Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
25 tháng 12 2016 lúc 19:41

Lão Hạc

Tóm tắt:
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình với ***** Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua ngày. Sau trận ốm dai đẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt lương tâm mình khi quyết định bán đi ***** Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Lão Hạc xin ít bã chó của Binh Tư. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá. Rồi lão chết đột ngột, dữ dội và đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư.Nội dung: ​​​Khắc họa thành công nhân vật Lão Hạc: Nghèo đói nhưng nhân hậu, tự trọngTấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân trong xã hội cũ

​ 3.​Nghệ thuật:

Nghệ thuật kể chuyện: dẫn dắt, tạo tình huống, gỡ nút… Bút pháp khắc họa nhân vật Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảmDiễn biến câu chuyện được kể bằng nhân vật “tôi” ( ông giáo). Tác phẩm có thể vừa tự sự vừa trữ tình, đặc biệt có khi hòa lẫn những triết lí sâu sắc
Minh Ngân
14 tháng 9 2017 lúc 20:21

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một ***** Vàng. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại " cậu Vàng ". Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy, bị ốm một trận khủng khiếp và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. Lão mang tiền dành dụm được gửi cho ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão bỗng chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.

Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Dung Phạm
24 tháng 12 2016 lúc 22:26

LÃO HẠC

*Tóm tắt

-LH là 1 ng nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai vì k lấy đc vợ nên bỏ đi đồn điền cao su

-Lão sống 1 mk vs con chó

-Lão ốm 2 tháng 18 ngày nên k làm đc việc nặng, làng lại hết việc nên phả bán cậu vàng

-Lão gửi ông giáo 30đ nhờ hàng xóm lo ma chay và nhờ ông trông coi mảnh vườn cho con trai

-Cuối cùng lão ăn bả chó tự tử

*Nội dung

-Số phận đau thương và phẩm chất cao đẹp của ng nông dân trc cách mạng tháng 8

-Tố cáo, phê phán chế độ xã hội, đẩy ng lương thiện đến cái chết

-Tấm lòng yêu thg trân trọng đvs ng nông dân của nhà văn

 

Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Hắc Hàn Thiên Mon
Xem chi tiết
Đức Lợi
Xem chi tiết
BW_P&A
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
28 tháng 12 2016 lúc 19:22
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
Nguyễn Thị Bú Đít
3 tháng 11 2021 lúc 14:42

1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng

Lê Thị Kim Ánh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 10 2021 lúc 20:17

3 nhân vật trong 1 đoạn văn á em?

Nguyen Minh Thuan
Xem chi tiết
Lê Nguyên
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 10 2016 lúc 19:55

a)Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.

b)Đoạn trích được bố cục theo mạch tự truyện của nhân vật "tôi". Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ đi tha phương cầu thực ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Người cô cứ xoáy vào cậu bé Hồng những lời cay độc. Rồi mẹ cậu bé cũng về thật. Cậu nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc của tình mẫu tử.

c)Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

d)Lão Hạc là người hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với con chó vàng - kỉ vật của con trai lão để lại. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ. Quyết không xâm phạm vào mảnh vườn để dành cho con, lão bán con chó, tự trù liệu đám ma của mình và tự tử bằng bả chó.

e)Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Ngồi nép vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, em được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết cả bao để được gần gũi bà em. Em đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.