lúa non: Cốm, rằm tháng riêng
Mọi người giúp mik vs
Ai nhanh tay mik tick
Tĩnh dạ tứ
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.
Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.
Nguyên văn chữ Hán: Tĩnh dạ tứHai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.
Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.
Bố cục bài thơ hết sức chặt chẽ, thể hiện tài năng của nhà thơ. Hai câu đầu diễn đạt ý: Ngỡ ánh trăng đầu giường là sương phủ trên mặt đất. Nghi là động từ liên kết ý của hai dòng thơ. Ngoài ra các động từ khác (cử, vọng, đê, tư) đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên kết các câu trong bài. Giữa các động từ có quan hệ chặt chẽ: Nghi (thị địa thượng sương) – Cử (đầu) – vọng (minh nguyệt)Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.
Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đượcsống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:
Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh tam
(Thuật hứng - Bài 19)
Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Trích Côn Sơn ca).
Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.
Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?
Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?
Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.
Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!
Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yến hà nặng vay then
(Thuật hứng - Bài 24)
Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:
Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,
Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan
(Quốc Âm thi tập - Bài 160)
Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.
Nội dung bài thơ Côn sơn ca của Nguyễn Trãi
.
Bài ca Côn Sơn mở ra một khoảng không xanh tươi, trong trẻo, mát mẻ. Núi rừng hùng vĩ nhưng không bí ẩn, xa cách. Thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thủy mà thật ấm áp, thân tình.
Con người đến đó không lắng nghe, nhìn ngắm bằng tai thường, mắt thường mà bằng cái tâm đã lọc sạch bụi bẩn và rộng mở. Nhờ trống không và rộng mở nên đã tiếp nhận được toàn bộ cái "chân" của tạo vật.
Thiên nhiên là một thế giới riêng có tâm hồn. Đem cái tâm của mình hòa đồng cùng vạn vật, Nguyễn Trãi đã vận dụng được nguyên lý "vạn vật đồng nhất thể" của triết học phương Đông để vui niềm vui khám phá và phát hiện.
Côn Sơn thực sự trở thành ngôi nhà thân thuộc khi nhà thơ nghe được tiếng nói của suối, đá, thông, trúc, có thể cùng nhau trò chuyện, cảm thông, có thể lấy nó làm đàn cầm, làm đệm chiếu êm mượt, làm lọng biếc che mát để nằm nghỉ ngơi, làm tấm bình phong xanh để ngồi bên ngâm vịnh. Thiên nhiên luôn hào phóng dành sẵn những hương sắc, thanh âm, xúc cảm giản dị mà diệu kỳ đối với ai biết mở rộng giác quan của tâm hồn trước nó. Khi con người mở cửa tâm hồn, thiên nhiên cũng mở cửa kho tàng vô tận. Giọng thơ thật hào hứng khi nói "Côn Sơn có suối", "Côn Sơn có đá", "trong núi có thông", "trong rừng có trúc".
Giàu có biết bao! Ta là một phần trong tất cả, và tất cả cũng chính là ta! Thực hiện được sự hội nhập lớn lao này, con người đã mang được cái hồn vũ trụ, sự phong phú và vĩnh cửu của vũ trụ. Cũng từ đó giải phóng khỏi mọi loại tù ngục của qui ước, giáo điều, thiên kiến trong cách nhìn, cách nghĩ thông thường để dùng con mắt nhìn của trẻ thơ ghi nhận cảnh vật và tái hiện lại trong một thế giới thơ trong trẻo mà quyến rũ lạ thường.
viết một trong số các bài thơ sau:
a) Sông núi nước nam
b) phò giá về kinh
c) buổi triều đứng ở phủ thiên trường trông ra
đ) bài ca côn sơn
e) sau phút tria li
f) bánh trôi nước
g) qua đèo ngang
h) bạn tới chơi nhà
a) Sông núi nước Nam
Nguyên bản : Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Tiệt nhiên định phần tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !
Dịch : Sông núi nước Nam vua Nam ở.
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời !
#) Chúc bn học tốt :D
cần thiết bảo mk viết thêm cg đc !
(BÁNH TRÔI NƯỚC)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chim với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bài thơ nào sau đây không thuộc nội dung yêu nước chống ngoại xâm, lòngtự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình ? *
A. Qua Đèo Ngang.
B. Sông núi nước Nam.
C. Phò giá về kinh.
D. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ
* Tác phẩm:
1. Sau phút chia li (trích dịch Chinh phụ ngâm khúc)
2. Qua Đèo Ngang
3. Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) (trích dịch thơ)
4. Tiếng gà trưa
5. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)
6. Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
* Thể thơ:
a. Lục bát
b. Tuyệt cú Đường luật
c. Song thất lục bát
d. Bát cú Đường luật
e. Các thể thơ khác ngoài các loại trên
Cảm hứng chủ đạo của thơ trung đại Việt Nam chính là cảm hứng yêu nước qua các bài thơ"Sông Núi Nước Nam'',"Phò Gía Về Kinh'',"Buổi Chiều Đứng Ở Phủ Thiên Trường Trông Ra.Em hãy làm sáng tỏ điều đó