sưu tầm 5 ví dụ về lối nói chơi chữ
Sưu tầm 5 ví dụ về lối nói chơi chữ (dùng cách điệp âm)
Dùng cách điệp âm:
VD:nhẻ nhè nhe,nhan nhàn nhạt
sưu tầm 3 ví dụ có sử dụng điệp ngữ 3 ví dụ có sử dụng chơi chữ
Thế nào là chơi chữ? Hãy tìm một số ví dụ về các lối chơi chữ.
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
(Tú Mỡ)
- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
Hãy cho 1 số ví dụ về các lối chơi chữ như sau:
1) Dùng từ ngữ đồng âm
2) Dùng lối nói trại âm( gần âm)
3) Dùng cách điệu âm
4) Dùng lối nói lái
5) Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
1) Dùng từ ngữ đồng âm :
Bà già ra chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thấy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
4) Dùng lối ns lái :
-Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá, Ba con...
-Một thầy giáo tháo giày, Hai thầy giáo tháo giày, Ba thầy giáo...
a + b + d)
- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
(Tú Mỡ)
Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.
- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
(Tú Mỡ)
Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần
=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,
Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá
+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.(Phạm Hổ)Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :
+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ
+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.
c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
sưu tầm ví dụ về đối xứng trục và tâm Mọi người giúp mình với ạ
Vd là Hình chữ nhật là có cả đối xứng trục và đối xứng tâm
Hình vuông cũng vậy
Hình thang cân thì có đối xứng trục nhưng không có đối xứng tâm
Ví dụ sau đã dùng lối chơi chữ nào:
“Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương”
A. Dùng từ ngữ đồng âm.
B. Dùng lối nói trại âm (gần âm).
C. Dùng cách điệp âm.
D. Dùng lối nói lái.
Mk cần gấp, cảm ơn ạ!!
Nêu các lối chơi chữ thường gặp
Kèm ví dụ
- các lối chơi chữ thường gặp là
+ dùng từ ngữ đồng âm
+dùng lối nói trại âm (gần âm)
+dùng cách điệp âm
+dùng lối nói lái
+dùng từ ngữ trái nghĩa , đồng nghĩa, gần nghĩa
vd: lính lệ
leo lên lầu lấy lưỡi lê
lấy lộn lại leo lên
lấy lại :))
-dùng từ ngữ đồng âm
bạn vàng chơi với bạn vàng
đừng chơi bạn vện, ra đàng cắn nhau
-điệp âm
mênh mông muôn mâu một màu mưa
mỏi mắt miên mang mãi mịt mờ
mộng mị mỏi mòn mai một một
mĩ miều mai mắn mây mà mơ
-nói lái
điệp ơi! lan cắt tóc
đi bán cóc tắc đây
-dùng từ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa
trái nghĩa
ngọt thơm sau lớp vỏ gai
quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
mời cô mời bác ăn cùng
sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà
đồng nghĩa
+trồng môn trước cửa
bắt ốc sau nhà
Câu 1 : Sưu tầm ca dao, tục ngữ, châm ngôn về lời nói
Câu 2 : Cho ví dụ 2 tình huống hoặc tiểu phẩm về lời nói
các bạn giúp mình nhanh nha, mai lớp mình có tiết dự giờ bài này
Câu 1:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Câu 2:
Lớp có phong trào đôi bạn cùng tiến.Quang xung phong giúp đỡ bạn Minh trong học tập.Nhưng thực ra Quang toàn làm bài hộ Minh và cho Minh chép bài của mình
Tích cho mình nha !